CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU

Một phần của tài liệu Bài tập Vật Lí 10 chương trình chuẩn (PDF) (Trang 29 - 31)

Chuyển động thẳng là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng.

Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và tốc độ không thay đổi. Khi vật chuyển động thẳng theo 1 chiều không đổi thì

+ Độ dịch chuyển và quãng đường đi được có độ lớn như nhau d = s. + Vận tốc và tốc độ có độ lớn như nhau.

Khi vật đang chuyển động theo chiều dương, nếu đổi chiều chuyển động theo hướng ngược lại thì

+ Quãng đường đi được vẫn có giá trị dương, cịn độ dịch chuyển có giá trị âm. + Tốc độ vẫn có giá trị dương, cịn vận tốc có giá trị âm.

2. Phương trình chuyển động

Nếu vật chuyển động trên đường thẳng theo một chiều xác định thì độ lớn của vận tốc trung bình bằng tốc độ trung bình.      0  0 ( 0) x x d x v t t t t  0 . x x v t

- x0 là tọa độ ban đầu của vật tại thời điểm t0. - x là tọa độ của vật tại thời điểm t.

- v là vận tốc của vật

+ v0: nếu vật chuyển động theo chiều dương đã chọn.

+ v0: nếu vật chuyển động ngược chiều dương đã chọn (theo chiều âm).

30

VẬT LÝ 10 – HỌC KỲ I

1. Đồ thị dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng Trong chuyển động thẳng đều: d = v.t (v là hằng số) có dạng hàm số y = a.x.

Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng đều có dạng là một đường thẳng, với hệ số góc là v.

2. Độ dốc

Độ dốc (tên gọi khác của hệ số góc) của đồ thị độ dịch chuyển – thời gian được tính bằng cơng thức :

   d v t

Dựa vào độ ta có thể biết một vật đang chuyển động nhanh hay chậm. Độ dốc càng lớn vật chuyển động càng nhanh.

Nếu độ dốc (v) âm thì vật đang chuyển động ngược lại.

Dùng đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng có thể mơ tả được chuyển động: biết khi nào vật chuyển động, khi nào vật dừng, khi nào vật chuyển động nhanh, khi nào vật chuyển động chậm. khi nào vật đổi chiều chuyển động,…

Độ dốc không đổi, tốc độ không đổi. Độ dốc lớn hơn, tốc độ lớn hơn.

Độ dốc bằng không, vật đứng yên. Từ thời điểm độ dốc âm, vật chuyển động theo chiều ngược lại.

31

VẬT LÝ 10 – HỌC KỲ I

Ví dụ 1: (Trích từ sách Chân trời sáng tạo tr31) Hai xe chuyển động ngược chiều nhau trên cùng đoạn đường thẳng với các tốc độ không đổi. Lúc đầu, hai xe ở các vị trí A và B cách nhau 50 km và cùng xuất phát vào lúc 8 giờ 30 phút. Xe xuất phát từ A có tốc độ 60 km/h. Chọn gốc tọa độ và chiều dương tùy ý.

a) Hãy lập hệ thức liên hệ giữa tọa độ và vận tốc của mỗi xe. Khi hai xe gặp nhau, có mối liên hệ nào giữa các tọa độ.

b) Cho biết 2 xe gặp nhau lúc 9 giờ. Tìm vận tốc của xe xuất phát từ B.

Ví dụ 2: Trên một đường thẳng có hai xe chuyển động ngược chiều nhau, khởi hành cùng một lúc từ A và B cách nhau 100 km; xe đi từ A có tốc dộ 20 km/h và xe đi từ B có tốc độ 30 km/h.

a) Lập phương trình chuyển động của hai xe. Lấy gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian lúc hai xe bắt đầu khởi hành.

b) Hai xe gặp nhau sau bao lâu và ở đâu?

Ví dụ 3: (Trích từ sách Kết nối tri thức tr36) Số liệu về độ dịch chuyển và thời gian của chuyển động thẳng của một xe ô tô đồ chơi chạy bằng pin được ghi trong bảng trên:

Dựa vào bảng này để:

Độ dịch chuyển (m) 1 3 5 7 7 7

Thời gian (s) 0 1 2 3 4 5

a) Vẽ đồ thị dịch chuyển – thời gian chuyển động. b) Mơ tả chuyển động của xe.

c) Tính vận tốc của xe trong 3s đầu. Bài tập ví dụ

CHÚ Ý

Một phần của tài liệu Bài tập Vật Lí 10 chương trình chuẩn (PDF) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)