Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng địn bẩy tài chính tại FPT

Một phần của tài liệu Tình hình sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty cổ phần FPT (Trang 28 - 35)

3.1. Định hướng của công ty trong thời gian tới

1. FPT bổ nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo quan trọng

Ngày 25/03/2011, Ơng Trương Đình Anh chính thức nhậm chức Tổng giám đốc thay ông Nguyễn Thành Nam. Trong năm, hai công ty thành viên là FPT Software và FPT Telecom cùng công bố thay đổi ban điều hành bằng những lãnh đạo trẻ, đầy nhiệt huyết và sáng tạo. Sự thay đổi này nhất quán với lộ trình chuyển giao thế hệ lãnh đạo nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược 15 năm tới của FPT.

2. Đẩy mạnh chiến lược OneFPT

Năm 2011, Ban điều hành mới đã có những hành động quyết liệt nhằm đẩy mạnh chiến lược OneFPT, hướng tới trở thành tập đoàn toàn cầu hàng đầu Việt Nam.

Từ giữa tháng 9, tập đoàn đã tiến hành tái cấu trúc ba công ty thành viên là Công ty Cổ phần Thương mại FPT (FPT Trading), Công ty Cổ phần Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) và Công ty Cổ phần Phần mềm FPT (FPT Software). Theo đó, các cơng ty đã chuyển từ công ty cổ phần thành trách nhiệm hữu hạn một thành viên do FPT là chủ sở hữu duy nhất.

Việc chuyển đổi nhằm gắn kết các đơn vị và đưa FPT đạt tốc độ tăng trưởng đột phá trong những năm tới.

3. FPT Software hoàn thành CMMI Level 5 v1.2

Ngày 16/03/2011, Công ty TNHH Phần mềm FPT (FPT Software) đã nhận được thông báo từ Viện Công nghệ phần mềm Hoa Kỳ (Software Engineering Institute) về việc chính thức đạt chứng chỉ CMMi Level 5 v1.2.

Hiện nay, trên thế giới, có khoảng 178 cơng ty đạt được chứng chỉ CMMi level 5 v1.2, riêng tại Việt Nam, FSOFT là công ty thứ 2 đạt dành được chứng chỉ này. Đây là sự tự hào không chỉ với riêng FPT Software mà đối với cả nền CNTT ở Việt Nam.

4. 300 sinh viên FPT đầu tiên tốt nghiệp

Năm 2011, Trường Đại học FPT đã tổ chức ba đợt tốt nghiệp cho 300 sinh viên khóa I. Sau 5 năm nỗ lực, Trường Đại học FPT bắt đầu gặt hái những thành quả đầu tiên: 100% sinh viên tốt nghiệp ra trường đã có việc làm với mức lương trung bình trên 6 triệu đồng/ tháng hoặc tiếp tục học lên cao. Đặc biệt, nhiều sinh viên ngay khi mới tốt nghiệp đã được giữ những vị trí quản lý với mức lương khởi điểm lên tới hàng ngàn đô la mỹ.

Với lứa sinh viên ra trường này, FPT không chỉ bổ sung cho nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao cho đất nước, mà còn là minh chứng thuyết phục cho xu hướng mới trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam - đào tạo để xuất khẩu.

5. Viện Nghiên cứu công nghệ FPT hợp tác chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát Trái đất

Ngày 21/04/2011, Viện Nghiên cứu công nghệ FPT - Trường Đại học FPT và Phịng thí

nghiệm robot khơng gian (Space Robotics Laboratory) - Trường Đại học Tohoku đã ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) về việc Việt Nam tham gia chế tạo thiết bị camera đặt trên vệ tinh

Dự kiến, theo kế hoạch, cuối năm 2013 vệ tinh RISESAT sẽ được phóng lên quỹ đạo và phía Việt Nam sẽ được chia sẻ thời gian sử dụng vệ tinh tương ứng với đóng góp của mình so với các đối tác khác trong dự án.

6. Mở rộng xu hướng tồn cầu hóa sang châu Phi

Năm 2011, FPT đã cử nhiều đoàn sang Nigeria để triển khai hàng loạt dự án về IT trong các lĩnh vực hạ tầng mạng viễn thông và CNTT, Internet, phân phối và đào tạo với Công ty 21st Century Technologies. Hiện tại, FPT đang xúc tiến ký thỏa thuận về việc thành lập Đại học FPT tại nước này, dự kiến tuyển sinh từ tháng 9/2012.

