Bảng 4.7 Diện tích, năng suất, sản lượng của hộ theo trình độ kỹ thuật

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lạc của hộ nông dân xã diễn thành, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 48 - 54)

Bảng 4.1 Tình hình sản xuất vụ xuân ở xã Diễn Thành qua các năm

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Cây ngô 12.32 4.25 9.5 3.30 8.5 3.00 Cây lạc 168.35 58.13 172.54 59.98 169.7 59.88 Lúa xuân 77.35 26.70 76.29 26.52 77.12 27.21 Dưa đỏ 15.31 5.28 11.12 3.87 10.1 3.56 Rau muộn 0.5 0.17 2.67 0.93 1.5 0.53 Rau muống 13.1 4.52 14.24 4.95 15.6 5.50 Cỏ voi 2.75 0.95 1.3 0.45 0.9 0.32 Tổng 289.68 100 287.66 100 283.42 100

Nguồn: ban thống kê xã Diễn Thành

Từ bảng 4.1 ta thấy, trong sản xuất vụ xuân thì lạc là cây trồng chính, với gần 60% trong cơ cấu diện tích gieo trồng của vụ xuân. Sở dĩ như vậy vì vụ này thời tiết rất thuận lợi cho việc sản xuất lạc. Một phần nhỏ diện tích lạc được gieo trồng ở vụ đông, mục đích chính là cung cấp giống cho sản xuất vụ xuân ở năm tiếp theo.

•Cải tạo đất

Ngoài giá trị kinh tế của cây lạc đối với ngành công nghiệp ép dầu, công nghiệp thực phẩm và chăn nuôi, lạc còn có ý nghĩa to lớn đối với việc cải tạo đất do khả năng cố định đạm của nó.

cây họ đậu khác, rễ lạc có thể tạo các nốt sần do vi sinh vật cộng sinh cố định đạm hình thành, đó là Rhizobium vigna. Nó có thể tạo ra các nốt sần ở cây lạc lớn hơn cây họ đậu khác, vì vậy mà khả năng cố định đạm cao hơn. Theo nhiều tác giả, lượng đạm cố định của lạc có thể đạt 70-100kg đạm/ha/vụ. Chính nhờ khả năng cố định này mà hàm lượng protein ở hạt và các bộ phận khác của cây cao hơn nhiều loại cây trồng khác. Cũng nhờ khả năng cố định đạm này, sau khi thu hoạch, thành phần hóa tính của đất được cải thiện, lượng đạm trong đất tăng.

4.1.2 Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của xã

Bảng 4.2 Diện tích, năng suất, sản lượng lạc của xã giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tốc độ phát triển (%)

2012/2011 2013/2012 Bình quân

Diện tích (ha) 179.28 180.76 177.47 100.82 98.18 99.49

Sản lượng (tấn) 459.71 469.98 539.5 102.23 114.79 108.33

Năng suất (tấn/ha) 2.56 2.6 3.04 101.56 116.92 108.97

Nguồn: ban thống kê xã Diễn Thành

Qua bảng 4.2 ta thấy trong 3 năm qua diện tích gieo trồng lạc ở xã Diễn Thành có biến động nhưng lượng biến động không đáng kể. Năm 2012 diện tích gieo trồng lạc trên địa bàn toàn xã là 180,76ha tăng 0,82% so với năm 2011, nhưng đến năm 2013 thì diện tích gieo trồng lạc lại giảm đi 0,82% so với năm 2012 nguyên nhân là do ở một số xóm (xóm 6, xóm 4) các hộ nông dân chuyển đổi một số đơn vị diện tích gieo trồng lạc sang trồng cây dưa hấu vì đất đai ở những xóm này đặc biệt thuận lợi cho trồng cây dưa hấu và dưa hấu được giá ở mùa vụ năm 2012. Tốc độ phát triển bình quân toàn giai đoạn là 99,49%.

Trong giai đoạn này, sản lượng và năng suất lạc thu được ở xã đều tăng qua các năm. Đặc biệt trong năm 2013 tuy diện tích gieo trồng có giảm nhẹ nhưng sản lượng lạc thu được lại tăng đáng kể , tăng 14,79% so với năm 2012 tương ứng với lượng giá trị tăng là 69,52 tấn, năng suất đạt 3,04 tấn/ha tăng 16,92% so với năm 2012, có được điều này là trong năm vừa qua, thời tiết diễn ra rất thuận lợi cho sản xuất lạc từ lúc gieo trồng đến lúc thu hoạch, mặt khác các hộ nông dân sản xuất lạc biết cách đầu tư đúng mức và chăm sóc một cách hợp lí. Tốc độ phát triển bình quân của giai đoạn này về mặt sản lượng là 108,33% và về mặt năng suất là 108,97%. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng cho ngành sản xuất lạc của xã Diễn Thành, từ đó giúp các hộ nông dân mạnh dạn đầu tư, tiếp tục sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất lạc.

