Bảng 4.1 Tình hình sản xuất vụ xuâ nở xã Diễn Thành qua các năm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lạc của hộ nông dân xã diễn thành, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 40 - 48)

180.76 177.47 181.15 100.10 1.2 Đất lâm nghiệp 27.76 26.85 27.30 99.16 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 6.96 6.25 6.65 99.17

2 Đất phi nông nghiệp 191.38 196.95 206.47 103.87

2.1 Đất ở 65.83 66.77 68.05 103.38

2.2 Đất chuyên dùng 103.13 107.39 115.54 112.03

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 1.63 1.4 1.35 91.01

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 7.26 7.26 7.26 100

2.5 Đất sông suối và mặt nước

chuyên dùng 13.53 14.13 14.27 102.70

3 Đất chưa sử dụng 16.15 14.61 12.32 76.28

Nguồn:ban thống kê xã Diễn Thành 3.1.2.2 Dân số, lao động và việc làm

Dân số

Ngoài đất đai thì dân số lao động cũng là một yếu tố quan trọng trong mọi quá trình sản xuất và càng quan trọng hơn trong sản xuất nông nghiệp khi mà mức độ áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất của người nông dân

còn hạn chế, chủ yếu dựa vào sức người và những hiểu biết thực tế trong quá trình lao động. Qua bảng 3.3 cho thấy dân số của xã có xu hướng tăng lên qua các năm. Tốc độ phát triển đạt 101,02% tính đến năm 2013, toàn xã có

nhân khẩulà 11428 đạt mật độ dân số trung bình là 1965 người/km2 cao hơn

so với mật độ bình quân trong huyện và trong tỉnh, dân cư phân bố khá đồng đều ở các xóm.

Bảng 3.3 Tình hình nhân khẩu và lao động tại xã Diễn Thành 3 năm qua

TT Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013

1 Nhân khẩu

Số đầu năm Khẩu 11.086 11.194 11.314

Số cuối năm Khẩu 11.194 11.314 11.428

2 Hộ gia đình Số đầu năm Hộ 2.358 2.423 2.498 Số cuối năm Hộ 2.423 2.498 2.565 3 Lao động Số đầu năm LĐ 5.954 5.972 6.030 Số cuối năm LĐ 5.972 6.030 6100

Nguồn : ban thống kê xã Diễn Thành

Lao động và việc làm

Tính đến tháng 12/2013, dân số trong độ tuổi lao động của xã là 7.168người chiếm 62,72% dân số toàn xã. Lực lượng lao động có 6100 người chiếm 53.37% dân số. Số lao động được đào tạo , tập huấn 1.860 người chiếm 30,49% lực lượng lao động toàn xã.

Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế của xã năm 2013 là 5942 người chiếm 97,41% lực lượng lao động. Trong đó tỷ lệ lao động nông- lâm-ngư tuy giảm nhưng vẫn ở mức cao, năm 2013 chiếm gần 65% tổng số lao động việc làm.

3.1.2.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của xã Diễn Thành trong 3 năm qua

Cùng với xu thế đổi mới kinh tế của cá nước, trong 3 năm qua nền kinh tế xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu cũng đã có những thay đổi tích cực. Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng của xã có chiều hướng tăng lên.

Qua bảng 3.5 cho thấy tổng giá trị sản xuất kinh tế của xã qua 3 năm đều tăng. Nông nghiệp là hoạt động sản xuất chính trong nền kinh tế nhưng giá trị sản xuất của tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ lại chiếm tỷ trọng lớn hơn, do là xã thuộc vùng ven biển nên khu du lịch biển trong mấy năm gần đây được xã nâng cấp. Năm 2011 giá trị sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp của xã đạt 58.340,35 triệu đồng chiếm 31,89%, năm 2012 đạt 197.683 triệu đồng chiếm 31,15%, năm 2013 đạt 66.126,9 triệu đồng chiếm 30,59%. Như vậy có thể thấy , qua các năm cơ cấu ngành nông-lâm-ngư có sự tăng giảm nhưng không đáng kể. Tuy nhiên , giá trị đóng góp vào tổng giá trị sản xuất kinh tế của xã vẫn không ngừng tăng lên. Điều này cho thấy sản xuất nông nghiệp của xã đang được quan tâm , nhưng vẫn giữ nguyên cơ cấu thành phần kinh tế ưu tiên hơn cho tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Bảng 3.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Diễn Thành trong 3 năm qua Chỉ tiêu 2011 2012 2013 TĐPTBQ Giá trị (tr.đ) CC (%) Giá trị (tr.đ) CC (%) Giá trị (tr.đ) CC (%) Tổng GTSX 182919.0 100 197683 100 216185. 3 100 108.7