Thị trường Nigieria được đánh giá rất hấp dẫn nhưng hạ tầng IT còn chưa phát triển. Nhiều chuyên gia kinh tế dự báo đến năm 2023, Nigeria có thể trở thành nền kinh tế lớn nhất châu Phi.

7. FPT xây dựng phần mềm cho hệ thống quản lý giấy phép lái xe toàn quốc

Ngày 13/06/2011, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) đã ký kết hợp đồng "Xây dựng phần mềm nhập Cơ sở dữ liệu, đào tạo chuyển giao". Hợp đồng phần mềm này là một phần của "Dự án xây dựng hệ cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc".

Hệ thống FPT IS triển khai ứng dụng các công nghệ hiện đại như thu nhận trực tiếp dữ liệu đăng ký cấp giấy phép lái xe; xác thực chữ ký điện tử, mã hóa thơng tin trên ảnh chân dung; in giấy phép lái xe sử dụng công nghệ in thăng hoa chịu nhiệt gián tiếp; quản lý sử dụng giấy phép lái xe qua SMS...

8. FPT tham gia thị trường máy tính bảng

Tháng 10, FPT đã gia nhập thị trường máy tính bảng bằng việc ra mắt FPT Tablet . Sản phẩm có màn hình TFT LCD cảm ứng điện dung 7 inch, độ phân giải 800x480 pixel, hệ điều hành Android 2.2 với mức giá dưới 5 triệu đồng.

FPT Tablet là sản phẩm đầu tiên hướng tới phân khúc “high-end” của thương hiệu FPT. Sự thành công ban đầu của FPT Tablet giúp tập đoàn tự tin hơn khi tung thêm nhiều sản phẩm trong thời gian tới.

Ngày 1/11, FPT đã thành lập Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ FPT, hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển và cung cấp giải pháp công nghệ tổng thể về dịch vụ công.

Lĩnh vực mà công ty mới dự định tiếp cận trong thời gian tới là ứng dụng công nghệ vào giao thông và y tế, nhằm giải quyết những bức xúc của xã hội.

Với việc thành lập Công ty TNHH Giải pháp Cơng nghệ FPT, tập đồn mong muốn đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển công nghệ, tăng cường sức mạnh để tạo sự phát triển bền vững trong giai đoạn tới.

10. FPT gia nhập Diễn đàn Kinh tế thế giới

Tháng 11/2011, Tập đoàn FPT trở thành thành viên sáng lập (Foundation Member) của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF). Đây là một danh vị cấp cao của WEF dành cho các cơng ty có vai trị dẫn dắt nền kinh tế.

Hiện, trong danh sách này của WEF có 1.000 thành viên được lựa chọn từ các cơng ty điển hình trên tồn cầu, những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực của họ tại các quốc gia.

Việt Nam hiện có 3 cơng ty được WEF cơng nhận là Foundation Member bao gồm: FPT, Petro Việt Nam và Vina Capital.

11. PC World và FPT ký kết hợp tác chiến lược

Ngày 08/11/2011, Tạp chí Thế giới Vi tính và Cơng ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online) đã ký kết hợp tác chiến lược, với mục tiêu thúc đẩy, đa dạng các sản phẩm, dịch vụ khai thác và phát huy thế mạnh của mỗi bên.

Với FPT Online, hợp tác này mở thêm cơ hội kinh doanh tiềm năng với các sản phẩm, dịch vụ truyền thông. Đây là bước đi nằm trong chiến lược phát triển của FPT Online, cũng như Tập đoàn FPT nhằm mở rộng đầu tư kinh doanh ở những lĩnh vực mới.

12. Nâng tầm hợp tác với Hitachi

Thỏa thuận ghi nhớ vào ngày 9/11 được đánh giá là bước ngoặt lịch sử của FPT sau 8 năm làm việc với tập đoàn hàng đầu Nhật Bản - Hitachi. Theo đó, mơ hình hợp tác của hai bên được chuyển đổi từ gia công phần mềm sang cùng nghiên cứu, phát triển các sản phẩm và giải pháp.

Cụ thể, FPT và Hitachi sẽ tập trung phát triển trong các lĩnh vực: Hệ thống cơng, tài chính, cơng nghiệp và sản phẩm dịch vụ nền tảng. Mối quan hệ của hai bên từ nay sẽ toàn diện hơn, trải dài trên nhiều lĩnh vực với sự tham gia của các công ty chủ chốt thuộc FPT.

