2.1. Nguyên nhân
Bệnh do virus có tên là feline herpesvirus 1 (FHV1), thuộc nhóm alphaherpesvirus. Virus thải ra rất nhiều từ dịch tiết mũi, mắt, miệng. Có hơn 80% mèo khỏi bệnh vẫn còn chứa virus FHV-1. Virus cũng có thể truyền từ mèo mẹ qua con sau khi đẻ, nhưng bệnh ở đây không thể hiện triệu chứng lâm sàng. Những mèo con này trở thành vật mang trùng lâu dài. Mèo ở hai tuần tuổi là có thể nhiễm bệnh nhưng phổ biến nhất là ở lứa tuổi năm đến tám tuần, là lúc kháng thể nhận từ mẹ đã gần hết tác dụng. Khi vào cơ thể mèo, virus nhân lên ở những vị trí như miệng, bên trong mũi, kết mạc mắt trước khi lan rộng đến niêm mạc phần dưới đường hơ hấp. Virus nhiễm vào máu thì ít xảy ra, chỉ thấy có ở mèo con hay mèo bị suy giảm miễn dịch. Ngồi ra khi có nhiễm trùng thứ phát thì bệnh thường trầm trọng thêm.
2.2. Triệu chứng
Thời kỳ nung bệnh thường là 2-6 ngày. Thời gian bệnh kéo dài trong 7 ngày, khi khơng có nhiễm trùng thứ phát. Những dấu hiệu sau đây thường được thấy sớm khi mèo nhiễm bệnh là: sốt, bỏ ăn, suy nhược và viêm hai bên kết mạc làm cho mèo chảy nước mắt và sợ ánh sáng. Sau đó các dịch tiết từ mắt, mũi dần có mũ và đóng vãy quanh mắt mũi, rồi hai mi mắt bị dính lại. Bệnh có thể gây cho mèo ho và thở khó. Ngồi ra mèo cịn có thể bị một số triệu chứng sau đây nhưng khơng phổ biến, đó là tiết nhiều nước bọt do lóet lưỡi, viêm lóet giác mạc mắt. Cịn dấu hiệu thần kinh và lóet da thì rất hiếm. Mèo mang thai có thể sảy thai. Tỉ lệ chết nói chung là thấp trừ những mèo con và mèo mất khả năng miễm dịch. Thường thì mèo phải mất 20 ngày để phục hồi bệnh, một số con bị viêm mũi, viêm xoang và kết mạc mãn tính do nhiễm trùng thứ phát.
2.3. Chẩn đoán
Dựa vào các triệu chứng để chẩn đoán bệnh.
2.4. Phòng – trị 2.4.1. Điều trị
Mèo bệnh nên được giữ ấm và chùi sạch dịch tiết từ mũi và mắt, nên cố khuyến khích mèo ăn. Có thể truyền dịch khi mèo bị mất nhiều nước, cấp thêm multivitamin.
19
Cấp kháng sinh hoạt phổ rộng để tránh nhiễm trùng thứ phát, có thể sử dụng một số loại thuốc mỡ như idoxuridine 0,5% mỗi 4-5 giờ một lần, hoặc dung dịch trifluridine 1% mỗi 2-4 giờ một lần.
2.4.2. Phịng
Có thể tiêm phịng cho mèo 4 tuần tuổi sau đó lập lại 4 tuần một lần cho đến 12 tuần.
3. Bệnh viêm phổi
Bệnh viêm phổi bao gồm viêm phổi và phế quản cấp tính hay mãn tính là một bệnh cũng hay gặp trên chó, mà đơi khi ta nghĩ khơng quan trọng nhưng nó có thể làm chết chó bất ngờ. Bệnh đặc trưng bởi rối loạn hơ hấp, giảm oxy máu, gây ảnh hưởng toàn thân.
3.1. Nguyên nhân
Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân:
Thường thấy do kế phát bệnh viêm hô hấp trên.
Virus như canine distemper virus, adenovirus I & II, parainfluenza virus tác hại trên đoạn cuối đường hô hấp tạo điều kiện cho nhiễm trùng thứ phát. Các vi trùng thường thấy là Mycrobacterium tuberculosis, Bordetella, Pasteurella, Chlamydia, Pseudomonas. Riêng bệnh lao có thể thấy ở chó nhiều hơn ở mèo.
Nấm như Aspergillus, Histoplasma, Coccidioides.
Ký sinh trùng xâm nhập vào phế quản như Filaroides, Aelurostrongylus
hay Paragonimus spp.
Ngồi ra khi có những tổn thương ở màng nhày phế quản làm cho phế quản bị kích thích mỗi khi hít vào hay thở ra, gây ra viêm phổi và nhiễm trùng thứ phát.
Viêm phổi cũng có thể do hít ngoại vật vào đường hơ hấp. Bệnh thường do con vật ói mửa dai dẳng, hoặc do cách cho uống thuốc khơng thích hợp, hoặc do những trường hợp ép thú ăn.
3.2. Triệu chứng
Đầu tiên chó lừ đừ, bỏ ăn là phổ biến. Kế đó là những cơn ho ngắn nhưng sâu, thường ho ít nhưng ho khó và có vẻ rất đau. Chó thở khó, thở nhanh, nơng, thể bụng, phịng mơi để thở, nổi rõ xương sườn khi thở, chó có thể biểu hiện xanh tái, nhất là lúc cho vận động. Thường thì nhiệt độ cơ thể tăng chút ít và có sự tăng bạch cầu. Những biến chứng của viêm phổi có thể xảy ra như viêm phế mạc, viêm trung thất, có sự xâm nhập của một số vi trùng cơ hội khác như Nocardia spp.
20
Bệnh diển biến bất thường, có khi chết rất nhanh do bọt khí tràn đầy đường hơ hấp, có khi bệnh kéo dài thành mãn tính, có thể dẫn đến viêm màng phổi.
3.3. Chẩn đoán
Việc chẩn đoán bệnh viêm phổi là khơng khó nhưng xác định ngun nhân đặc trưng thì khó. Ta cần phải lấy dịch tiết hoặc màng nhày để xét nghiệm phịng thí nghiệm thì mới có kết quả chính xác. Đối với bệnh do virus gây ra thì thường làm cho con vật sốt cao (40 o -41o C). Trong bệnh sử gần đây có thể con vật được gây mê, bị ói mửa trầm trọng thì dễ dẫn đến viêm phổi do hít phải ngoại vật. Những con bệnh cấp tính có thể chết trong vịng 24-48 giờ. Viêm phổi do nấm thường xảy ra mãn tính.
3.4. Phịng – trị 3.4.1. Điều trị
Đặt con vật nơi ấm, khơ, nếu bị tím tái thì phải tiếp oxy. Trong trường hợp thiếu máu thì phải tiếp máu. Đối với chó bệnh viêm phổi thì phải cho kháng sinh sớm. Ở những con bệnh mãn tính thì thường khơng có hiệu quả đối với kháng sinh. Tùy theo nguyên nhân mà ứng dụng phương pháp trị:
Nếu Nguyên Nhân Là Vi Trùng:
Dùng kháng sinh phải sớm với hoạt phổ rộng. Clavamox 20 mg/kg ngày 2 lần, uống 2 tuần. Gentamicin 2mg/kg ngày 2 lần tiêm tối đa 5 ngày.
Kanamycin 10-20 mg/kg ngày bốn lần cho uống, hoặc 5-7,5 mg/kg ngày hai lần tiêm thịt hoặc dưới da.
Nếu Nguyên Nhân Là Nấm thì dùng:
Ketoconazole 10 mg/kg cho uống ngày hai lần.
Amphotericin B 0,15 đến 1 mg/kg pha với 5 -10 ml dung dịch glucose 5% để tiêm mạch mỗi tuần ba lần, dùng trong hai tới bốn tháng, tuy nhiên rất kém hiệu quả
3.4.2. Phòng bệnh
Vaccin pneumodog bắt đầu lúc 4- 6 tuần tuổi hay DHPPi lúc 8 tuần tuổi. Tránh chó nhiễm bệnh viêm hơ hấp trên.
