Năm Tổng nguồn vốn (trđ) Tổng số vốn vay Tổng vốn chủ sở hữu Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) 2013 452,887 379,470 83,79 73,416 16,21 2014 366,477 277,482 75,72 88,996 24,28 2015 326,358 232,759 71,32 93,599 28,68
(Nguồn: Báo cáo tài chính, phịng Kế tốn – hành chính)
2013 2014 2015 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 Số vốn vay Số vốn chủ sở hữu (Đơn vị: Triệu đồng)
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn CTCP dược phẩm Nam Hà giai đoạn (2013-2015)
Theo bảng 2.3, trong 3 năm tổng nguồn vốn của cơng ty đã giảm 27,94%. Trong đó, tỷ lệ vốn chủ sở hữu liên tục tăng trong giai đoạn 2013-2015, từ 16,21% lên đến 28,68%.Tổng số vốn vay đến năm 2015 giảm xuống còn 71,32. Việc tổng nguồn vốn vay liên tục giảm là do công ty phải trả các khoản phải trả đến hạn.Mặt khác, việc gia tăng tỷ lệ tổng số vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn
nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho việc thực hiện chiến lược tăng nguồn tài chính, mở rộng thị trường của doanh nghiệp.
b, Cơ sở vật chất, trang thiết bị của công ty
Một trong những yếu tố tác động đến công tác quản trị rủi ro trong doanh nghiệp là điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị. Trong năm 2013, CTCP Dược phẩm Nam Hà đã đầu tư xây dựng nhà máy đông dược đạt tiêu chuẩn GMP tại Hòa Xá- Nam Định để tăng năng lực tài sản cố định và để tăng năng suất sản xuất khối lượng thuốc mỗi năm, đạt đúng theo tiêu chuẩn GMP như công ty đang thực hiện. Tuy nhiên, điều kiện trang thiết bị trong kho lại chưa được đầu tư, chưa đạt tiêu chuẩn để đảm bảo hàng hóa tránh hư hại do môi trường,…
c, Đội ngũ nhân viên
Nhận thức của nhân viên cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả công tác quản trị rủi ro trong cơng ty. Khi nhà quản trị có nhận thức cao với các chương trình, kế hoạch tốt đến mấy mà nhân viên khơng thực hiện hoặc thực hiện mang tính chất chống đối cho có thì cơng tác quản trị rủi ro cũng không thể đạt hiệu quả hay mục tiêu đặt ra. Nhận thức của nhân viên không chỉ phụ thuộc vào công tác huấn luyện- đào tạo của cơng ty mà phần lớn cịn phụ thuộc vào trình độ học vấn của mỗi cá nhân. Dưới đây là bảng số liệu phản ánh thơng tin trình độ học vấn của đội ngũ nhân viên CTCP Dược phẩm Nam Hà:
Với tổng số CBCNVC có 750 người (tính đến 31/12/2014) Trong đó : - Dược sĩ đại học, trên đại học có 64 người
- Đại học các ngành khác 34 người - DS trung học 52 \
- Trung học các ngành khác 25 \ (Tổng số CB ĐH&TH là 29,2 %) - Dược tá 304 \
- Cịn lại là CNKT và CN khác
Do Cơng ty vừa sản xuất, vừa phân phối chủ yếu các mặt hàng về đơng tân dược, vì vậy số lượng dược tá và cơng nhân chiếm tỷ lệ cao hơn so với các bộ phận khác dẫn đến sự chênh lệch đáng kể về mặt trình độ. Điều này cho thấy nhận thức của nhân viên là khơng có sự đồng nhất, cịn có những nhân viên chưa thực sự nhìn nhận hay đánh giá được tác động của rủi ro và vai trò của quản trị rủi ro. Ngồi ra, lao động
của cơng ty chủ yếu ở độ tuổi từ 18 đến 30 do đó kinh nghiệm làm việc chưa nhiều, đây cũng là một nguyên nhân khiến nhận thức của nhân viên chưa cao. Ví dụ như sự thiếu cẩn thận của nhân viên bốc xếp, nhân viên phụ trách kho dẫn đến hư hại về hàng, … buộc cơng ty phải tăng chi phí để kiểm tra và sửa chữa, bảo dưỡng lại hàng, thậm chí phải giảm giá khi không khắc phục được những hư hại đó.
