Từ những phân tích trên ở 2 quốc gia Châu Mỹ là Canada và Brazil thì nhóm chúng tơi lựa chọn thị trường Canada để thực hiện kinh doanh. Để có thể đưa ra một quyết định kinh doanh đòi hỏi nhà quản trị phải cân nhắc kỹ lưỡng, xem xét, tính tốn đến nhiều yếu tố, khả năng nội tại (năng lực của công ty, quan hệ với đối tác, khả năng cạnh tranh…) cũng như ngoại vi (thị hiếu của thị trường, yếu tố chính trị - pháp luật, kinh tế, tự nhiên, văn hóa…). Tuy nhiên, theo quan điểm ở bài này, chúng tôi tạm thời bỏ qua những yếu tố khác, chỉ dựa trên những phân tích về mơi trường chính trị - pháp luật để đưa ra nhận định.
Quyết định kinh doanh ở Canada vì thơng qua nội dung đã phân tích ở trên, với những cơ hội và thách thức ở cả 2 thị trường, chúng tôi nhận thấy hoạt động kinh doanh ở thị trường Canada có nhiều cơ hội, lợi thế và ít rủi ro
hơn so với thị trường Brazil. Ứng dụng những tác động ảnh hưởng của mơi trường chính trị - pháp luật đến kinh doanh quốc tế, sản phẩm lựa chọn xuất khẩu sản phẩm mặt hàng thủ công mĩ
nghệ sang thị trường Canada.
Lợi thế khi xuất khẩu sang Canada:
Canada là một trong những nước có nền chính trị ổn định nhất trên thế giới, hệ thống pháp luật tiến bộ, chặt chẽ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh công bằng.
Với mặt hàng thủ công mỹ nghệ là một mặt hàng không chịu ảnh hưởng của những khâu thủ tục kiểm tra an toàn cũng như tiêu chuẩn khắt khe như đối với mặt hàng nông sản. Các thủ tục hải quan cũng được sự hỗ trợ của Chính phủ cũng như các dịch vụ hỗ trợ pháp lí, cơ quan mơi giới...
Với chính sách mở cửa, khuyến khích đầu tư nước ngoài, nhà kinh doanh quốc tế được tạo nhiều thuận lợi.
Mức thuế nhập khẩu và các chi phí để thơng quan hàng hóa thấp, chi phí mở văn phịng đại diện cũng như mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp, thủ tục nhanh gọn, ít tốn kém.
41
Hơn nữa, hầu như khơng có quy định kiểm sốt ngoại hối nào được áp dụng của Canada, khơng có hạn chế về chuyển lợi nhuận hay vốn từ nhà đầu tư nước ngoài và vay vốn từ nước ngoài.
Quan hệ Việt Nam - Canada trong nhiều năm qua khá ổn định, bền vững.
Thách thức khi xuất khẩu sang thị trường Canada
Dù có nhiều lợi thế song lựa chọn nào cũng tồn tại rủi ro nhất định mà nhà kinh doanh quốc tế cần lưu ý:
- Sản phẩm nhập khẩu vào Canada phải đảm bảo yêu cầu về xuất xứ, nhãn mác nếu không sẽ mắc phải rủi ro lớn khi bị trả hàng về.
- Trong những tiêu chuẩn, quy định, luật pháp giữa bang và liên bang vẫn có những khác biệt nên nhà nhập khẩu phải nghiên cứu kĩ lưỡng.
- Dù không nằm trong mặt hàng thực phẩm nhưng mặt hàng thủ công mỹ nghệ vẫn phải chịu tác động của hệ thống kiểm soát chất lượng chặt chẽ nhất thế giới của Canada.
KẾT LUẬN
Rõ ràng sự phụ thuộc qua lại không ngừng giữa các quốc gia và các cá nhân trong mơi trường tồn cầu hóa là điều tất yếu và mơi trường chính trị - luật pháp của từng quốc gia đóng vai trị rất quan trọng trong mối quan hệ này.
Mỗi quốc gia đều có những chính sách chính trị và pháp luật khơng giống nhau, có thể là cơ hội để các nước khác có thể phát triển giao thương, xuất khẩu hàng hóa; nhưng cũng có thể là hàng loạt thách thức, cản trở việc giao dịch, mua bán. Nhưng tất cả những điều đó chỉ là mong muốn của các nhà cầm quyền là bảo vệ người tiêu dùng trong nước và bảo vệ mối quan hệ với các quốc gia khác. Vì thế để hội nhập chủ động và tồn cầu hóa, các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ mơi trường chính trị pháp luật của các quốc gia nhằm tránh rủi ro, giảm chi phí và tạo thuận lợi trong q trình xuất nhập khẩu.
Tóm lại nếu biết đi đúng hướng thì hội nhập kinh tế quốc tế với các quốc gia trên thế giới sẽ là đòn bẩy tốt để tạo bước nhảy vọt về kinh tế, giúp đất nước có những bước đi vững vàng trên con đường hội nhập.
43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình “Quản trị kinh doanh quốc tế” xuất bản năm 2010, NXB Lao động – Xã hội
Sách “Kinh doanh toàn cầu ngày nay” xuất bản năm 2007, NXB Lao động – Xã hội năm 2007
Các trang thông tin điện tử:
Bách khoa toàn thư mở - http://vi.wikipedia.org Bộ tư pháp - http://vbqppl.moj.gov.vn
Cổng thông tin xúc tiến thương mại - http://www.itpc.gov.vn Cơ quan dịch vụ biên giới Canada - http://www.cbsa-asfc.gc.ca Viện Nhà nước và pháp luật - http://isl.gov.vn
Thông tin quáp luật dân sự Civil Law network - http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com Thư viện chia sẻ trực tuyến Việt Nam - http://tailieu.vn/
Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam - http://vcci.com.vn/ Thị trường nước ngồi - http://ttnn.com.vn/
Tạp chí Cơng Nghiệp online - http://tapchicongnghiep.vn Thông tin thương mại Việt Nam - http://tinthuongmai.vn/ Nguồn khác - docstoc.com