.2 CCTM Việt Nam với một số đối tác giai đoạn 1999-2014

Một phần của tài liệu Tác động của giá dầu đến cán cân thương mại nghiên cứu thực nghiệm tại VN (Trang 34)

Nguồn: GSO và tính tốn của tác giả

Khi nói về vấn đề này, tác giả Trần Văn Thọ có nhận xét “mậu dịch hai nước bắt đầu tăng nhanh từ năm 2000 nhưng ngày càng mất quân bình, từ năm 2000 đến năm 2009, đối với Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam tăng 11 lần nhưng xuất khẩu chỉ tăng 5 lần. Từ năm 2003 Trung Quốc vượt bậc Nhật Bản trở thành nước có thị phần lớn nhất trong tổng nhập khẩu của Việt Nam và sau đó ngày càng bỏ xa Nhật Bản. Do nhập khẩu tăng nhanh, nhập siêu của Việt Nam đối với Trung Quốc ngày càng mở rộng”2.

Nếu phân tích sâu hơn có thể thấy ngun nhân dẫn đến nhập siêu từ Trung Quốc được xuất phát từ những lý do sau:

- Ngành công nghiệp phụ trợ trong nước yếu kém, Việt Nam phải nhập khẩu các nguyên liệu vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất trong nước và cho xuất khẩu. Do gần về mặt địa lý và Trung Quốc lại có những loại đầu vào phù hợp

2 Trần Văn Thọ, “Kinh tế Việt Nam trước sự trỗi dậy của Trung Quốc”, Tạp Chí Thời Đại Mới số 19 tháng 7

năm 2010.

19

99

20

với nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước, nên nhập khẩu từ thị trường này tăng;

- Nhóm hàng hố máy móc thiết bị, do giá cả phù hợp với khả năng tài chính của các doanh nghiệp trong nước, hàng sản xuất và bán khơng địi h ỏi khắt khe về mặt tiêu chuẩn chuất lượng, nên các doanh nghiệp có xu hướng chọn nhập các loại máy móc thiết bị từ Trung Quốc;

- Xét về cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong thời gian qua thì thấy chủ yếu vẫn là: than đá, cao su, dầu thô, nông, lâm, thủy hải sản và các mặt hàng công nghiệp … Do đa phần là xuất khẩu nguyên liệu thô, giá trị gia tăng thấp nên kim ngạch thu được qua xuất khẩu chưa đạt được như mong muốn. Trong khi đó, Việt Nam hiện đang nhập khẩu từ Trung Quốc 4 loại hàng chính3: thứ nhất là thiết bị máy móc; thứ hai là nhóm đầu tư vào trung gian để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng, cũng là để xuất khẩu; thứ ba là nhập hàng trung gian về lắp ráp thành sản phẩm để bán trong nước; thứ tư là sản phẩm quần áo, đồ chơi liên quan đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.

- Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta là giày dép, dệt may, linh kiện điện tử và máy tính thì lại xuất sang các thị trường EU hoặc Hoa Kỳ mà khơng thể tìm sang đư ợc Trung Quốc, do họ cũng đang có lợi thế so sánh ở các mặt hàng này;

- Việt Nam hầu như khơng có hàng rào kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc, từ yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm đến các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn sử dụng đối với máy móc, thiết bị, đồ gia dụng. Do đó, hàng hóa của Trung Quốc bất kể chất lượng, phẩm cấp thế nào cũng có thể nhập khẩu dễ dàng vào Việt Nam. Trong khi đó, ngồi hàng rào kỹ thuật, Trung Quốc còn yêu cầu hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc buộc phải qua một số cửa khẩu do Trung Quốc chỉ định để dễ kiểm soát (như hải sản chỉ được đi qua Móng Cái; cao su chỉ được đi qua Móng Cái, Lục Lầm; hoa quả tươi chỉ được qua Lào Cai, Lạng Sơn);

3TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương (9/9/2010),

- Trong những năm gần đây, Trung Quốc liên tục trúng thầu các cơng trình và dự án lớn, hơn nữa các gói thầu mà các doanh nghiệp Trung Quốc trúng lại thường được thực hiện theo hình thức EPC, có nghĩa là các nhà th ầu Trung Quốc làm trọn gói từ khâu thiết kế, mua sắm thiết bị đến xây dựng, còn các chủ đầu tư trong nước làm công đoạn cuối là vận hành và sử dụng. Điều này dẫn đến tình trạng các cơng trình đ ều nhập thiết bị, đầu vào từ Trung Quốc, qua đó làm tăng áp lực đối với nhập siêu.

Nhìn chung trong cơ c ấu thương mại song phương hiện nay, Việt Nam cần và phụ thuộc vào Trung Quốc nhiều hơn là Trung Quốc cần đến Việt Nam. Nói cách khác nếu Trung Quốc ngừng xuất khẩu sang Việt Nam thì khối lượng đó chỉ bằng 1% tổng xuất khẩu của Trung Quốc nhưng lại tương đương với 28% tổng nhập khẩu của Việt Nam. Theo kinh nghiệm thế giới, nếu một quốc gia xuất khẩu quá 8% tổng kim nghạch nhập khẩu của một quốc gia khác sẽ có khả năng làm giá với quốc gia nhập khẩu. Điều này chắc chắn sẽ gây những tác động dây chuyền không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam.

4.1.3.Nguyên nhân thâm hụt thương mại của Việt Nam

Trong điều kiện nền kinh tế mở, việc một quốc gia thặng dư hay thâm hụt thương mại là điều bình thường. Với nước ta đang trong quá tìrnh phát tri ển có mức tăng trưởng kinh tế cao thì thâm hụt thương mại có thể là cần thiết để tận dụng nguồn lực bên ngoài đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, tuy nhiên mức thâm hụt thương mại quá lớn (trên 10% GDP) và ngày càng gia tăng thì có thể gây ra nhiều rủi ro cho nền kinh tế. Vì vậy theo tác giả cần xác định đầy đủ nguyên nhân gây ra thâm hụt thương mại lớn trong thời gian qua là hết sức cần thiết. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thâm hụt thương mại, một trong những nguyên nhân được nhắc đến nhiều nhất chính là mất cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu.Sau đây tác giả sẽ phân tích kỹ hơn về thực tế tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng như chi tiết hơn về xuất nhập khẩu xăng dầu trong nước những năm qua.

Thâm hụt thương mại xảy ra do tình trạng nhập khẩu vượt quá xuất khẩu của quốc gia. Số liệu cho thấy hơn 10 năm qua thương mại hàng hóa quốc tế của Việt Nam đã tăng nhanh chóng. Cả nhập khẩu và xuất khẩu đều tăng nhanh đó có thể là

1% 8% 1% 35% 15% 40%

do kết quả những cải cách kinh tế mà Việt Nam đã th ực hiện trong những năm 90, thể hiện qua việc ký kết các hiệp định thương mại song phương và gần nhất là việc Việt Nam gia nhập tổ chức WTO sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu tăng lên, nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ đầu tư sản xuất và tiêu dùng cũng gia tăng. Những mất cân đối trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hay năng lực cạnh trang yếu kém của doanh nghiệp trong nước hoặc các bất ổn các yếu tố kinh tế vĩ mơ đều có thể xem là những nguyên nhân chính tạo nên thâm hụt thương mại.

- Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu

Hơn một thập niên qua, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng nông lâm sản, công nghiệp nặng và khống sản, cơng nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (TTCN). Theo thống kê của GSO trung bình giai đoạn 1999-2014 thì hàng nơng lâm sản chiếm khoảng 16%, trong đó chủ yếu là hàng nơng sản với các sản phẩm chính như gạo, hồ tiêu, cao su; hàng cơng nghiệp nặng và khống sản chiếm khoảng 35% mà chủ yếu là khoáng sản với mặt hàng chính là than đá và dầu thơ; hàng cơng nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm khoảng 40% với sản phẩm chủ yếu là hàng dệt may và giày da (Hình 4.3).

Hình 4.3 Cơ cấu mặt hàng XK theo nhóm (trung bình) giai đoạn 1999-2013 Hàng cơng nghiệp nặng và khống sản Hàng CN nhẹ và TTCN Hàng nông sản Hàng lâm sản Hàng thủy sản

Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên số liệu GSO

Số liệu thống kê cũng cho th ấy trong các nhóm hàng thì ngoại trừ nhóm hàng cơng nghiệp nặng và khống sản có sự sụt giảm giá trị trong năm 2009 và năm 2010, nhưng sau đó tăng mạnh trở lại cho đến nay, còn lại các nhóm hàng khác đều có mức tăng trưởng cao hơn so với năm trước (Hình 4.4).