d, Nhận thức của nhà quản trị
Nhận thức quyết định hành động vậy nên có thể nói nhận thức của nhà quản trị về tính cấp thiết, tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của công ty là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, có sự ảnh hưởng lớn mang tính quyết định đến việc cơng tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp có thực hiện hay khơng và thực hiện như thế nào. Dưới đây là bảng thông tin phản ánh trình độ đội ngũ ban lãnh đạo của CTCP Dược phẩm Nam Hà tính đến năm 2014:
Bảng 2.4: Trình độ và kinh nghiệm của ban lãnh đạo CTCP Dược phẩm Nam Hà năm 2014 Họ và tên Chức vụ Kinh nghiệm quản lý (năm) Trình độ học vấn
Đoàn Văn Đồi Chủ tịch HĐQT 18 năm Đại học
Nguyễn Thanh Dương Tổng Giám đốc 14 năm Đại học
Bùi Hữu Việt Phó TGĐ thường trực 7 năm Đại học
Trịnh Xuân Thủy Phó TGĐ phụ trách OTC 5 năm Đại học
Tại Văn Dũng Phó TGĐ phụ trách ETC 5 năm Đại học
Nguyễn Thị Khánh Vân Phó TGĐ Xây dựng cơ bản 4 năm Đại học
Nguyễn Trung Trực Phó TGĐ Nhà máy 4 năm Đại học
Nguyễn Thị Thanh Bình Phó TGĐ Nghiên cứu phát triển 4 năm Đại học
(Nguồn: Phịng hành chính- nhân sự)
Theo kết quả thống kê bảng 2.4 ở trên, CTCP Dược phẩm Nam Hà 100% tổng số nhà quản trị là trình độ đại học, 76,33% có hơn 3 năm kinh nghiệm quản lý ở chức vụ tương đương và có liên quan. Như vậy, có thể đánh giá trình độ học vấn cũng như kinh nghiệm quản lý của ban lãnh đạo Cơng ty ở mức tương đối cao. Do đó ta có thể khẳng định nhận thức của các nhà quản trị về rủi ro và công tác quản trị rủi ro trong
hoạt động kinh doanh là khá tốt. Tuy nhiên do tác động của các yếu tố khác như từ phía nhân lực, nguồn lực và khả năng tài chính của cơng ty,…, cơng tác quản trị rủi ro tại Công ty được thực hiện hời hợt, chưa thực sự mang lại hiệu quả.
2.2.2. Phân tích thực trạng nội dung cơng tác quản trị rủi ro tại công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà Dược phẩm Nam Hà
2.2.2.1 Về nhận dạng rủi ro
a, Những rủi ro thường gặp tại CTCP Dược phẩm Nam Hà
Từ kết quả điều tra với các nhân viên trong CTCP Dược phẩm Nam Hà có thể thấy, trong 3 năm qua từ năm 2013 đến năm 2015 công ty đã gặp phải một số rủi ro gây thiệt hại về tài chính do cơng ty thường xuyên thực hiện hoạt động mua bán với số lượng hàng hóa lớn. Đây là nhược điểm trong hoạt động kinh doanh của công ty. Chính vì thế, những rủi ro thường gặp phải trong công ty như: rủi ro trong hoạt động huy động nguồn vốn, rủi ro về công nghệ, rủi ro về giá, rủi ro về q trình vận chuyển, rủi ro từ phía nhà cung cấp, rủi ro trong hoạt động dự trữ và bảo quản hàng hóa, rủi ro trong hoạt động bán hàng,…Ngoài ra cịn rất nhiều rủi ro khác mà cơng ty phải đối mặt trong quá trình hoạt động kinh doanh. Kết quả mức độ đánh giá mức độ xảy ra một số rủi ro chính mà CTCP Dược phẩm Nam Hà đã gặp phải trong thời gian qua trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh cảu mình được thể hiện như sau: