Chương II : Giới thiệu về công ty cổ phần Thế giới di động
3.3 Những thành tựu và thách thức khi công ty kinhdoanh trên thegioididong.com
Thành tựu: Trong gần một thập kỷ qua, công ty Thế Giới Di Động đã tăng nhanh
cùng lúc ở cả 3 chỉ tiêu: số cửa hàng, doanh thu và lợi nhuận.
Thế Giới Di Động là hệ thống bán lẻ có mặt khá sớm trên thị trường thiết bị di động trong năm 2004. Bất chấp kinh tế khó khăn, Thế Giới Di Động vẫn đạt mức tăng trưởng doanh thu 200% giai đoạn 2007-2010, từ dưới 1.000 tỉ đồng năm 2007 lên 3.000 tỉ đồng (150 triệu USD) năm 2010 và dự kiến sẽ đạt 6.000 tỉ đồng năm 2011.
Lược đồ tăng trưởng doanh thu và cửa hàng của Thế Giới Di Động 2007- 2011
Với mơ hình thương mại điện tử, khơng chỉ có một website chun nghiệp mà cịn có một cơ ngơi vững vàng trên thực tế. Bên cạnh sự rót vốn và hỗ trợ về mặt quản trị doanh nghiệp của Mekong Capital năm 2007, đã giúp Cơng ty nhanh chóng gia tăng số lượng cửa hàng, lên đến 15, 30, 40 cửa hàng qua các năm 2007, 2008, 2009 với tốc độ tăng trưởng tương ứng về doanh thu và lợi nhuận.
Sản lượng tiêu thụ điện thoại di động tại TP.HCM là 300.000 máy trong năm 2010, trong đó 30 cửa hàng của Thế Giới Di Động đã chiếm khoảng 30% thị phần. Thế Giới Di Động chia thành 2 nhóm cửa hàng: cửa hàng cấp 1 doanh thu 5 tỉ đồng/tháng và cửa hàng cấp 2 doanh thu 3 tỉ đồng/tháng. Theo thống kê của Thế Giới Di Động, Việt Nam tiêu thụ hơn 10 triệu chiếc điện thoại di động mỗi năm và năm 2010, công ty này đã phân phối 1 triệu chiếc. Và theo dự kiến sẽ đạt 2 triệu chiếc trong năm 2011.
Lược đồ tăng trưởng lợi nhuận của Thế Giới Di Động 2009-2011
Ngoài ra, website thương mại điện tử của công ty, ban đầu chỉ là kênh thông tin, bổ trợ cho việc bán hàng tại các cửa hàng, đến nay đã có thể tạo ra doanh thu khoảng 30 tỉ đồng/tháng, từ trung tâm đặt hàng trực tuyến với hơn 50 tổng đài viên. Đây là một con số không nhỏ đối với ngành thương mại điện tử vẫn cịn chập chững.
Nhìn vào chặng đường phát triển của Thế Giới Di Động có thể thấy việc doanh thu gia tăng khơng chỉ đến từ mảng điện thoại di động. Khởi đầu từ việc phân phối điện thoại di động và các phụ kiện, đến năm 2007, công ty này đã lấn sang kinh doanh máy tính laptop. Năm 2008, Cơng ty đã bán được khoảng 2.000 chiếc laptop và hiện nay chiếm khoảng 20% thị trường. Đó là nhờ Cơng ty đã tung ra các chương trình bán hàng trả góp với lãi suất 0% mà khơng tăng giá bán so với hình thức trả thơng thường.
Năm 2009, Thế Giới Di Động tiếp tục mở rộng sang ngành hàng thiết bị camera, máy nghe nhạc MP3, MP4. Và đến năm 2010, công ty này đã cho ra đời một thương hiệu con chuyên phân phối các sản phẩm hàng điện tử gia dụng với website thegioidientu.com. Gần 10 năm để chuỗi phân phối và website của Thế Giới Di Động đạt được doanh thu 3.000 tỉ đồng. Đó là sự kết hợp phát triển website với hệ thống cửa hàng.
Sự cạnh tranh từ các hệ thống phân phối như: Viễn Thông A, Phước Lập Mobile, nhu cầu điện thoại di động ngày càng tăng nhanh và sức ép không thể cứ mãi dùng lợi nhuận từ các cửa hàng hiện có để mở rộng nhanh các cửa hàng mới, một địi hỏi của mơ hình phân phối. Và thực chất, việc kết hợp kinh doanh sản phẩm di động với hàng điện tử gia dụng đã được nhiều cơng ty làm rồi, đây sẽ là điều khó khăn cho Thế Giới Di Động tìm kiếm cơ hội trên thị trường.
Mặt khác, nguy cơ bị các cửa hàng bán lẻ thiết bị di động thuộc thương hiệu khác nhái theo phong cách kinh doanh và phục vụ: đồng phục nhân viên hay tổ chức dịch vụ. Đặc biệt, là giá bán sản phẩm có phần rẽ hơn.
Bên cạnh đó, theo thống kê, nếu năm 2010, dịng điện thoại phổ thơng có giá trên 3 triệu đồng tại Việt Nam đạt mức tăng tưởng về số lượng là 240% so với năm 2009, thì năm 2011 sẽ chỉ cịn khoảng 25%. Và dịng điện thoại giá trung bình thấp dưới 3 triệu đồng có mức tăng dự báo không cao hơn năm 2010, chỉ khoảng 4-5%. Vấn đề đặt ra là: chiến lược nào cho Thế Giới Di Động để giữ vững vị trí của họ trước tương lai bão hòa của điện thoại di động?
Hiện nay, ngành bán lẻ điện thoại di động chia thành 3 nhóm quy mơ kinh doanh: lớn, vừa và nhỏ.
Nhóm lớn: Viễn Thơng A, Thế giới di động, Phước Lập Mobile, Viettel, FPT, chiếm giữ hơn 40% thị phần, có quy mơ từ 10 trung tâm trở lên. Ngồi ra cịn có Nguyễn Kim, một nhà kinh doanh hàng điện máy gia dụng lớn có kinh doanh thêm mảng bán lẻ điện thoại di động và Petrosetco. Chiến lược của các nhà kinh doanh này chủ yếu phân phối hàng chính hãng.
Nhóm vừa: Nhóm này có quy mơ nhỏ hơn, dưới 10 trung tâm, thị phần khoảng 10% như: Mai Nguyen Mobiado có 4 cửa hàng ở TP.HCM, Nhật Cường Mobile có 4 cửa hàng ở Hà Nội, .… Hiện nay, chiến lược của các hãng này hoặc là cũng phân phối hàng chính hãng nhưng với quy mô nhỏ hơn, hoặc chọn phân khúc ngách là chỉ bán lẻ các dòng điện thoại “siêu cấp” như Vertu, Mobiado,…
Nhóm nhỏ: là các cửa hàng bán lẻ điện thoại di động với quy mô rất nhỏ, không thương hiệu mọc lên khắp nơi, mang tính tự phát và liên tục. Nhóm cửa hàng này phân phối 100% hàng xách tay, tạo khoảng cách chênh lệch giá giữa hàng chính hãng và hàng xách tay đến 30% nên thu hút khá đông người tiêu dùng. Đây chính là biểu hiện cho quy mơ thị trường ngành bán lẻ điện thoại di động ngày càng đơng đúc, cạnh tranh ngày càng gay gắt, khóc liệt hơn.
3.4 Những lợi ích Website thegioididong.com mang lại cho công ty