- Mục tiêu chính trị
2. Nỗ lực của các nước nhằm cải thiện ODA
2.1. Nỗ lực của nước viện trợ nhằm tăng cường ODA trong thời kỳ khủng hoảng
khủng hoảng
Sự vận động của dòng ODA năm trong sự vận động chung của nền kinh tế thế giới. Đây là một tất yếu. Sự lên xuống của các chu kỳ kinh tế cũng dẫn đến dòng ODA lên xuống cùng chiều. Theo đó, khi nền kinh tế rơi vào suy thối khủng hoảng thì dịng ODA sụt giảm là điều khơng thể tránh khỏi. Vì như chúng ta đều biết chỉ 25% ODA đến từ các tổ chức đa phương còn 75% là từ các nước DAC- các nước phát triển thực thụ. Mà thực chất thì ODA từ các tổ chức đa phương cũng có nguồn gốc từ cá nước phát triển. ODA lại trích ra từ GNI của các nước
này nên khi có khủng hoảng kinh tế làm sụt giảm GNI thì tất yếu dẫn đến sự sụt giảm ODA.
Một minh chứng dễ thấy là trong khoảng thời gian từ năm 1992 và 1998, dòng ODA giảm 88,7 tỷ USD do những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đầu những năm 1990. Trong khi đó, phần trăm ODA trong GNI đã giảm mạnh từ 0,33% (1992) xuống còn 0,22% (1997). Nhưng ngay sau khi khủng hoảng có dấu hiệu phục hồi vào 1998 thì dịng ODA lập tức tăng trở lại và đạt đỉnh điểm vào những năm 2005-2006. Tổng hỗ trợ phát triển chính thức ODA của các thành viên DAC đã tăng 32%, đạt 106,8 tỷ USD trong năm 2005. Tỷ lệ ODA trong GNI của các nước tài trợ đã tăng lên 0,33% so với mức 0,26% năm 2004 và đạt mức cao nhất kể từ năm 1992.
Một ví dụ gần đây nữa là cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2009 tàn phá nhiều nền kinh tế của các nước thuộc DAC khiến dòng ODA từ các nước này sụt giảm không theo như dự kiến cam kết ban đầu. Thế nhưng ngay sau đó, năm 2010, dòng ODA tiếp tục tăng ngay trở lại và đạt mức cao nhất 128,7 tỷ USD và tăng 6,5% so với năm 2009. Đây là mức ODA thực tế đạt kỷ lục từ trước tới nay, vượt cả khối lượng ODA cung cấp trong năm 2005 khi mức viện trợ xóa nợ tăng bất thường. Tỷ lệ ODA ròng trong tổng thu nhập quốc dân (GNI) đạt 0,33%, tương đương năm 2005 và cao nhất trong các năm từ 1992 tới nay.
Chúng ta có thể giải thích như thế nào về những số liệu đáng khích lệ trên? Chỉ có thể dùng hai chữ: “Nỗ lực”. Chính là nỗ lực của các nước viện trợ dưới sự kêu gọi của Liên Hợp Quốc nhằm thực hiện một thơng điệp chung: chung tay góp sức vì một thế giới tốt đẹp hơn. Các nước phát triển nỗ lực giúp đỡ các nước đang và chậm phát triển thông qua các hình thức viện trợ trong đó chủ yếu là ODA.
Những sự nỗ lực ấy được thể hiện thông qua rất nhiều các hội nghị các thỏa thuận và cam kết cấp quốc tế dưới sự chủ trì của Liên Hợp Quốc và sự tham gia của các nước thuộc DAC.
Trước hết phải kể đến chương trình cải tổ Liên Hợp Quốc đã được đề ra từ đầu những năm 90. Đến năm 2005, tại phiên toàn thể Cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá 60 tháng 9/2005, trong 3 nội dung chính với tham vọng cải tổ “cả gói” thì vấn đề phát triển và thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs) có đề cập tới cam kết nghĩa vụ thực hiện ODA của các nước phát triển. Cụ thể phiên toàn thể cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 60 tháng 9/2005 kêu gọi các quốc gia, cộng đồng quốc tế có cam kết mạnh mẽ và cụ thể hơn như: hoàn thành MDGs đúng hạn vào 2015; các nước phát triển phải tăng hỗ trợ tài chính và kỹ thuật và có kế hoạch thực hiện nghĩa vụ giành 0,7% GNP cho ODA; phấn đấu giành 50 tỷ USD cho ODA vào năm 2010; thúc đẩy tự do hoá thương mại, sớm kết thúc vòng Đơ-ha; mở rộng thêm đối tượng giảm, xố nợ, dỡ bỏ rào cản thương mại cho các nước nghèo, kém phát triển nhất...