13. Cao đẳng thực hành FPT thu hút gần 3000 sinh viên sau hơn 1 năm hoạt động

Năm 2011 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của cao đẳng thực hành FPT (FPT Polytechnic) thuộc Trường Đại học FPT. Thành lập vào tháng 7/2010, sau hơn 1 năm hoạt động, FPT Polytechnic đã có gần 3000 sinh viên với hệ thống 3 cơ sở đào tạo tại Hà Nội, Đà Nẵng và Tp.Hồ Chí Minh cùng hệ thống các điểm tiếp nhận hồ sơ, văn phòng đại diện ở Hưng n, Hịa Bình, Vinh, Thái Ngun, Quy Nhơn, Cần Thơ.

Cao đẳng Thực hành FPT triển khai mơ hình giáo dục - đào tạo kiểu mới trong đó mơi trường học tập giống doanh nghiệp, sinh viên đóng vai trị như nhân viên. Các giờ học được tổ chức để giao việc và kiểm sốt cơng việc.

14. FPT Telecom ra mắt dịch vụ mới hấp dẫn

Năm 2011, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) đã tiên phong mang đến cho khách hàng gói dịch vụ giải trí đa phương diện là VDSL và OneTV dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại nhất trên thế giới.

OneTV là sản phẩm mới dựa trên dịch vụ truyền hình tương tác iTV và được nâng cấp toàn diện về hệ thống và nội dung. VDSL là thế hệ tiên tiến của công nghệ DSL, cung cấp tốc độ nhanh và ổn định hơn nhiều lần so với đường truyền ADSL thơng thường cùng chi phí hợp lý.

3.2. Một số giải pháp

3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động

Công ty do đặc thù của lĩnh vực kinh doanh là có một lượng tài sản cố định tương đối lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để cho doanh nghiệp có thể sử dụng một cách hiệu quả địn bẩy hoạt động. Địn bẩy hoạt động nó có đặc thù khác địn bẩy tài chính: địn bẩy tài chính thì bất kỳ doanh nghiệp nào muốn sử dụng cũng đều được, việc có sử dụng địn bẩy này hay khơng là phụ thuộc hoàn toàn vào ý nghĩ chủ quan của doanh nghiệp bất kể đó là doanh nghiệp sản xuất hay

doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp ngồi quốc doanh…cịn địn bẩy hoạt động thì lại khơng phụ thuộc vào yếu tố chủ quan mà phụ thuộc vào ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì thế Cơng ty hiện đang có điều kiện rất thuận lợi để sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng địn bẩy hoạt động, từ đó có thể nâng cao hiệu quả sử dụng địn bẩy tài chính vì khi địn bẩy hoạt động khuyếch đại thu nhập trước thuế và lãi vay nhờ vào điểm tựa là chi phí cố định, lực bẩy là sự thay đổi của doanh thu. Khi thu nhập trước thuế và lãi vay được khuyếch đại bởi sự hiệu quả của địn bẩy hoạt động thỡ nó lại tạo lên lực bẩy lớn cho sự bẩy của đòn bẩy tài chính. Sự kết hợp hai loại địn bẩy này tạo lên một hệ thống địn bẩy mang tính dây chuyền, lực bẩy của hai địn bẩy này có thể được tổng hợp thơng qua đòn bẩy người ta gọi là địn bẩy tổng hợp. Trong một doanh nghiệp có một lượng lớn tài sản cố định như Cơng ty cổ phần FPT thì đây quả là một điều hết sức thuận lợi để nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động, địn bẩy tài chính và địn bẩy tổng hợp nói chung. Điểm thuận lợi ở đây là Cơng ty hiện đang có một chi phí cố định rất lớn hay nói cách khác là Cơng ty đang có một “điểm tựa” cho đòn bẩy hoạt động là tương đối cao, vững chắc, nên việc cịn lại của ban lãnh đạo Cơng ty là làm sao tạo ra được một lực bẩy mạnh mẽ hơn vào đầu kia của địn bẩy hoạt động để từ đó nó có thể khuyếch đại lớn hơn nữa thu nhập trước thuế và lãi vay. Vấn đề đặt ra là tạo ra lực bẩy đó như thế nào. Đây chính là tìm cách nâng cao hơn nữa doanh thu của Cơng ty hiện tại đây chính là vấn đề mấu chốt của giải pháp này.

