Cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu Toàn cầu hoá và môi trường chính trị luật pháp châu mỹ brazil và canada (Trang 38 - 42)

1. Canada

Cơ hội

- Tình hình chính trị của Canada đang ổn định, vững chắc sau khi Đảng bảo thủ của Thủ tướng Haper chiếm đa số ghế trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua. Hơn nữa, Canada cũng là một trong số ít những nước có nền chính trị tồn tại rủi ro thấp nhất trên thế giới khiến nhà đầu tư yên tâm khi đầu tư, kinh doanh.

- Hệ thống pháp luật Canada chi tiết và chặt chẽ, thường xuyên được cập nhật bổ sung tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng, bảo vệ quyền lợi và tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.

- Chính phủ Canada ln đưa ra những chính sách thích hợp để điều tiết nền kinh tế, kích thích tiêu dùng trong nước và giảm các loại thuế như cắt giảm thuế thu nhập doanh nhiệp từ 22% xuống cịn 15% , thuế liên bang,… Thuế GST/HST khơng phân biệt giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu tạo mơi trường cạnh tranh cơng bằng.

- Canada có các cơ quan riêng để quản lý các cơng việc khác nhau như Cơ quan Hải quan và Thuế Canada (CCRA) chịu trách nhiệm thu thuế, cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada (CBSA) chịu trách nhiệm giám sát việc tuân thủ các qui định pháp lý thương mại, biên giới và thuế… sự chun mơn hóa giúp các cơ quan này hoạt động một cách chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả hơn.

- Dưới những quy định chặt chẽ về thủ tục hải quan thì Chính phủ Canada cũng cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý qua đó tìm hiểu và tiếp cận dễ dàng với các quy định pháp lý, cho phép nhà xuất khẩu được sự giúp đỡ của các cơ quan mơi giới hải quan để hồn thành các thủ tục, đáp ứng các yêu cầu của đó. Điều này khiến cho thủ tục được hồn thành nhanh chóng, có hiệu quả.

- Bộ thương mại quốc tế Canada cũng đặt yêu cầu giấy phép nhập khẩu đối với một số mặt hàng thuộc dệt may, nơng nghiệp, vũ khí, đạn dược. Cịn lại với hầu hết các mặt hàng không cần giấy phép, nên nhà xuất khẩu có thể tối giảm một bước trong thủ tục nhập khẩu đối với những mặt hàng không thuộc diện đã nêu trên.

- Hầu hết các bang của Canada đều theo đuổi chính sách khuyến khích đầu tư nước ngồi, do đó hầu như khơng có qui định kiểm soát ngoại hối nào được qui định và áp dụng ở Canada, khơng có hạn chế nào về việc chuyển lợi nhuận hay vốn của nhà đầu tư

37

nước ngoài và vay vốn từ nước ngồi, cũng như khơng có hạn chế nào về việc hồn trả tiền vay, thanh tốn nợ…

- Canada là quốc gia có mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp nhất trong nhóm G7 - Đối với chính sách chống bán phá giá, trợ giá. Trong giai đoạn tiến hành điều tra việc bán phá giá một sản phẩm nào đó, chính phủ Canada cho phép nhà xuất khẩu hoặc chính phủ nước xuất khẩu cam kết sẽ loại bỏ việc bán phá giá hay loại bỏ nguy cơ gây tổn hại đến nền sản xuất của Canada.

- Quan hệ Việt Nam - Canada trong nhiều năm qua khá ổn định, bền vững. Hai nước cũng đã có nhiều cam kết trong các lĩnh vực kinh tế - chính trị, tạo một một nền móng vững chắc cho việc phát triển các hoạt động kinh doanh giữa hai nước.

 Chính phủ Canada tạo những điều kiện tốt nhất cho hoạt động hợp pháp của doanh

nghiệp và nhà nhập khẩu, tạo môi trường cạnh tranh công bằng, giúp doanh nghiệp giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà phức tạp, hạn chế sai sót ngồi ý muốn qua đó giúp cho doanh nghiệp giảm bớt chi phí, tiết kiệm thời gian và cơng sức.

