Chƣơng 3 : Nguyên tắc hợp tác đổi mới sáng tạo
2. Tham gia hợp tác đổi mới sáng tạo
Khi đã xác định được cơ hội đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp tiến hành phân tích khoảng cách để đánh giá sự khác biệt giữa năng lực, khả năng, nguồn lực hiện có và yếu tố cần thiết khác của doanh nghiệp.
Dựa trên phân tích khoảng cách, doanh nghiệp quyết định lựa chọn đối tác đổi mới sáng tạo. Trong hầu hết các trường hợp, quy trình phân tích khoảng cách sẽ giúp doanh nghiệp có được thơng tin về công nghệ, năng lực của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sử dụng các thông tin này để xác định và lựa chọn đối tác đổi mới sáng tạo phù hợp nhất.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dựa trên nhu cầu (bên trong và bên ngồi), doanh nghiệp có thể tham gia hợp tác đổi mới sáng tạo
mà không xác định mục tiêu, cơ hội cụ thể; hoặc doanh nghiệp có đủ năng lực, khả năng và nguồn lực để tự thực hiện đổi mới sáng tạo, nhưng doanh nghiệp vẫn mong muốn hợp tác với đối tác khác.
Ngoài ra, một số lý do khác để doanh nghiệp thực hiện hợp tác đổi mới sáng tạo là: chia sẻ rủi ro (bao gồm rủi ro tài chính) và giải quyết các công việc hiệu quả hơn; hình thành hệ sinh thái (trong đó doanh nghiệp là một cấu phần của hệ sinh thái); thúc đẩy hình thành văn hóa “cộng sinh” cho phép các doanh nghiệp cùng tồn tại; thực hiện “chuẩn đối sánh” để theo dõi và đánh giá năng lực đổi mới sáng tạo và hiệu suất của doanh nghiệp; giảm thời gian tiếp thị thông qua lập kế hoạch và quy trình hợp tác đổi mới sáng tạo; giảm chi phí, tối ưu hóa các nguồn lực của doanh nghiệp; thiết lập các thực tiễn tốt nhất để xác định các giải pháp mới hướng đến giá trị; nâng cao hình ảnh, danh tiếng của doanh nghiệp...
Một số lý do khác để các doanh nghiệp không thực hiện hợp tác đổi mới sáng tạo là: mất độc lập; tập trung phát triển năng lực nội bộ doanh nghiệp; hạn chế việc chia sẻ các tri thức thuộc độc quyền của doanh nghiệp; giữ quyền sở hữu tài sản trí tuệ của doanh nghiệp...
Kết quả phân tích cho phép doanh nghiệp xem xét việc tham gia quan hệ đối tác đổi mới sáng tạo. Việc tham gia vào quan hệ đối tác đổi mới sáng tạo bao gồm các bước chính như sau:
- Xác định các “khoảng trống” của doanh nghiệp.
- Xác định cách tiếp cận tốt nhất để tự bổ sung “khoảng trống” hoặc bổ sung các “khoảng trống” thông qua hợp tác đổi mới sáng tạo.
Xác định các “khoảng trống”
Trong bối cảnh hợp tác đổi mới sáng tạo, xác định các “khoảng trống” là công cụ được sử dụng để xác định sự thiếu hụt về kiến thức, nguồn lực của doanh nghiệp, làm cơ sở để doanh nghiệp thực hiện cải
thiện, tìm kiếm cơ hội mới, nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Phân tích để xác định các “khoảng trống” của doanh nghiệp bao gồm: xác định các “lỗ hổng”; xác định các đối thủ cạnh tranh và nguồn lực hiện có của doanh nghiệp; xác định năng lực, nguồn lực cần thiết; xác định các yêu cầu để bổ sung “khoảng trống”.
Một số công cụ quản lý doanh nghiệp có thể được sử dụng để thực hiện việc đánh giá sản phẩm, xác định đối thủ cạnh tranh... để xác định các “lỗ hổng” trong doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
- Phân tích khoảng trống (Gap Analysis) là một công cụ đánh giá nội bộ để xác định sự thiếu hụt về hiệu suất của các chức năng kinh doanh như: dịng tài chính, mức độ hiển thị... Phân tích này sẽ so sánh hiệu suất thực tế với hiệu suất mong muốn, qua đó xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiện trạng của doanh nghiệp, các yếu tố cần thiết giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu mong muốn. Dựa trên kết quả phân tích, doanh nghiệp phát triển chiến lược để “lấp đầy” các “khoảng trống” này. Phân tích khoảng trống giúp doanh nghiệp xác định “lỗ hổng” trong quy trình kinh doanh nội bộ như: nghiên cứu, xây dựng chiến lược, lập kế hoạch, phát triển thị trường, quản lý tài chính, sản xuất, mua sắm...