21
4. Bệnh sán lá phổi
Những ký sinh trùng này thường thấy ở trong các nang, ở phổi chó mèo, đơi khi cũng thấy ở một số loài gia súc khác hoặc động vật hữu nhũ hoang dã. Đơi khi người ta cũng tìm thấy các sán này ở các cơ quan nội tạng khác và não. Trung Quốc, Đông Nam Á và Bắc My, là những vùng thấy phổ biến loại bệnh này, bệnh còn thấy ở người và một số động vật khác ở Trung Quốc và một số nước khác ở vùng Viễn Đơng.
4.1. Ngun nhân
Giun có tên Paragominus westermani, con trưởng thành thì mập, màu hơi đỏ nâu, hình bầu dục, kích thước khoảng 14 X 7 mm. Giun đẻ trứng, trứng xuyên qua thành nang, được ho lên rồi nuốt vào, cuối cùng đi ra theo phân.
Vòng đời của sán bao gồm ký sinh qua ký chủ trung gian thứ nhất là một số loài ốc và qua ký chủ thứ hai như cua, tôm nước ngọt. Chó và mèo thường nhiễm bệnh do ăn phải tơm hay cua có nhiễm ấu trùng có nang. Âu trùng xuyên qua thành ruột rồi lọt vào xoang bụng, những con sán non đi xuyên qua cơ hoành để đến phổi, và sống ổn định ở đây.
4.2. Triệu chứng
Những gia súc bệnh thường ho từng cơn sâu, dai dẳng, và sau đó con vật thường trở nên yếu ớt và bơ phờ. Tuy nhiên vẫn có những con nhiễm bệnh không biểu lộ triệu chứng hay rất nhẹ khiến cho người chủ không chú ý.
4.3. Chẩn đoán
Có thể chẩn đốn hiệu quả nhờ xét nghịêm phân hay xét nghiệm đờm dãi để tìm trứng sán. Ta cũng có thể xác định được vị trí cư trú của giun bằng cách chụp X-quang. Ngồi ra người ta cũng có thể chẩn đốn bệnh bằng cách thử phản ứng huyết thanh.
4.4. Phòng – trị
Với bệnh này ta có thể dùng các loại thuốc sau đay:
- Fenbendazole 50 mg/kg cho uống hằng ngày trong 2 đến 3 tuần. - Albendazole 25 mg/kg cho uống hằng ngày trong 2 đến 3 tuần.
5. Bệnh do nấm
Bệnh do nấm Aspergillus ở chó đã thấy khắp thế giới. Hai dạng phổ biến của bệnh là bệnh toàn thân và bệnh khu trú ở xoang mũi
22
5.1. Nguyên nhân
Aspergillus fumigatus là thường thấy nhất, kế đó là A. niger, A. flavus cịn A. nidulans thì ít thấy hơn. Aspergillus fumigatus sinh ra độc tố gây tan máu và độc
tố gây hoại tử da. Bào tử tồn tại trong khơng khí nên dễ dàng được chó hít vào. Bệnh nấm dạng xoang mũi thường thấy ở chó trẻ và trưởng thành. Những yếu tố sau đây có thể là điều kiện tốt cho bệnh xảy ra bao gồm tổn thương mũi, giảm sức đề kháng của dịch nhày mũi, các tổn thương do vi trùng, virus, ký sinh trùng hoặc do tân bào. Con đường chính gây bệnh là do hít phải nấm.
5.2. Triệu chứng
Bệnh này có thể thấy một trong hai dạng.
Bệnh khu trú ở mũi: đặc trưng của bệnh là đau và có dịch tiết mũi lẫn với
máu, thấy cả hai bên hay một bên, thỉnh thoảng có thể thấy chảy máu cam và lóet quanh mũi, hiếm thấy các triệu chứng thần kinh.
Dạng toàn thân: bệnh phát triển âm ỉ, nhưng con vật thường bệnh nặng, và
thường thấy biểu lộ đau cột sống, liệt nhẹ, hoặc liệt các chân sau, chó bỏ ăn, sụt cân, suy nhược. Dạng này bệnh thường có tiên lượng xấu. Nấm có thể gây tắt xoang mũi, chất tiết cùng với nấm có thể đóng thành khối.
5.3. Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng trên để chẩn đốn bệnh
5.4. Phịng – trị
Dạng khu trú tại mũi ta có thể dùng enilconazole nhũ tương bơi vào mũi
10 mg/ngày trong 7-10 ngày
Bệnh toàn thân: dùng ketoconazole 5-10 mg/kg ngày uống hai lần, uống trong 6-8 tuần. Thuốc có thể gây một số phản ứng như xáo trộn đường ruột, độc cho gan, rụng lơng.
Ngồi ra ta cịn có thế sử dụng thuốc thiabendazole 10-20 mg, fluconazole 2,5-5mg
6. Thực hành
Xem video về bệnh hệ hệ hơ hấp ở chó Khám và chẩn đốn bệnh hệ hơ hấp chó mèo Viết đơn thuốc điều trị bệnh hệ hơ hấp chó mèo
23
Các ngun liệu dụng cụ cần thiết trong công tác khám hệ hô hấp, vật mẫu (chó).
6.2. Phương pháp tiến hành
Giáo viên hướng dẫn cho sinh viên cách khám và chẩn đốn sau đó đưa ra phác đồ điều trị trên vật mẫu.
6.3. Nội dung thực hành
Xem video về bệnh hệ hệ hơ hấp ở chó
Khám và chẩn đoán bệnh hệ hơ hấp chó mèo
Trình tự khám bệnh:
Hỏi bệnh Ghi nhận bệnh
Kiểm tra ngoại hình: màu lông, đuôi, tai, mõm,...... Kiểm tra thể chất: to con, nhỏ con, dáng đi, đứng..... Kiểm tra các đặc điểm có liên quan đến hệ hơ hấp
Chẩn đoán:
Dựa vào triệu chứng Dựa vào nguyên nhân
Viết đơn thuốc điều trị bệnh hệ hơ hấp chó mèo
Theo nguyên nhân Theo triệu chứng
Đưa ra phác đồ điều trị tổng thể
6.4. Tổng kết nhận xét và đánh giá
Đánh giá kết quả thực hành dựa vào việc kiểm tra lại kiến thức sinh viên ghi nhận trong buổi thực hành.
Ghi chép đầy đủ, chính xác những thơng tin cần thiết. Sinh viên tham gia đầy đủ.
Tinh thần thái độ học tập nghiêm túc. Viết bài phúc trình.
CÂU HỎI ƠN TẬP
1. Ngun nhân, triệu chứng, chẩn đốn, phịng trị bệnh viêm khí phế quản truyền nhiễm ở chó?
24
2. Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đốn, phịng trị bệnh viêm mũi và khí phế quản truyền nhiễm ở mèo?
3. Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đốn, phịng trị bệnh viêm phổi? 4. Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đốn, phịng trị bệnh sán lá phổi? 5. Ngun nhân, triệu chứng, chẩn đốn, phịng trị bệnh do nấm?
25
BÀI 3
BỆNH HỆ TUẦN HOÀN MĐ26-03
Giới thiệu:
Hệ tuần hoàn gần như là một hệ thống ống kín trong đó có máu lưu thơng, nên các mầm bệnh thường phát ra do xâm nhập từ những con đường khác hoặc do các ký sinh trùng chích hút máu gây ra. Những bệnh này thường thông qua đường máu mà tác hại trên nhứng hệ khác, hoặc thể hiện trên rất nhiều hệ, Bệnh trên đường tuần hoàn, máu thường gây ra những triệu chứng như xanh tái kết mạc mắt hay các màng niêm khác, cùng với các triệu chứng như tim đập nhanh, thở nhanh, vàng da, thiếu máu, thiếu hồng cầu, nhất là các trường hợp protozoa ký sinh trong máu.
Hình 3.1: Tim chó (Nguồn: Nguyễn văn Biện)
Mục tiêu:
- Kiến thức
+ Trình bày được các bệnh ở hệ tuần hồn.