Thách thức

- Hệ thống pháp luật của Canada khá đồ sộ, bộ luật của các tỉnh bang Canada đều được xây dựng dựa trên Hiến pháp tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều khác biệt về luật pháp giữa các khu vực khiến cho việc tìm hiểu luật pháp phức tạp hơn, nhà kinh doanh ngoài việc cần phải am hiểu pháp luật quốc gia, các hiệp ước quốc tế mà Canada tham gia cịn cần phải tìm hiểu cẩn thận về luật pháp của các địa phương

- Tương tự như hệ thống luật pháp, các tiêu chuẩn đối với hàng hóa ở Canada cùng bao gồm các tiêu chuẩn quốc gia và các tiêu chuẩn địa phương, các tiêu chuẩn này còn nhiều khác biệt và chính quyền đang cố gắng để hợp nhất các tiêu chuẩn này.

Một số mặt hàng nhập khẩu vào Canada phải đặt dưới những quy định của bang, vùng lãnh thổ cùng với những quy định chung của nước đó. Thế nên, nhà xuất khẩu đơi khi sẽ gặp khơng ít khó khăn.

- Các yêu cầu trong thủ tục hải quan khá chặt chẽ và kĩ lưỡng buộc nhà xuất khẩu phải tìm hiểu kĩ các điều kiện, quy định để tránh những rủi ro khi xuất qua thị trường Canada. Canada là một trong số những nước có hệ thống kiểm sốt chất lượng vào loại chặt chẽ nhất trên thế giới, đặc biệt là đối với hàng thực phẩm nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các quy định về vấn đề kiểm dịch động thực vật rất khắt khe

Ngồi u cầu về chất lượng nói chung, u cầu về bao bì đóng gói, ký mã hiệu, ngơn ngữ ghì trên bao bì... cũng hết sức nghiêm ngặt. Hàng hóa nhập khẩu phải ghi rõ xuất xứ trên bao bì nếu khơng lơ hàng sẽ có thể bị trả về.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), từ giữa tháng 7/2011, cơ quan kiểm tra chất lượng thực phẩm của Canada đã kiến nghị không cho

phép nhập khẩu cá tra, basa phile đông lạnh từ Việt Nam do phát hiện dư lượng Enrofloxacin vượt quá mức cho phép. Xuất khẩu cá tra sang thị trường Canada bị ảnh hưởng do Luật An tồn sản phẩm tiêu dùng của Canada có hiệu lực kể từ ngày 20/6/2011 đã nâng tiêu chuẩn Enrofloxacin có trong sản phẩm thủy sản lên không quá 0,06 ppm nên cá tra Việt Nam bị ảnh hưởng. Như vậy, các doanh nghiệp cần liên tục cập nhật các quy định mới trong ngành để giảm thiểu rủi ro khi xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngồi, đặc biệt là các quốc gia phát triển có yêu cầu cao về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm như Canada.

Theo Thương Vụ Việt Nam tại Canada, các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường nước này cần lưu ý tuân thủ những quy Luật về Dán nhãn và quảng cáo hàng dệt may và Luật Thuế hải quan. Ngoài ra, chất liệu sợi dùng trong quần áo trẻ em cũng phải tuân thủ những quy định về độ cháy. Thương vụ Việt Nam tịa Canada cũng cho biết thêm, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thường giao dịch trên cơ sở mẫu hàng, thế nên mẫu hàng phải tuân thủ đúng quy định và tiêu chuẩn của Canada về an toàn, độ bền, trọng lượng, chất liệu cũng như chất lượng.

- Một số lĩnh vực, sản phẩm bị kiểm soát chặt chẽ, hạn chế hay cấm nhập khẩu thông qua các biện pháp hạn ngạch, kiểm soát nhập khẩu, tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe…

Biện pháp hạn ngạch nhập khẩu và kiểm sốt nhập khẩu được thực hiện chủ yếu thơng qua hệ thống giấy phép nhập khẩu. Chủ yếu là đối với các sản phẩm: chất kích thích, dược phẩm, cây trồng, một số sản phẩm nông nghiệp và hàng dệt may

Canada duy trì các tiêu chuẩn kỹ thuật ở các ngành như: xây dựng, y tế, dược phẩm, hóa chất, năng lượng, thực phẩm, phương tiện giao thông, viễn thông, môi trường và một số ngành khác.

 Những chính sách, quy định này ảnh hưởng ít nhiều đến việc hoạch định chiến lược

của nhiều nhà sản xuất, nhà nhập khẩu; buộc hàng hóa phải trải qua những cơng đoạn kiểm sốt chất lượng từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm để có thể đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, bao gói nhãn mác cũng phải đúng quy cách.

2. Brazil

Cơ hội

- Nhà nước có chính sách mở cửa kinh tế, thu hút đầu tư đồng thời có khung pháp lý vững chắc giúp nhà đầu tư an tâm khi kinh doanh.

- Mặc dù nhà nhập khẩu phải trả nhiều loại thuế khác nhau (IPI, ICMS) để thông quan hàng nhập khẩu tại các cơ quan thuế quan nhưng sẽ được bồi hồn khi hàng hóa được bán cho người tiêu dùng cuối cùng.

- Là một thành viên của WTO, Brazil áp dụng những quy định hoặc thông tin về vấn đề liên quan đến chất lượng, tiêu chuẩn theo hiệp định đã ký kết của WTO.

39

- Ở Brazil, có nhiều tiêu chuẩn mang tính tự nguyện. Người mua và người bán chia sẻ trách nhiệm trong việc quyết định tiêu chuẩn sản phẩm nào được áp dụng vì thế dễ dàng đạt được sự thỏa thuận.

- Việc đặt ra hạn ngạch cho các sản phẩm dệt may Trung Quốc tạo cho nhà xuất khẩu như Việt Nam sự an tâm và lợi thế hơn khi xuất hàng vào thị trường Canada khi giảm được một phần nào sức ép từ hàng dệt may Trung Quốc ( với những ưu thế về giá thành…), mở rộng cơ hội cho các nhà xuất khẩu dệt may Việt Nam.

- Quan hệ ngoại giao tuy còn ở mức thấp nhưng 2 nước đang nỗ lực để phát triển mối quan hệ trong tương lai.

Thách thức

- Ở Brazil, các mặt hàng nhập khẩu phải chịu nhiều loại thuế và phí, phải tuân theo các yêu cầu đặc biệt, được hoàn thành trước khi thơng quan đẩy chi phí nhập khẩu lên cao và gây khó khăn cho các nhà nhập khẩu rất nhiều.

- Quá trình đăng ký sản phẩm rất khó khăn và mất khoảng hơn một năm. Nếu quá trình này diễn ra lâu hơn ba tháng, nhà nhập khẩu và nhà sản xuất được phép sử dụng một mã số do các cơ quan có thẩm quyền của Brazil cung cấp và phân phối sản phẩm của họ ở Brazil. Tuy nhiên, nếu làm vậy họ sẽ chịu những rủi ro đối với cáo buộc về trách nhiệm đối với sản phẩm nếu sản phẩm của họ bị các cơ quan có thẩm quyền của Brazil phát hiện khơng an tồn.

- Quy trình cấp phép nhập khẩu khắt khe, phức tạp, nhà nhập khẩu phải tìm hiểu nắm rõ các thơng tin như sản phẩm nào cần đăng kí trước khi đưa ra thị trường, sản phẩm nào câng giấy phép đặt biệt và được cấp bởi những cơ quan, ban nào… nếu không dễ dẫn đến sai lầm, rủi ro.

Đối với những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, để xin được giấy phép nhập khẩu vào Brazil, doanh nghiệp phải trải qua đáp ứng những điều kiện khắt khe như hệ thống thanh tra vệ sinh nước xuất khẩu phải được công nhận tương đương, phải đáp ứng những chuẩn yêu cầu về khả năng cơ sở vật chất, trang thiết bị, kĩ thuật công nghệ tiến tiến trong sản xuất…

- Nhằm bảo hộ và phục hồi một số ngành sau khủng hoảng kinh tế, Chính phủ đưa ra những chính sách hạn chế nhập khẩu bằng hạn ngạch, đưa vào danh mục cấm...

Trong các mặt hàng thủy sản thì mặt hàng thủy sản bọc vỏ cứng như tôm, cua, ghẹ vẫn nằm trong những mặt hàng không cho nhập khẩu vào Brazil.

Bên cạnh cơ hội đem lại từ hạn ngạch áp dụng cho hàng dệt may Trung Quốc thì Brazil cũng áp dụng hạn ngạch cho nhiều sản phẩm khiến nhà xuất khẩu bị hạn chế trong khi với những mặt hàng đó họ có tiềm năng lớn.

Gần đây, với những thay đổi trong thủ tục nhập khẩu mặt hàng cá tra khi thời gian có giấy phép nhập khẩu từ 3 ngày đã đẩy lên 60-120 ngày, điều này gây nhiều bất lợi

cho nhà xuất khẩu khi gặp phải những rủi ro về giá,.. và có thể dẫn đến nguy cơ mất hẳn thị trường cá tra tại Brazil.

Một phần của tài liệu Toàn cầu hoá và môi trường chính trị luật pháp châu mỹ brazil và canada (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)