Dịch vụ hậu cần (Logistics)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thị trường thương mại điện tử môn thương mại điện tử (Trang 29 - 30)

Chương III : Đánh giá thị trường TMĐT ở Việt Nam

3.3. Yếu tố phát triển của thị trường thương mại điện tử

3.3.4. Dịch vụ hậu cần (Logistics)

Cần nối giữa chủ doanh nghiệp và người mua sắm trực tuyến. Dịch vụ hậu cần vẫn là một trong những thử thách lớn cho các tay chơi trong ngành thương mại điện tử. Liệu dịch vụ hậu cần có làm chậm tốc độ phát triển của ngành này?

Về vấn đề vận chuyển, vì các cơng ty bưu chính khơng phù hợp cho các cơng ty thương mại điện tử vận chuyển hàng hóa một cách hiệu quả nên họ phải tìm một phương thức vận chuyển hàng hóa nhanh chóng và rẻ hơn. Một vài "ơng lớn" trong ngành tự xây dựng đội ngũ vận chuyển của mình. Những đội ngũ này có khả năng bao phủ 2 hoặc 3 thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trong những tỉnh, thành khác, họ sẽ sử dụng dịch vụ của công ty bưu chính.

Đối với những cơng ty quy mơ nhỏ hoặc vừa thành lập, họ thường chọn các dịch vụ vận chuyển tư nhân như Tín Thành, một cơng ty vận chuyển tư nhân nổi tiếng giới thương mại điện tử. Một vài cơng ty thương mại điện tử cịn tự xây dựng cả cơng ty vận chuyển của riêng mình để phục vụ cho cả nhu cầu nội bộ và bên ngoài. Hai ví dụ tiêu biểu nhất là VCCorp - tập đồn internet hàng đầu Việt Nam được IDG Ventures Vietnam và Intel Capital đầu tư, và Vatgia.com – trang web thương mại điện tử C2C lớn tại Việt Nam.

Giaohangnhanh.vn, một startup non trẻ với đội ngũ 30 người, được thành lập bởi hai nhà đầu tư thiên thần dày dạn kinh nghiệm trong ngành phân phối và bán lẻ. Startup này mong muốn cung cấp thị trường một phương pháp vận chuyển hàng hóa chuyên nghiệp giúp theo vận chuyển và theo dõi đơn hàng một cách hệ thống hơn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thị trường thương mại điện tử môn thương mại điện tử (Trang 29 - 30)