Nông –lâm -ngư 58340.35 31.89 61578.7 31.15 66126.9 30.59 106.5

-Trồng trọt 32589.1 55.8 6 34728.1 56.4 0 38271.7 57.88 108.4 -Chăn nuôi 19367.1 33.2 20245.9 32.8 8 21147 31.98 104.5 -Ngư nghiệp và NTTS 5973.6 10.2 4 6152.93 10 6208.6 9.38 101.9 -Lâm nghiệp 410.25 0.70 450.37 0.72 500 0.76 110.4 TTCN-DV 124578.6 5 68.1 1 136104. 3 68.5 8 150058. 4 69.41 109.8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: ban thống kê xã Diễn Thành

Trong thành phần Nông- Lâm-Ngư nghiệp thì giá trị sản xuất các ngành trồng trọt và chăn nuôi luôn chiếm giá trị đóng góp cao và tăng qua các năm. Cụ thể là giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2011 là 32.589,1 triệu đồng chiếm 55,86% giá trị sản xuất nông-lâm-ngư, đến năm 2013 đã tăng lên đến 38.271,3 triệu đồng chiếm tới 57,98% giá trị sản xuất ngành nông lâm ngư, tốc độ phát triển bình quân toàn giai đoạn là 108,36%. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2011 đạt 19.367,1 triều đồng chiếm 33,22 giá trị sản xuất nông-lâm-ngư thì đến năm 2013 con số đó đạt 21.147 triều đồng. Tốc độ phát triển bình quân của ngành chăn nuôi trong giai đoạn này là 104,50%.

Đây là kết quả biểu dương của việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, thâm canh tăng vụ trong sản xuất và công tác phòng dịch có hiệu quả. Tuy sản xuất nông nghiệp trong 3 năm qua có chiều hướng giảm do kế hoạch sử dụng đất hợp lí của huyện đưa xuống chuyển dịch dần đất nông

nghiệp sang phi nông nghiệp phục vụ cho việc xây dựng các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng, song nhờ áp dụng tiến bộ mới trong sản xuất và tiến tới sản xuất nông nghiệp hàng hóa nên giá trị sản xuất nông nghiệp không những giảm mà còn có chiều hướng tăng qua các năm.

Ngành ngư nghiệp và NTTS của xã trong 3 năm qua cũng có chiều hướng tăng lên. Năm 2011, giá trị sản xuất của ngành đạt 5.973,6 triệu đồng chiếm 10,24% giá trị sản xuất ngành nông lâm ngư nghiệp, đến năm 2013 giá trị sản xuất của ngành đạt 6208,6 triệu đồng chiếm 9,38%. Sự tăng lên này do địa hình xã thuộc khu vực ven biển thuận lợi cho ngư nghiệp và NTTS, bên cạnh đó nhận thấy được tiềm năng của xã nên UBND huyện đã có những chính sách cùng cũng như hỗ trợ việc khai thác và sản xuất ngành này.

Lâm nghiệp tuy không phải là thế mạnh của xã song cũng đang được UBND xã quan tâm, thứ nhất là để phòng hộ chắn cát biển lấn, thứ 2 là phục vụ cho sản xuất.

Qua bảng có thể thấy rằng hiện nay chủ trương theo kế hoạch sử dụng đất của huyện thì đã có chuyển dịch cơ cấu ưu tiên hơn về tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chiếm phần lớn, tốc độ phát triển khá nhanh. Năm 2011 giá trị sản xuất của ngành đạt 124.578,65 triệu đồng chiếm 68,11% giá trị sản xuất của xã, năm 2012 giá trị sản xuất của ngành đạt136.104,3 triệu đồng chiếm 68,85% giá trị sản xuất của xã. Đến năm 2013 tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đã chiếm đến 69,41% giá trị sản xuất của xã với tổng giá trị đạt 150.058,4 triệu đồng. Tốc độ phát triển bình quân của ngành đạt 109,75%.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1Phương pháp thu thập số liệu

* Số liệu thứ cấp

Số liệu thông tin thứ cấp bao gồm:tình hình sản xuất lạc của Việt Nam, Nghệ An và xã Diễn Thành trong những năm qua, tình hình tự nhiên, kinh tế

xã hội của xã Diễn Thành. Số liệu được tthu thập qua niên giám thống kê, báo cáo tổng kết của địa phương. Ngoài ra, để có đủ nguồn số liệu đề tài còn phải tham khảo thêm từ nhiểu nguồn thông tin khác nhau: sách, báo, internet, tạp chí, báo cáo, luận văn của các học viên, nghiên cứu sinh về hiệu quả kinh tế sản xuất lạc.

* Số liệu sơ cấp

Để có thể đánh giá về hiệu quả kinh tế sản xuất lạc và có những tư vấn xác đáng cho người nông dân về mức đầu tư chi phí hợp lý. Tiến hành điều tra 50 hộ đại diện cho mức đầu tư chi phí sản xuất với tiêu thức phân nhóm : quy mô sản xuất (<2 sào, 2-4 sào; >=4 sào), kinh nghiệm sản xuất lạc và giống lạc sử dụng trong quá trình sản xuất ( sen lai Nghệ An, L14). Quá trình điều tra hộ nông dân về tình hình sản xuất, đầu tư chi phí về các giá cả vật tư, giá cả vật tư, giá bán sản phẩm của các hộ nông dân. Nội dung điều tra bao gồm các phần:

- Thông tin cơ bản của hộ.

- Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở các vụ.

- Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng khác. - Đầu tư chi phí cho sản xuất lạc và một số cây trồng khác. - Tình hình tiêu thụ lạc.

- Những khó khăn và thuận lợi.

3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu chủ yếu được xử lý bằng phần mềm excel, tính toán những chỉ tiêu số tuyệt đối, tương đối và bình quân phản ánh quy mô, năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế sản xuất lạc của các hộ nông dân.

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

(1) Phương pháp thống kê mô tả

Trên cơ sở tài liệu đã được tổng hợp thành các nhóm theo loại hình, sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lạc của các hộ nông dân.

(2) Phương pháp phân tổ thống kê

Căn cứ vào số mẫu điều tra dựa trên các mức đầu tư chi phí khác nhau, tiến hành điều tra và phân tổ hộ nông dân theo các tiêu chí như: theo mức đầu tư (cao, trung bình, thấp), quy mô sản xuất, theo giống lạc, trình độ kỹ thuật của chủ hộ,…nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất lạc của các hộ nông dân.

(3) phương pháp so sánh

Phương pháp này dùng để so sánh các chỉ tiêu thể hiện quy mô, kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất lạc giữa các hộ có mức đầu tư sản xuất khác nhau. Phương pháp này nhằm giúp tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất lạc của các hộ nông dân.

3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

* Chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất của hộ

- Diện tích đất đai bình quân/ hộ, diện tích đất đai bình quân/khẩu… - Số lao động bình quân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chi phí ( chi phí cố định, chi phí biến đổi, chi phí trung gian…) - Diện tích năng suất, sản lượng lạc

- Diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây trồng khác ở địa phương * Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế

- Tổng doanh thu

- Doanh thu bình quân/ hộ

- Tổng chi phí TC là toàn bộ chi phí cố định và chi phí biến đổi TC = VC + FC

- Giá trị GO : là toàn bộ giá trị và dịch vụ thu được trong quá trình sản xuất lạc. Đối với các hộ nông dân sản xuất lạc tại xã Diễn Thành, giá trị sản xuất lạc của từng hộ được tính bằng khối lượng lạc vỏ nhân với giá tiêu thụ ở các thời điểm tương ứng.

- Chi phí trung gian IC: là toàn bộ chi phí vật tư, dịch vụ mà hộ nông dân đã sử dụng cho sản xuất lạc. Cụ thể trong đề tài này chúng tôi tính như sau: chi phí trung gian cho sản xuất lạc của từng hộ gồm: chi phí về giống, phân đạm, lân, kali, thuốc kích thích, thuốc bảo vệ thực vật, vôi, nilon, dịch vụ…

Các vật tư này được xác định khối lượng tiêu hao nhân với giá mua trên thị trường.

- Chí phí lao động (v): bao gồm những chi phí lao động mà hộ nông dân đã sử dụng gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch lạc. Nó được xác định theo số giờ và quy ra ngày công theo tỷ lệ 1 ngày công = 8 giờ, giá 1 ngày công = 120 nghìn đồng.

-Giá trị gia tăng VA: giá trị gia tăng sản xuất lạc tính cho từng hộ bằng giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian

VA = GO – IC

-Thu nhập hỗn hợp MI: là phân còn lại của giá trị gia tăng sau khi trừ đi khấu hoa TSCĐ, thuế. Nó bao gồm tất cá các khoản thực còn mà đơn vị sản xuất có được không phân biệt đó là lợi nhuận hay phần chênh lệch.

MI = VA – (thuế + khấu hao TSCĐ)

Các chỉ tiêu này được tính cho từng hộ sản xuất, từng đơn vị diện tích (1 sào, 1 ha gieo trồng) và cho từng đơn vị chi phí (1 đồng chi phí trung gian, 1 ngày công lao động).

-Chỉ tiêu đánh giá sử dụng chi phí trung gian IC + GO/IC (tỷ suất giá trị sản phẩm theo chi phí) + VA/IC (tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí)

+ MI/IC (tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian) - Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

+ GO/ công lao động + VA/ công lao động + MI/công lao động

- Chi phí lao động / 1ha đơn vị diện tích bình quân (triệu đồng) - Chi phí trung gian(IC)/ tấn sản phẩm

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Khái quát tình hình sản xuất lạc của xã Diễn Thành

4.1.1 Vị trí của cây lạc trong ngành trồng trọt ở xã Diễn Thành

Lạc là cây trồng truyền thống của huyện Diễn Châu nói chung và của xã Diễn Thành nói riêng. Lạc được trồng chủ yếu trong vụ xuân, trên hầu hết

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lạc của hộ nông dân xã diễn thành, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 40 - 48)