Theo tinh thần kêu gọi về MDGs của LHQ nêu trên thì năm 2005, tại Hội nghị thượng đỉnh G8 diễn ra tại Gleneagles, Xcốt-len và các diễn đàn khác, các nước tài trợ đã có những cam kết cụ thể về việc tăng lượng vốn ODA, theo đó ODA do các nước DAC cung cấp sẽ tăng từ khoảng 80 tỉ USD lên gần 130 tỉ USD (tính theo giá cố định năm 2004). Cũng cùng năm, 15 nước EU thuộc DAC cũng đã cam kết đạt mục tiêu ODA cung cấp là 0,51% GNI vào năm 2010. Những nước thành viên DAC khác cũng đã đạt được nhiều mục tiêu cam kết về viện trợ trong đó Mỹ đã cam kết tăng gấp đôi viện trợ cho khu vực Cận Xahara châu Phi trong giai đoạn 2004-2010 và đã đạt được mục tiêu này vào năm 2009, sớm một năm so với cam kết. Canada đã cam kết tăng gấp đối Quỹ viện trợ quốc tế so với năm 2001 và cũng đạt được mục tiêu này. Na Uy đã vượt được mục tiêu cam kết duy trì tỷ lệ ODA/GNI ở mức 1%, và Thụy Sĩ cũng đạt mục tiêu cam kết về tỷ lệ
ODA/GDN ở mức 0,41%. Nhật Bản đã cam kết tăng viện trợ trong giai đoạn từ 2005-2009 và cũng đã đạt được mục tiêu này theo báo cáo năm ngoái. ODA năm 2010 của Nhật Bản cũng tăng mạnh. Niu Dilân đặt mục tiêu tăng vốn ODA lên 600 triệu đơla Niu Dilân vào năm 2012-2013 và có nhiều khả năng đạt được mục tiêu này.
Tuy nhiên sau đó do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2009 mà một số nước đã khơng hồn thành theo dự kiến mức ODA đã cam kết. Điều này có thể dễ dàng thơng cảm do sự sụt giảm GNI của các nước này. Nhưng rõ ràng là các nước phát triển đã nỗ lực hết sức để duy trì mức ODA cam kết lớn nhất có thể. Trong đó đáng khích lệ là trường hợp của Hàn Quốc, mặc dù chưa gia nhập DAC và cũng chưa có cam kết gì nhưng viện trợ ODA của nước này đã tăng về giá trị thực lên đến 56% kể từ năm 2005.
Hơn thế nữa, một điều thể hiện nỗ lực của các nước DAC trong cải thiện ODA là: Để đảm bảo các mục tiêu và cam kết viện trợ trong tương lai trở nên rõ ràng, hiện thực và khả thi hơn, gần đây DAC đã phê chuẩn một bản Khuyến nghị về Thông lệ cam kết tốt. Bản Khuyến nghị này được đưa ra nhằm giúp tất cả các nước tài trợ cải thiện việc thực hiện cam kết của mình và nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.
Riêng đối với các nước nghèo nhất thế giới (LDCs), chiếm 13% dân số thế giới, nhưng chỉ tạo ra 1% sản lượng kinh tế tồn cầu, thì LHQ cũng đã có một chương trình nhằm viện trợ các nước này trong đó LHQ cam kết tăng ODA cho các nước kém phát triển (gồm 33 nước châu Phi, 14 nước quanh Thái Bình Dường và một nước Mỹ Latinh, với tổng dân số 880 triệu người). Tại Hội nghị lần thứ 4 về các nước nghèo nhất thế giới diễn ra ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) từ ngày 9 đến 13-5-2011, Liên hợp quốc đã thông qua kế hoạch 10 năm giúp các nước kém phát triển xóa nghèo. Hội nghị yêu cầu các nước giàu đẩy mạnh cam
kết viện trợ, xóa bỏ nhiều rào cản thương mại và mở cửa thị trường đối với các sản phẩm của các nước nghèo hơn. Hội nghị đã cơng bố "Chương trình Hành động Istanbul”, theo đó, các nước giàu cam kết thực hiện mục tiêu trích từ 0,15- 0,20% thu nhập quốc gia cho ODA; tăng năng lực sản xuất ở các nước kém phát triển như xây dựng kết cấu hạ tầng, thúc đẩy nhân lực, vốn và quản lý. Mục tiêu này là một sự gia tăng đáng kể so với mức chưa đến 0,1% GNP trước đây. Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun và nhiều nguyên thủ quốc gia nhấn mạnh, hỗ trợ các nước LDCs phát triển cũng chính là góp phần tạo ra một thế giới ổn định hơn, hịa bình hơn và thịnh vượng hơn.
Như vậy có khẳng định một điều với mong muốn đóng góp vào một thế giới tốt đẹp hơn thì các nước phát triển đang khơng ngừng nỗ lực cải thiện nguồn viện trợ vào các nước đang và kém phát triển thông qua các cam kết và thực hiện ODA.