Khả năng lãnh đạo (Mục 5)

Một phần của tài liệu Quản lý đổi mới sáng tạo (Trang 44 - 46)

Chƣơng 2 : Hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo

3. Khả năng lãnh đạo (Mục 5)

Cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp

Ban lãnh đạo cấp cao thể hiện cam kết đối với IMS thông qua các hoạt động cụ thể sau:

- Chịu trách nhiệm về hiệu lực và hiệu quả của IMS.

- Thiết lập tầm nhìn, chiến lược, chính sách và mục tiêu đổi mới sáng tạo phù hợp với bối cảnh và định hướng chiến lược của doanh nghiệp.

- Thúc đẩy văn hóa hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo.

- Đảm bảo việc áp dụng và tích hợp các yêu cầu IMS vào các quy trình và tổ chức hiện có của doanh nghiệp.

- Đảm bảo các nguồn lực cần thiết cho IMS.

- Tạo ra nhận thức và truyền đạt tầm quan trọng của quản lý đổi mới sáng tạo hiệu quả và áp dụng hướng dẫn IMS cho doanh nghiệp.

- Khuyến khích và cơng nhận các cá nhân thực hiện đổi mới sáng tạo, tạo điều kiện học hỏi từ thành công và thất bại.

- Thúc đẩy kế hoạch cải tiến liên tục IMS.

Bên cạnh đó, ban lãnh đạo cấp cao cũng cần thể hiện cam kết đối với việc thực hiện giá trị của hoạt động đổi mới sáng tạo thông qua: xác định các cơ hội dựa trên nhu cầu hiện tại; cân bằng giữa các cơ hội và rủi ro; xem xét khả năng thất bại; cho phép thử nghiệm liên quan đến khách hàng và các bên liên quan để kiểm tra các giả thuyết...

Ban lãnh đạo cấp cao cần thiết lập, thực hiện và duy trì tầm nhìn đổi mới sáng tạo thơng qua việc đánh giá tác động của các hoạt động đổi mới sáng tạo đối với tương lai của doanh nghiệp; lựa chọn, xây dựng chiến lược, chính sách và mục tiêu đổi mới sáng tạo; truyền cảm hứng cho mọi người hướng tới tầm nhìn đổi mới sáng tạo; nâng cao uy tín của doanh nghiệp, thu hút các bên liên quan có liên quan.

Ban lãnh đạo cấp cao thiết lập, thực hiện và duy trì chiến lược đổi mới sáng tạo để khẳng định vai trò, tầm quan trọng của các hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp. Chiến lược đổi mới sáng tạo đánh giá một số yêu cầu sau:

- Bối cảnh của doanh nghiệp.

- Tầm nhìn và chính sách đổi mới sáng tạo. - Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn.

- Các mục tiêu đổi mới sáng tạo và các kế hoạch để thực hiện. - Tổ chức của doanh nghiệp.

- Các quy trình hỗ trợ, phân bổ nguồn lực.

Chiến lược đổi mới sáng tạo tập trung vào hiện thực giá trị trong các điều kiện “khơng chắc chắn”. Điều này địi hỏi sự cân bằng của việc ra quyết định dựa trên giả định và điều kiện thực tiễn đối với hoạt động đổi mới sáng tạo. Chiến lược đổi mới sáng tạo giúp doanh nghiệp và các bên liên quan hiểu được các quyết định đưa ra để đạt được các mục tiêu đổi mới sáng tạo, đồng thời góp phần thu hút và truyền cảm hứng cho doanh nghiệp trong việc triển khai mạnh mẽ các hoạt động này.

Chính sách đổi mới sáng tạo

Ban lãnh đạo cấp cao thiết lập, thực hiện và duy trì chính sách đổi mới sáng tạo nhằm cam kết thực hiện các hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp. Chính sách đổi mới sáng tạo cần phù hợp với mục đích và bối cảnh của doanh nghiệp, thực hiện các định hướng

chiến lược của doanh nghiệp, đồng thời phù hợp với tầm nhìn đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.

Chính sách đổi mới sáng tạo xem xét các nguyên tắc quản lý đổi mới sáng tạo nhằm thiết lập chiến lược và mục tiêu cụ thể về đổi mới sáng tạo. Chính sách đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu, cam kết về việc cải tiến liên tục IMS trong doanh nghiệp. Chính sách đổi mới sáng tạo được thể hiện dưới dạng thông tin tài liệu để truyền đạt và áp dụng rộng rãi trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản lý đổi mới sáng tạo (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)