- Mục tiêu chính trị
2. Nỗ lực của các nước nhằm cải thiện ODA
2.2. Nỗ lực của các nước nhận viện trợ nhằm thu hút và sử dụng ODA hiệu quả
hiệu quả
Những nỗ lực muốn đạt kết quả cao nhất thì phải ln cần xuất phát từ cả hai phía. Chỉ các nước phát triển nỗ lực cải thiện thơi thì chưa đủ mà quan trọng nhất vẫn là việc các nước nhận viện trợ biết cách sự dụng những khoản viện trợ này như thế nào cho xứng đáng với những gì các nước cấp viện trợ mong muốn. Trên thực tế, việc thất thốt lãng phí và sử dụng khơng hiệu quả ODA ở các nước tiếp nhận là không thể tránh khỏi do cả nhân tố khách quan lẫn chủ quan. Tuy nhiên vẫn luôn tồn tại những biểu hiện thể hiện những nỗ lực không ngừng của các nước nhận viện trợ trong việc tiếp quản và sử dụng ODA một cách hiệu quả hơn.
- Trước hết phải kể đến việc hiện nay các nước nhận viện trợ dưới sự hướng dẫn
(TD&ĐG) để tăng cường các kết quả phát triển chú ý đến cách tiếp cận dựa trên kết quả trong quản lý hành chính cơng mà trong đó có sự đóng góp của ODA.
Mơ hình TD&ĐG gồm 10 bước:
1) Thực hiện Đánh giá tính sẵn sàng
2) Thoả thuận về Kết quả để Theo dõi và Đánh giá 3) Chọn chỉ số chính để Theo dõi Kết quả
4) Dữ liệu cơ sở về chỉ số - Hiện nay chúng ta đang ở đâu? 5) Lập kế hoạch Cải thiện - Chọn các Mục tiêu kết quả 6) Theo dõi kết quả
7) Vai trò của Đánh giá 8) Báo cáo Kết quả phát hiện 9) Sử dụng Kết quả phát hiện
10) Duy trì hệ Hệ thống TD&ĐG trong Tổ chức
Và được ứng dụng cho nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm: cấp dự án, cấp chương trình, cấp ngành, cấp tổ chức, cấp quốc gia, cấp khu vực, cấp toàn cầu, nhằm đánh giá các kết quả phát triển của ODA.
Hệ thống TD&ĐG phục vụ cho Quản lý các kết quả phát triển tạo ra công cụ quản lý hữu hiệu trong khu vực nhà nước cũng như các tổ chức khác. Ngoài việc giúp các chính phủ và tổ chức trình bày kết quả và tác động cơng việc của họ, TD&ĐG có thể nâng cao trách nhiệm giải trình, đồng thời mang lại phương tiện thông tin nhằm nâng cao và tối đa hố kết quả cũng như giúp đạt được mục đích đề ra. Đặc biệt, nâng cao trách nhiệm giải trình có thể đóng góp đáng kể vào tăng cường quản lý nhà nước cũng như quản lý của các tổ chức. Khung đánh giá hiệu quả hoạt động quốc gia, đánh giá thực hiện chung và thảo luận về tác động tổng thể của ODA ở cấp quốc gia là những sáng kiến quan trọng giúp đưa TD&ĐG vượt ra khỏi phạm vi các dự án, chương trình, đồng thời đem lại cơ hội học hỏi giữa các nước và tổ chức.
Hiện nay thì các nước nhận viện trợ đang tích cực xây dựng hệ thống này nhưng thảo luận về cách thức đánh giá viện trợ phát triển thông qua đánh giá tổng tác động của ODA ở cấp độ quốc gia mới được bắt đầu. Cho đến nay đã có nhiều mơ hình được đưa ra song chưa có sự đồng thuận chung giữa các nhà tài trợ. Giá trị gia tăng của cách tiếp cận này cũng chưa được xác định rõ ràng, cũng như nó sẽ được thực hiện theo cách hợp lý về phương pháp như thế nào. Tuy nhiên điều đó cũng cho thấy các nước đang nỗ lực tìm cách sử dụng nguồn vốn ODA hiệu quả hơn.
- Thứ hai, nhằm nâng cao hiệu quả viện trợ hay hiệu quả thu hút ODA, chính
phủ các nước tiếp nhận đang tăng cường xây dựng các cơ chế chính sách, hoàn thiện các thể chế pháp lý tạo thuận lợi cho dòng vốn ODA vào đặc biệt là liên quan tới các chính sách mở của thị trường tự do tạo thuận lợi cho giao lưu hội nhập kinh tế thế giới, hài hòa các thủ tục pháp lý cho dòng vốn ODA và thực hiện các cam kết điều kiện ràng buộc khi tiếp nhận viện trợ.
- Thứ ba, các nước cũng tích cực xây dụng các cơ chế chính sách nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA, trong đó nổi lên là vấn đề phân cơng lao động và bổ trợ trên cơ sở lợi thế cạnh tranh giữa các nguồn vốn hợp tác phát triển (viện trợ khơng hồn lại, vốn vay ưu đãi và kém ưu đãi); và giữa nguồn vốn này với các nguồn tài chính phát triển khác (đầu tư từ ngân sách nhà nước, đầu tư từ khu vực tư nhân). Đây được xem là một cách thức để nâng cao hiệu quả viện trợ, gắn kết giữa viện trợ và phát triển.
- Một nỗ lực nữa là các nước tiếp nhận cam kết sẽ có các biện pháp nhằm tăng cường tính minh bạch trong sử dụng ODA phân bổ từ cấp trung ương tới địa phương , quản lý chặt chẽ và rõ ràng.
LỜI KẾT
Nguồn vốn ODA đã và đang đóng một vai trị quan trọng trong chiến lược phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia đang và kém phát triển. Nhờ vốn ODA và kinh nghiệm quý báu từ các nước phát triển và các tổ chức đa phương, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của các nước kém phát triển đã dần được cải thiện. Trong những năm gần đây, các nước này đã đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực như xã hội, y tế, giáo dục, tăng cường thể chế, bảo vệ môi trường, phát triển nông thôn, đặc biệt là trong cơng tác xóa đói giảm nghèo.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay, nguồn vốn ODA bắt đầu có những dấu hiệu tăng trưởng chậm lại và sức ép cạnh tranh giữa các nước đang phát triển để thu hút nguồn vốn ODA đang tăng lên.
Đối với bất kỳ một quốc gia nào, làm cách nào để tận dụng tối ưu nguồn vốn ODA ln là một bài tốn nan giải. Việc tiếp nhận ODA nhiều hơn cần phải đi đôi với việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn vốn này. Các nhà quản lý và các đơn vị sử dụng vốn ODA cần phải đưa ra những chính sách và hành động thích hợp nhằm phát huy những thế mạnh, hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi của ODA.