3.2.3. Giải pháp nâng cao năng suất lao động

Cần nâng cao năng suất lao động, đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng mà Công ty cần chú ý để có thể đạt được mục tiêu. Muốn vậy Cơng ty cần có các biện pháp cụ thể mà Cơng ty đã từng thực hiện như việc tăng lao động có trình độ chun mơn để tăng hiệu quả công việc. Cùng với việc nâng cao năng suất lao động Công ty phải mở rộng thêm ngành nghề và lĩnh vực hoạt động để có thể uyển chuyển linh hoạt trong một số trường hợp biến động của nền kinh tế từ đó mà có thể ổn định hoạt động cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tiếp tục tìm giải pháp để giảm chi phí một cách tối ưu nhất, hiện tại Cơng ty đang có thu nhập trước thuế thấp mặc dù doanh thu cao nhưng chi phi lại lớn. Việc tìm ra giải pháp để giảm thiểu chi phí là lý do chính để có thể nâng cao thu nhập trước thuế và lãi vay, việc tìm ra giải pháp giảm thiểu chi phí cho thời gian tới cần được Cơng ty tiếp tục phát triển và vận dụng. Do Cơng ty có lượng tài sản cố định lớn, chính vì thế mà lượng khấu hao hàng năm là lớn làm cho chi phí tăng lên. Nên trong thời

gian tới thì ban lãnh đạo Cơng ty cần xem xét để có thể thanh lý những tài sản cố định mang lại hiệu quả thấp, ít được sử dụng, và khơng mang tính cần thiết. Cơng ty cố nâng thu nhập trước thuế và lãi vay này lên vượt xa mức thu nhập trước thuế và lãi vay tại điểm bàng quan từ đó Cơng ty có thể sử dụng nợ nhằm nâng cao thu nhập trên vốn cổ phần hay tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tức là nâng cao hiệu quả sử dụng địn bẩy tài chính .

3.2.2. Giải pháp nâng cao sử dụng nợ.

Quản lý rủi ro tỷ giá

Trong các lĩnh vực kinh doanh của Tập đoàn, hoạt động Phân phối các sản phẩm Công nghệ thông tin và điện thoại di động chịu nhiều rủi ro khi có biến động về tỷ giá ngoại hối. Tập đoàn đã thực hiện quản lý rủi ro liên quan đến biến động tỷ giá ngoại hối thơng qua các biện pháp: tối ưu thời hạn thanh tốn các khoản nợ, dự báo tỷ giá ngoại tệ trong tương lai (kỳ dự báo được căn cứ theo vòng quay tiền của hoạt động kinh doanh) để xác định giá bán sản phẩm, duy trình hợp lý cơ cấu vay nợ ngoại tệ và VND, lựa chọn thời điểm mua và thanh toán các khoản ngoại tệ tại thời điểm tỷ giá thấp và sử dụng tối ưu các nguồn tiền hiện có thơng qua tập trung dịng tiền trong tồn Tập đồn để cân bằng giữa rủi ro tỷ giá và rủi ro thanh khoản.

Quản lý rủi ro lãi suất

Tập đoàn chịu rủi ro lãi suất trọng yếu phát sinh từ các khoản vay chịu lãi suất đã được ký kết. Tập đoàn chịu rủi ro lãi suất khi vay vốn theo lãi suất thả nổi và lãi suất cố định đối với đồng ngoại tệ và đồng nội tệ. Để giảm thiểu rủi ro về lãi suất, thơng qua phân tích và dự báo, Tập đồn đã lựa chọn các thời điểm và kỳ hạn thích hợp trong năm để đưa ra các quyết định hợp lý trong việc duy trì các khoản vay cũng như cơ cấu vay nợ giữa ngoại tệ và VND theo lãi suất cố định.

Quản lý rủi ro thanh khoản

Mục đích quản lý rủi ro thanh khoản nhằm đảm bảo đủ nguồn vốn để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính hiện tại và trong tương lai. Tính thanh khoản cũng được Tập đoàn quản lý nhằm đảm bảo mức phụ trội giữa công nợ đến hạn và tài sản đến hạn trong trong kỳ ở mức có thể được kiểm sốt đối với số vốn mà Tập đồn tin rằng có thể tạo ra trong kỳ đó. Chính sách của Tập đồn là theo dõi thường xuyên các yêu cầu về thảnh khoản hiện tại và dự kiến trong tương lai nhằm đảm bảo Tập đồn duy trì đủ mức dự phịng tiền mặt, các khoản vay và đủ vốn mà các chủ

sở hữu cam kết góp nhằm đáp ứng các quy định về tính thanh khoản ngắn hạn và dài hạn hơn. Thơng qua tài khoản tập trung, Tập đồn đã tối ưu hóa được các khoản thanh tốn và tận dụng được tín dụng từ khách hàng và đối tác.

Một phần của tài liệu Tình hình sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty cổ phần FPT (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)