70.000 60.000 50.000 40.000 30.000 20.000 10.000 0 Hàng cơng nghiệp nặng và khống sản Hàng CN nhẹ và TTCN Hàng nông sản Hàng lâm sản Hàng thủy sản

Vàng phi tiền tệ(**)

Hình 4.4 Giá trị hàng XK nhóm giai đoạn 1999-2013

Nguồn: GSO

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu cho thấy hàng hóa xuất khẩu Việt Nam khơng có gì nổi trội so với các quốc gia trong khu vực "cơ cấu mặt hàng của Việt Nam giống với các nước khác trong ASEAN, Việt Nam phải cùng cạnh tranh với ASEAN trên thị trường"4, có rất nhiều mặt hàng trong nhóm hàng cơng nghiệp nhẹ tiểu thủ cơng nghiệp phải nhập nguyên liệu, nhập khẩu dây chuyền sản xuất, đây cũng là tình trạng chung của nhiều ngành nghề sản xuất trong nước.

- Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu

Từ số liệu thống kê của GSO, dễ dàng nhận thấy suốt giai đoạn 1999-2013 tổng giá trị nhập khẩu ngày càng gia tăng và nhập khẩu thuộc nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm tỷ trọng rất lớn trung bình khoảng 90% tổng giá trị nhập khẩu, 10% còn lại chủ yếu là hàng tiêu dùng. Trong nhóm hàng tư liệu sản xuất thì nhóm hàng máy móc thiết bị chiếm khoảng 30% tổng giá trị nhập khẩu, nhóm hàng nguyên, nhiên vật liệu chiếm khoảng 60% tổng giá trị nhập khẩu (Hình 4.5). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhập khẩu hàng tư liệu sản xuất cao. Như đã đ ề cập trong phần trên, nhiều mặt hàng sản xuất trong nước phải nhập máy móc thiết bị và nguyên vật liệu, cùng với đó là q tìrnh cơng nghi ệp hóa diễn ra mạnh mẽ nên nhu cầu thay thế thiết bị lạc hậu bằng cách nhập khẩu công nghệ từ các nước phát triển góp phần là gia tăng nhu cầu nhập khẩu chung. Ngồi ra, lộ trình tự do hóa thương mại của Việt

0% 3% 2% 4% 1% 30% 60%

Nam nhất là kể từ năm 2007 - năm Việt Nam trở thành thành viên WTO đã thu hút một nguồn vốn FDI rất lớn hàng năm và kèm theo đó là nhu cầu nhập khẩu trang thiết bị, dây truyền sản xuất phục vụ đầu tư.

Hình 4.5 Cơ cấu mặt hàng NK theo nhóm (trung bình) giai đoạn 1999-2013

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng

Nguyên, nhiên, vật liệu Lương thực

Thực phẩm

Nguồn: GSO và tính tốn của tác giả

Ngồi ra, một trong những nguyên nhân của tình trạng các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam phần lớn là dành cho nguyên liệu đầu vào, thiết bị, phụ tùng và máy móc phục vụ sản xuất trong nước, có xu hướng ngày càng gia tăng cả về kim ngạch và tỷ trọng trong cơ cấu hàng nhập khẩu là do thực trạng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam5 chưa đủ khả năng cung cấp nguyên liệu đầu vào cho sản xuất mà vẫn phải nhập khẩu từ các thị trường khơng được tính giá trị xuất xứ ưu đãi, đặc biệt là Trung Quốc (Hình 4.6). Trong chuỗi giá trị của các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, giày dép, điện tử... tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm vẫn rất thấp,nguồn nguyên liệu và linh kiện chủ yếu nhập từ nước ngồi hoặc đốivới doanh nghiệp liên doanh thì được cung cấp từ các cơ sở thuộc mạng lưới sản xuất và phân phối toàn cầu của chính hãng sản xuất, khiến cho Việt Nam không vượt ra khỏi giai đoạn gia công lắp ráp, công đoạn mang lại giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị.

5 Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 22/2/2011 về chính sách phát triển một số ngành cơng nghiệp phụ trợ

trong đó quy định rõ các ngành hàng cơng nghiệp phụ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng.

80.000 70.000 60.000 50.000 40.000 30.000 20.000 10.000 0

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng Lương thực Hàng y tế

Vàng phi tiền tệ

Nguyên, nhiên, vật liệu Thực phẩm Hàng khác

Hình 4.6 Giá trị mặt hàng NK nhóm giai đoạn 1999-2013

Nguồn: GSO và tính tốn của tác giả

Các chính sách khuyến khích phát triển thu hút đầu tư vào các ngành cơng nghiệp phụ trợ nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm còn chậm trễ. Cho đến năm 2007, sau “Kế hoạch tổng thể phát triển cơng nghiệp điện tử 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” được Thủ tướng phê duyệt và “Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” của Bộ Cơng thương thì những chính sách phát triển ngành công nghiệp phụ trợ mới được đề cập đến và tập trung vào 5 nhóm ngành cơng nghiệp đó là : dệt may, da giày, điện tử - tin học, sản xuất và lắp ráp ơ tơ, cơ khí - chế tạo . Các chính sách hỗ trợ bao gồm tạo dựng môi trường đầu tư khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, khoa học - công nghệ, hạ tầng cơ sở, đào tạo nguồn nhân lực và các chính sách về tài chính. Mới nhất là Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 22/02/2011 về phát triển một số ngành công nghiệp phụ trợ, kèm theo là Quyết định số 1483/QĐ- TTg ra ngày 26/8/2011 về việc ban hành Danh mục công nghệ hỗ trợ ưu tiên phát triển, với hỗ trợ chủ yếu về tài chính(ưu đãi ở mức cao nhất về đất đai, thuế), về nhân lực (áp dụng cơ chế,chính sách ưu đãi đ ặc biệt để đào tạo, thu hút, sử dụng có hiệu quả nhân lực cơng nghệ cao), về kỹ thuật (cơ chế linh hoạt, dành ngân sách và áp dụng cơ chế đặc thù để thực hiện các chương trình, dự án về cơng nghệ cao, nhập khẩu một số công nghệ cao, hoạt động triển lãm, hội thảo trao đổi công nghệ, v.v…).

Bên cạnh sự chậm trễ, chính sách khuyến khích phát triển cơng nghiệp phụ trợ tại Việt Nam còn chưa đ ầy đủ và hồn thiện nên thơng qua xem xét các chỉ tiêu đánh giá năng lực phát triển công nghiệp phụ trợ trước và sau khi ban hành chính sách thì dễ dàng nhận thấy các chính sách chưa có tác động mạnh mẽ tới ngành cơng nghiệp phụ trợ Việt Nam. Ngồi ra, chính sách giữ tỷ giá ổn định trong giai đoạn dài thì cơ cấu sản xuất và xuất khẩu cũng khơng có động lực để thay đổi theo hướng tích cực, việc xây dựng cơng nghiệp phụ trợ khó khăn hơn do khuyến khích nhập khẩu các yếu tố đầu vào thay vì khuyến khích và hỗ trợ sản xuất trong nước, theo đó, làm trầm trọng thêm tình trạng gia công của nền kinh tế. Kết quả là cho đến cuối năm 2013, số lượng doanh nghiệp tham gia vào chuỗi ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam chỉ khoảng 1.000 doanh nghiệp năm 20136, các doanh nghiệp cung cấp linh kiện, bán sản phẩm hiện nay vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc đang đầu tư vào Việt Nam, tiếp theo là các doanh nghiệp Đài Loan, cuối cùng mới là các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, quy mơ doanh nghiệp trong lĩnh v ực công nghiệp phụ trợ chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.Trình độ cơng nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam còn khá lạc hậu, ở trình độ thấp và cịn khoảng cách lớn với các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ các nước trong khu vực. Từ nhiều năm nay, lĩnh v ực công nghiệp phụ trợ công nghệ cao của Việt Nam chủ yếu do các doanh nghiệp FDI sản xuất. Công nghiệp phụ trợ công nghiệp cao của Việt Nam cũng chủ yếu là lắp ráp, không tạo ra giá trị sản phẩm.Như vậy, với số lượng doanh nghiệp ít, quy mơ nhỏ, công nghệ lạc hậu khiến cho lượng cung ứng cho ngành phụ trợ trong nước không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư vào Việt Nam.

- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam

Trong xu hướng chung của thế giới hiện nay, lợi thế cạnh tranh xây dựng từ sở

Một phần của tài liệu Tác động của giá dầu đến cán cân thương mại nghiên cứu thực nghiệm tại VN (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w