+ Phân tích ngun nhân, triệu chứng, cách phịng và trị khi chó mèo mắc bệnh ở hệ tuần hoàn.
26
+ Chẩn đốn được các bệnh ở hệ tuần hồn chó mèo + Phịng trị được các bệnh ở hệ tuần hồn chó mèo
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ trong công tác
chẩn đốn và phịng trị.
1. Bệnh do xoắn trùng
Bệnh xảy ra trên nhiều loài gia súc và người. Bệnh gây tác hại trên gan, tuyến thượng thận, thận, phổi, tim, đường tuần hồn, tiêu hóa.
1.1. Nguyên nhân
Bệnh do vi khuẩn Letospira gây ra. Có rất nhiều chủng Leptospira nhưng trên chó thường thây nhất là L.canicola và L. copenhageni. Sau khi xâm nhập vào cơ thể vi khuẩn đi vào máu và đến định cư ở có mơ mềm như thận, gan, lách và gây bệnh. Sau đó mầm bệnh thải qua nước tiểu, và có thể tồn tại nhiều tháng trong môi trường nhất là trong nước. Chó nhiễm bệnh do ăn phải thịt súc vật bệnh, hoặc thức ăn, nước nhiễm mầm bệnh. Loài gậm nhấm có thể mang trùng suốt đời và gieo rắt bệnh.
1.2. Triệu chứng
Chó ở tất cả các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, chó đực cho thấy tỉ lệ mắc bệnh cao hơn chó cái. Thời kỳ nung bệnh từ 5 đến 10 ngày. Trong trường hợp trầm trọng thì bệnh phát ra thình lình và đặc trưng là chó hơi yếu đi, bỏ ăn, ói, sốt 39,5o đến 40o C, và thường bị viêm kết mạc nhẹ. Ở thời kỳ này những dấu hiệu lâm sàng rất khó thấy. Trong một vài ngày nhiệt độ hạ xuống nhanh cịn 37- 38o C, lúc này chó thường suy nhược, thở khó khăn và rất khát nước. Độc tố vi khuẩn phá hủy thành mao mạch gây tắc nghẻn mạch, vở mao mạch tạo nên hoại tử niêm mạc, xuất huyết niêm mạc và da. Miệng có những nốt sung huyết rồi lóet, rất hơi; chân sau yếu, khó thở, khát nước, vàng da.
Thời kỳ sau thấy chó bị run cơ bắp, đau vùng bụng, nôn ra máu, chảy máu mũi, gầy nhanh, sút cân, da khơ, mắt lõm, viêm kết mạc, thân nhiệt hạ, chó thở khó, hoặc khát nước, tiểu nhiều, mất nước, suy kiệt, hơn mê và chết. Ở chó con thì triệu chứng không rõ lắm .
1.3. Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng để chẩn đốn bệnh.
1.4. Phịng – trị 1.4.1. Trị bệnh
27
Hai loại thuốc kháng sinh có hiệu quả nhất để trị nhiễm trùng là tetracycline và streptomycin:
- Tetracycline: 25-50 mg/kg, ngày ba đến bốn lần cho uống, hoặc dùng 7 mg/kg ngày hai lần tiêm thịt hay tiêm mạch.
- Streptomycine 5-10 mg/kg, ngày hai lần tiêm thịt hay dưới da.
-Ngoài ra dihydrostreptomycine được sử dụng để điều trị những con mang trùng.
Để giải quyết vấn đề mất nước và nhiễm độc acid ta sử dụng dung dịch lactate phối hợp với saline-dextrose và các vitamine nhóm B liều cao. Trong những trường hợp vô niệu thì khơng được cấp một lượng nước q nhiều, mức độ nước cấp chỉ nên điều chỉnh ở khoảng 90 g cho chó 18 kg một ngày .
1.4.2. Phịng bệnh
Giữ vệ sinh cho chó nhất là thức ăn, không để nhiễm phân hay nước tiểu chuột. Tiêu diệt chuột, và các lồi gậm nhấm quanh chỗ ni chó. Vaccin bắt đầu lúc 7 hay 8-9 tuần tuổi.