Bảng 4.3 Tình hình gieo trồng lạc tại các xóm Xóm 2011 2012 2013 Diện tích (ha) CC (%) Diện tích (ha) CC (%) Diện tích (ha) CC (%) Xóm 1 19.01 10.60 19.2 10.62 19.02 10.71 100.26 Xóm 2 12.77 7.12 13.34 7.38 13.34 7.52 100.02 Xóm 3 8.67 4.84 8.84 4.89 8.9 5.01 101.31 Xóm 4 8.79 4.90 9.48 5.24 9.42 5.31 103.50 Xóm 5 13.03 7.27 13.18 7.29 13.1 7.38 100.26 Xóm 6 20.34 11.34 18.89 10.45 18.84 10.62 96.23 Xóm 7 16.36 9.12 16.44 9.10 16.52 9.31 100.48 Xóm 8 16.99 9.48 17.45 9.65 17.04 9.60 100.14 Xóm 9 24.41 13.62 24.85 13.75 23.85 13.44 98.85 Xóm 10 15.23 8.50 16.29 9.01 16.39 9.24 103.74 Xóm 11 23.62 13.18 22.80 12.61 21.05 11.86 94.4 Tổng 179.28 100 180.76 100 177.47 100 99.50

Nguồn: ban thống kê xã Diễn Thành

Qua bảng 4.3 ta thấy, lạc được gieo trồng ở tất cả các xóm thuộc xã Diễn Thành, trong đó xóm 9 là xóm có diện tích trồng lạc lớn nhất trong cả xã với hơn 13,4% ở tất cả các năm, tiếp đến là xóm 11, xóm 6 và xóm 1. Xóm 3 và xóm 4 là hai xóm có diện tích gieo trồng lạc ít nhất trong cả xã, nguyên nhân là vì ở xóm 3 chủ yếu là diện tích đất trồng lúa, diện tích đất trồng hoa

màu chỉ chiếm một phân không đáng kể. Còn ở xóm 4, do điều kiện đất đai đặc biệt thích hợp cho việc trồng cây dưa hấu, mặt khác năng suất và lợi nhuận mà cây dưa hấu mang lại cao hơn cây lạc nên các hộ nông dân ở đã chuyển diện tích gieo trồng lạc sang diện tích gieo trồng cây dưa hấu từ các năm trước đó. Đáng chú ý là ở xóm 6 và xóm 11, tốc độ phát triển bình quân về diện tích gieo trồng lạc trong giai đoạn này chỉ đạt 96.23% và 94.4%, nguyên nhân là do các hộ nông dân chuyển từ trồng lạc sang trồng cây dưa đỏ vì nhận thấy hiệu quả mà cây dưa đỏ mang lại cao hơn so với cây lạc.

4.1.3 Tình hình tiêu thụ lạc của xã Diễn Thành

Tiêu thụ sản phẩm đầu ra đem lại thu nhập là rất quan trọng với bất kì ngành sản xuất nào. Với đặc tính sinh học và giá trị dinh dưỡng của hạt lạc nên hộ nông dân trong xã sản xuất lạc ra để bán là chủ yếu, chỉ giữ lại một phần để làm giống và tiêu dùng trong gia đình (khoảng 10%-15%). Số lạc của hộ nông dân được bán ra thị trường phải thông qua tư thương ở tại nhà mình là chủ yếu. Hợp tác xã không có bất kì hoạt động dịch vụ nào góp phần tiêu thụ lạc cho hộ nông dân. Các thông tin về giá cả của hộ nông dân do chính tư thương cung cấp nên trong khi bán lạc nông dân thường bị ép giá. Thực tế giá bán lạc của nông dân chênh lệch khá nhiều so với giá mua vào của các đại lý thu gom lớn để chuyển đi.

Một thực tế nữa là giá bán lạc của hộ nông dân ở đầu vụ và cuối vụ có sự chênh lệch nhau khá lớn. Đầu vụ bao giờ giá bán cũng rẻ hơn cuối vụ, mặt khác đầu vụ tư thương còn đòi hỏi lạc đẹp. Biết là thế nhưng vì đòi hỏi đầu tư cho sản xuất vụ tiếp theo và nhu cầu sinh hoạt của gia đình cho nên nhiều hộ nông dân phải bán ngay từ đầu vụ, chỉ có một số gia đình khá còn lạc để bán cuối vụ. Từ đó dẫn đến sự thiệt thòi lớn về giá cả của nông dân đặc biệt là những gia đình nông dân gặp khó khăn trong xã.

