Thực trạng về ODA ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiểu luận thực trạng về ODA ở việt nam (Trang 30 - 36)

a. Thành tựu

- Trên thế giới hiện nay có 4 nguồn cung cấp ODA chủ yếu đó là các nước thành viên của DAC, Liên Xô cũ và các nước Đông Âu, một số nước Arap và một số nước đang phát triển

- Trong số các nguồn này thì ODA từ các nước thành viên DAC là lớn nhất

- Đến nay tại Việt Nam có trên 45 tổ chức tài trợ chính thức đang hoạt động với khoảng 1500 dự án ODA và trên 350 tổ chức phi chính phủ đang có tài trợ cho Việt Nam

• Về quy mơ

- Tháng 11/1992, chính phủ Nhật Bản tuyên bố nối lại ODA cho nước ta, tiếp sau đó là hội nghị về viện trợ dành cho Việt Nam diễn ra tại Paris dưới sự chủ trì của WB, điều đó đã mở ra cơ hội cho Việt Nam

- Ngày nay nước ta là một trong những nước thu hút được rất nhiều vốn ODA

+ Năm 2002 số vốn thu được đạt hơn 1571 triệu USD

* Vốn ODA đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt của cơ sở hạ tầng kinh tế - Việt Nam nhận được nhiều ODA nhằm mục tiêu cải thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông vận tải…

- Hơn 4.5 tỷ USD vốn ODA với 101 dự án do Trung Ương quản lý đã và đang được thực hiện để phát triển ngành giao thông vận tải mà chủ yêu là tập trung cho đường bộ, đường biển và đường giao thông nông thôn

- Vốn ODA đã được sử dụng để nâng cấp và xây dựng mới 3676km đường quốc lộ, khôi phục và cải tạo khoảng 1000km đường tỉnh lộ, quốc lộ

5, quốc lộ 1A, làm mới và khôi phục 188 cầu, cải tạo và nâng cấp 10000km đường nông thôn và khoảng 31km cầu nông thôn quy mô nhỏ..

- Vôn ODA đã đầu tư nâng cấp giai đoạn 1 cho cảng Hải Phòng, nâng cấp cho cảng Sài Gòn, xây dựng mới cảng nước sâu Cái Lân, cải tạo cảng Tiên Sa, Đà Nẵng

- Nguồn vốn ODA đầu tư cho ngành điện với tổng cam kết cho đến năm 2003 là 3.7 tỷ USD với 7 nhà máy điện lớn như Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2, Hàm Thuận-Đa Mi, Sông Hinh, Đa Nhim, Phả Lại 2, Trà Nóc

- Trong số 4,45 tỷ USD vốn ODA mà các nhà tài trợ cam kết cho Việt Nam đưa ra tháng 12/2006, các nước tài trợ cũng dành ưu tiên viện trợ cho các ngành lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, cam kết này cũng sẽ hỗ trợ cho các hoạt động trong lĩnh vực y tế và hiện đại hóa tài chính.

* ODA góp phần quan trọng vào sự phát triển cơ sở hạ tầng xã hội - Tổng nguộn vốn ODA dành cho giáo dục khoảng 550 triệu USD, đã góp phần cải thiện chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục và đào tạo

- Nguồn vốn ODA đã góp phần cho sự thành cơng của một số chương trình xã hội có ý nghĩa rộng như chương trình dân số và phát triển, chương trình tiêm chủng mở rộng..

- ODA không chỉ bổ sung nguồn lực cho các chương trình xã hội mà nó đã góp phần thay đổi nhận thức và hành vi của người dân trong các lĩnh vực xã hội

* ODA có tác dụng tích cực trong tăng cường năng lực, phát triển thể chế trên nhiều lĩnh vực, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng pháp luật, cải cách hành chính

- Nhiều cơ quan đã tăng cường năng lực với một lực lượng cán bộ được đào tạo và tái tạo khoa học. ODA cũng mang lại những kinh nghiêm quốc tế có giá trị đối với sự nghiệp phát triển của nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học..

- Việc cải thiện và nâng cao chất lượng trang thiết bị cũng như trình độ khám chữa bệnh thơng qua các sự viện trợ khơng hồn lại tại các bệnh viện như Chợ Rẫy, Bạch Mai và các dự án hợp tác của Nhật Bản cũng đã góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ y bác sỹ cũng như trang thiết bị khám chữa bệnh

* ODA đã góp phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển nơng nghiệp và nơng thơn, xóa đói giảm nghèo

- Từ năm 1998, khi chính phủ và các nhà tài trợ nhất trí tập trung nguồn vốn ODA cho phát triển nông nghiệp và nơng thơn, xóa đói giảm nghèo thì việc phân bổ ODA đã có xu hướng cân đối hơn. Tuy nhiên thực tế cho rằng ODA chỉ tập trung vào một số ngành trọng điểm. Vùng kinh tế Bắc Bộ là khu vực thu hút vốn ODA lớn nhất chiếm gần 30% số vốn ODA đã ký kết nhưng tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh

- Khoảng 200 dự án với tổng số vốn ODA hơn 3 tỷ USD đầu tư cho phát triển nông nghiệp và nông thôn, chiếm 14.4% tổng mức ODA đã cam kết

- Các dự án ODA đã góp phần cung cấp nguồn tín dụng cho nơng thơn, tạo ra các ngành nghề phụ, phát triển công tác khuyến nông, giao thơng vận tải, y tế, trường học…

- Thơng qua chương trình viện trợ khơng hồn lại của chính phủ Nhật Bản, trên 30 cây cầu trên trục giao thông huyện lộ và tỉnh lộ được cải tạo và xây dựng, dự kiến trên 80 cây cầu sẽ sớm được hoàn thành trong tương lai. Các dự án này góp phần quan trọng vào xóa đói giảm nghèo ở các vùng nơng thơn ở nước ta

b. Hạn chế

- Quá trình tổ chức và thực hiện dự án còn nhiều ách tắc, kéo dài thời gian dẫn đến tốc độ phân giải ngân vốn ODA chậm

- Những ách tắc chủ yếu trong các khâu đó là:

+ Giải phóng mặt bằng: Theo tài liệu của Bộ kế hoạch đầu tư thì 80% các dự án bị ách tắc. Ví dụ dự án Đài truyền hình Việt Nam thời hạn rút vốn sắp hết mà mới giải phóng xong mặt bằng

+ Cơng tác đấu thầu: Thời gian tiến hành đấu thầu thường kéo dài do Việt Nam mới làm quen với nguyên tắc và điều kiện đấu thầu theo thông lệ quốc tế

- Chất lượng các nhà thầu được lựa chọn thấp, không đáp ứng được các yêu cầu của dự án đặt ra. Vì vậy khi thực hiện xảy ra tình trạng nhà thầu khơng tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, nội dung của bản thiết kế chi tiết.

- Giải ngân chậm dẫn đến hậu quả sau:

+ Giải ngân vốn ODA bị kéo dài làm thay đổi các thông số của F/S của dự án, dẫn tới giảm hiệu quả của dự án, hạn chế khả năng tài trợ, là nguy cơ tăng nợ quá hạn cho Chính Phủ, làm ùn đọng vốn ODA đã cam kết

+ Chậm đưa cơng trình vào sử dụng quỹ gây lãng phí, thất thốt nguồn lực, cơng trình kém hiệu quả

+ Làm giảm tính ưu đãi của vốn vay

+ Làm giảm uy tín của ta đối với các nhà tài trợ về năng lực tiếp nhận và sử dụng ODA

- Chất lượng của một số cơng trình ODA chưa đảm bảo

+ Phần lớn các chương trình tập trung vào xây dựng cơ bản. Chất lượng một số cơng trình sử dụng vốn ODA chưa đảm bảo những tiêu chuẩn định mức của bản thiết kế

+ Thất thốt lãng phí ở Việt Nam chiếm khoảng 20-30% tổng số vốn đầu tư

Ví dụ: Trường hợp PMU đã không tiến hành xác minh các khả năng khác của nhà đấu thầu như khả năng tài chính, kỹ thuật, tiến độ thi cơng, dẫn đến ăn bớt cơng trình…

- Mặt khác chất lượng nội dung thiết kế tổng thể và chi tiết không phù hợp với thực tế, không lường trước được biến cố kỹ thuật

VD: dự án đường xuyên á phải thiết kế lại gần như toàn bộ, và chậm hơn so với thời gian quy định là 1 năm

- Một số dự án hỗ trợ kỹ thuật viện trợ khơng hồn lại cũng chưa đạt hiệu quả như mong muốn vì dự án cịn nặng về yếu tố đầu vào, nhẹ kết

quả đầu ra( Nhập xe con từ nước ngoài..) dẫn đến chồng chéo nhau về nội dung, kết quả dự án khơng được khai thác sủ dụng đích đáng

- Cơng tác quản lý nhà nước cịn nhiều hạn chế

+ Quản lý nhà nước là nguyên nhân bao trùm của những hạn chế trong việc thu hút và sử dụng ODA. Bất cập được thể hiện trong việc phân định chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước, hệ thống chính sách và những văn bản liên quan ODA

- Tham nhũng trong sử dụng ODA đã trở thành vấn nạn mà chính phủ cần phải có biện pháp chấn chỉnh kịp thời

- VD: Cầu Hồng Long( Thanh Hóa) thất thốt 4.5 tỷ đồng trong tổng kinh phí đầu tư 224 tỷ đồng, Phà Minh Châu ( Ba vì, Hà Tây) do PMU 18 tự ý đưa vào dự án giao thông nơng thơn với kinh phí trị giá 64000 USD

+ Vị Tổng giám đốc PMU 18 Bùi Tiến Dũng được xác nhận là một “ con bạc lớn” “ một tay chơi tầm cỡ lớn” “ một kẻ tiêu tiền mà nhiều người khơng hình dung nổi”

Một phần của tài liệu Tiểu luận thực trạng về ODA ở việt nam (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)