- Thẻ điểm (Score Cards) là một công cụ quản lý hiệu suất để xác định và cải thiện các quá trình hoặc chức năng kinh doanh nội bộ. Do đó, cơng cụ này có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đánh giá các “khoảng trống”. Các kết quả được đo lường dựa trên các số liệu hiệu suất và cung cấp phản hồi cho doanh nghiệp.
- Phân tích SWOT (SWOT Analysis) là phương pháp đánh giá điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats). Đây là một phương pháp đánh giá đối với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Phương pháp này xác định các cơ
hội và thách thức; liệt kê các điểm mạnh và điểm yếu để phát triển, đáp ứng các cơ hội, giảm thiểu các thách thức trên cơ sở hạn chế các điểm yếu bên trong doanh nghiệp.
- Quản lý vòng đời sản phẩm (Product Lifecycle Management, PLM) là phương pháp quản lý tồn bộ vịng đời của sản phẩm từ quá trình thiết kế sản phẩm đến quá trình xử lý, tái chế sản phẩm. Phương pháp PLM giúp thiết kế các sản phẩm với ít nguyên liệu đầu vào (vật liệu ít hơn, đơn giản hơn...), chất lượng sản phẩm cao hơn (độ bền cao hơn, sửa chữa dễ dàng hơn...) và thân thiện với môi trường hơn. Đồng thời sản phẩm của một q trình có thể là đầu vào cho sản phẩm khác. Phương pháp PLM cung cấp nền tảng để liên kết các bên liên quan trong chuỗi cung ứng. Phương pháp này tích hợp con người, dữ liệu, quá trình và hệ thống kinh doanh thành một thể thống nhất. Phương pháp PLM cung cấp thông tin sản phẩm cho các doanh nghiệp và đối tác của doanh nghiệp. Kết qua phân tích của phương pháp PLM giúp doanh nghiệp xác định chính xác các “lỗ hổng” trong vòng đời sản phẩm.
- Phương pháp đường cong kinh nghiệm (Experience Curve Concepts, ECC) là phương pháp phân tích vai trị cụ thể của sản phẩm và danh mục đầu tư của doanh nghiệp. ECC phân tích mối quan hệ giữa sản lượng sản phẩm và chi phí, qua đó xác định tính khả thi trong các hoạt động: sản xuất, giao hàng, xử lý... để giảm chi phí đầu vào, chi phí lao động... Kết quả phân tích của phương pháp ECC sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội để cải thiện chi phí hoạt động.
- Phân tích chuỗi giá trị (Value Chain Analysis, VCA) là phương pháp giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng doanh thu, lợi nhuận tạo ra. Phương pháp VCA giúp doanh nghiệp xác định chính xác các năng lực cịn thiếu để cải thiện các tham số đó.
- Hoạch định chiến lược (Strategic Planning) là một phương pháp lập kế hoạch để phân tích các yếu tố bên trong và bên ngồi (như môi
trường, công nghệ, thu thập thông tin...) về các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức... phù hợp với chiến lược đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp. Phương pháp hoạch định chiến lược hỗ trợ việc xác định chính xác các “lỗ hổng” của doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện chiến lược.
- Chuẩn đối sánh (Benchmarking) là phương pháp so sánh hiệu suất tương đối của các chức năng kinh doanh của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh. Bằng cách minh họa hiệu suất dựa trên các tiêu chí nhất định, phương pháp chuẩn đối sánh có thể giúp xác định các “khoảng trống” của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực.
Xác định phương pháp tốt nhất để bổ sung “khoảng trống”
Đánh giá về các ưu, nhược điểm trong hợp tác đổi mới sáng tạo sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra quyết định về việc tham gia quan hệ đối tác đổi mới sáng tạo để tranh thủ các nguồn lực cần thiết để tận dụng các cơ hội thực hiện đổi mới sáng tạo.
Đánh giá về các ưu, nhược điểm trong hợp tác đổi mới sáng tạo được dựa trên nhu cầu chiến lược, mức độ rủi ro, thời gian, chỉ số hiệu suất, các ưu và nhược điểm. Quá trình đánh giá thông qua các yếu tố sau: giảm thiểu rủi ro; giảm chi phí hoạt động; tác động đến hình ảnh, danh tiếng của doanh nghiệp; mức độ độc lập; khả năng sẵn sàng hợp tác; đa dạng hóa cơ hội; doanh thu tiềm năng; tác động đến đối thủ; tác động đến tăng trưởng và lợi nhuận trong tương lai... của doanh nghiệp.