Lạc của hộ nông dân sản xuất ra được các đại lý thu gom mua sau sau đó chuyển đến các công ty chế biến để xuất khẩu. Hiện nay trong toàn huyện chưa

có một công ty nào đủ thẩm quyền để xuất khẩu lạc và các cơ sở chế biến cũng chưa có, do đó giá lạc ở hộ nông dân tháp hơn giá trị xuất khẩu rất nhiều. Đây cũng là một thiệt thòi lớn đối với nông dân sản xuất lạc trong vùng.

Sơ đồ 4.1 Kênh thị trường tiêu thụ lạc ở hộ nông dân xã Diễn Thành 4.2 Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc của các hộ nông dân xã Diễn Thành

4.2.1 Điều kiện sản xuất lạc của các hộ điều tra

Như các địa phương khác từ sau nghị quyết 10 của Bộ chính trị, hộ nông dân ở xã Diễn Thành đã được trao quyền sử dụng đất lâu dài, chính thức được gọi là đơn vị kinh tế tự chủ. Cùng với những chính sách kinh tế mới khác của Nhà nước, kinh tế hộ ở Diễn Thành ngày càng một phát triển.

Tuy nhiên đối với kinh tế hộ nông dân trong điều kiện sản xuất hàng hóa hiện nay đang nổi cộm lên một vấn đề là diện tích đất cho sản xuất của các hộ nông dân ở đây còn quá manh mún có hộ chỉ có 4,5 sào nhưng có tận 7 thửa ruộng, diện tích đất bình quân đầu người không cao và ngày càng giảm đi.

Tình hình chung của các hộ điều tra có ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư, kết quả và hiệu quả sản xuất của cây trồng nói chung và của cây lạc nói riêng. Chúng tôi tiến hành điều tra theo 3 nhóm hộ: nhóm hộ có quy mô sản thấp (<= 2 sào) chiếm 20%, nhóm hộ có quy mô trung bình (2-4 sào) chiếm 30%, nhóm hộ có quy mô lớn (>=4 sào) chiếm 50%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người thu gom

Hộ nông dân Người tiêu

dùng

Bảng 4.4 Đặc điểm chung của các hộ điều tra

Diễn giải ĐVT Chung Trong đó

QM nhỏ QMTB QM lớn Tổng hộ điều tra 1 Thông tin chủ hộ -Tuổi BQ Tuổi 50,18 40,3 48,87 54,92 -Trình độ học vấn % - Cấp 3 % 44 70 60 24 - Cấp 2 % 30 20 6,7 48 - Cấp 1 % 26 10 33,3 28 -Chủ hộ là nam % 76 50 73,3 88 -Chủ hộ là nữ % 24 50 26,7 12 -Tính chất hộ - Thuần nông % 90 100 80 88 - Hộ kiêm % 10 0 20 12 2 Nhân khẩu-lao động -Số khẩu BQ/hộ 6,32 4,9 6,07 7,04 -Số lao động BQ/hộ 4,62 3,5 4,67 5,04

3 Số năm kinh nghiệm TB Năm 28,28 17,6 27,47 33,04

4 Thu nhập BQ/hộ Tr.đ

- Thu từ nông nghiệp Tr.đ 25,64 16,3 24 30,36

- Nguồn thu khác Tr.đ 90,92 68 93,73 98,4

5 Diện tích lạc BQ/hộ Sào 3,49 1,65 3,03 4,5

Nguồn: tổng hợp phiếu điều tra

Qua bảng ta thấy tuổi bình quân chung của mẫu điều tra là 50,18 tuổi, trong đó tuổi trung bình ở nhóm hộ có quy mô thấp là 40,3 tuổi, của nhóm hộ có quy mô trung bình là 48,87 tuổi và của nhóm hộ có quy mô lớn là 54,92 tuổi. Tuổi bình quân của chủ hộ có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế hộ gia đình. Trình độ văn hóa cũng ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của hộ. Trong 50 hộ được điều tra thì không có hộ nông dân nào không biết chữ, số hộ có trình độ học vấn cấp 3 chiếm đến 44% trong khi đó trình độ văn hóa cấp 1 chỉ chiếm 26%, đây là điều kiện khá thuận lợi để các hộ gia đình tiếp cận với kỹ thuật mới thông qua sách ,báo. Ở nhóm hộ có quy mô lớn trình độ học vấn cấp 3 chỉ chiếm 24%, trong khi đó ở nhóm hộ có quy mô thấp là 70%. Số lao động

bình quân/hộ là 4,62, đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi cho sản

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lạc của hộ nông dân xã diễn thành, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 48 - 54)