2.4.2 .Các tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại đó
3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG VỐN
3.2.2. Các giải pháp cụ thể
a. Thu hút và phát triển các “nhà kiến tạo thị trường”
Có thể nói rằng, các ngân hàng thương mại hiện vẫn được xem là nhà tạo lập thị trường chính trong tương lai, bên cạnh các cơng ty bảo hiểm hay cơng ty chứng khốn. Hiện tại, các ứng viên này vẫn đang bận mải với các hoạt động môi giới hay tự doanh chứng khoán hay tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp. Họ vẫn chưa tìm thấy động lực để trở thành nhà tạo lập thị trường trái phiếu. Các văn bản pháp luật cần được ban hành nhằm khuyến khích các ứng viên này trở thành nhà tạo lập thị trường. Trong bối cảnh thị trường chứng khốn đang chìm sâu xuống đáy trong
thời gian vừa qua, việc thúc đấy sự phát triển của thị trường trái phiếu đang “ngủ yên“ càng trở nên cấp bách.
Để thu hút các nhà kiến tạo thị trường, cần dần nới lỏng sự can thiệp và điều hành của cơ quan quản lý tức Bộ Tài chính về lãi suất trái phiếu như lâu nay. Nên bãi bỏ lãi suất trần trái phiếu, hay nói cách khác lãi suất trái phiếu không nhất thiết phải ổn định theo thời gian mà thay đổi theo thị trường. Bộ Tài chính cần đa dạng các kỳ hạn với việc phát hành trái phiếu dài hạn hơn để tạo đường cong lãi suất chuẩn cho thị trường vốn, kèm theo đó là xây dựng kế hoạch phát hành theo lịch biểu chặt chẽ để cung cấp điều đặn khối lượng trái phiếu cho thị trường; đồng thời, sử dụng kỹ thuật phái sinh để phòng chống rủi ro đối với các trái phiếu dài hạn và điều chỉnh đường cong lãi suất chuẩn bằng việc đưa vào áp dụng hợp đồng mua bán lại.
b. Tạo tính thanh khoản cho trái phiếu
Tách thị trường trái phiếu ra khỏi thị trường cổ phiếu để hình thành thị trường trái phiếu chuyên biệt. Tính chất của giao dịch trái phiếu khác với giao dịch cổ phiếu. Phương thức giao dịch trái phiếu thường thiên về thỏa thuận chứ không phải khớp lệnh. Người sử dụng hệ thống thường là nhà đầu tư cuối cùng, do vậy, nhu cầu thỏa thuận trực tiếp là rất cao. Hệ thống thường pha trộn giữa hệ thống thỏa thuận với hệ thống tra cứu thơng tin có kèm các cơng cụ phân tích. Nếu khơng đáp ứng được yêu cầu này thì thơng thường hệ thống sẽ khơng phát huy hiệu quả.
Cần tách biệt giữa giao dịch trái phiếu và giao dịch cổ phiếu. Giao dịch trái phiếu nếu có chỉ là báo cáo giao dịch tồn bộ chứ khơng cung cấp đầy đủ các bước của giao dịch như phân tích, ra quyết định đầu tư, thỏa thuận ra bên ngoài. Sự pha trộn giữa giao dịch trái phiếu và giao dịch cổ phiếu như ở Việt Nam hiện nay sẽ cản trở sự phát triển của giao dịch trái phiếu, làm giảm tính thanh khoản của thị trường. Cần đa dạng hố phát hành trái phiếu: Trái phiếu có lãi suất thay đổi theo lãi suất thị trường, trái phiếu có kỳ hạn thay đổi, trái phiếu với các loại tiền tệ khác nhau như USD, EUR, …
Đa dạng hóa các loại hình trái phiếu. Hiện tại, các trái phiếu doanh nghiệp được phát hành có 2 loại chính: (i) lãi suất cố định, trả lãi hàng năm (lãi suất coupon) và lãi suất thả nổi theo lãi suất thị trường. Trừ trường hợp một số ngân
hàng phát hành trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu như Ngân hàng quân đội hay Ngân hàng Ngoại thương. Trong điều kiện nền kinh tế Việt nam đang hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, chịu tác động ngày càng nhiều của các biến động kinh tế vĩ mô từ nền kinh tế Mỹ hay các nước Châu Á, thì việc đảm bảo sự ổn định tương đối của giá trái phiếu là điều kiện quan trọng để thu hút các nhà đầu tư. Ví dụ, như việc phát hành trái phiếu có lãi suất đảm bảo bằng vàng, hay lãi suất thực được đảm bảo dương trong trường hợp lạm phát cao.
Bên cạnh đó, để tăng tính hấp dẫn của trái phiếu, doanh nghiệp có thể lựa chọn phát hành trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu hay trái phiếu gắn với quyền mua (warrant) như trường hợp của Vinaconex phát hành trái phiếu gắn với quyền mua cổ phiếu của một công ty thành viên . Các doanh nghiệp cũng có thể phát hành trái phiếu có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu sau một thời gian xác định với một tỷ lệ nhất định. Khi đó, cơ cấu vốn của doanh nghiệp sẽ thay đổi từ nợ sang vốn chủ sở hữu. Các trái chủ sẽ được chuyển đổi thành cổ đông, được quyền hưởng các thu nhập thặng dư của doanh nghiệp trong kinh doanh.
Những giải pháp này nhằm mục đích tạo tính thanh khoản cho trái phiếu. Cùng với giải pháp này, liên kết thị trường tiền tệ và vốn nhằm tăng tính thanh khoản cho trái phiếu cũng được xem giải pháp cải cách tài chính của Việt Nam.
c. Khuyến khích hình thành tổ chức định mức tín nhiệm trong và ngồi nước
Cơng ty định mức tín nhiệm (CRA) giảm thiểu rủi ro cho nền kinh tế. CRA sẽ đánh giá các ngành kinh tế, phân tích tiền tệ, phân tích đánh giá các phương trình đầu tư của Chính phủ, chẳng hạn như chương trình phát triển mía đường, chương trình xây dựng các nhà máy xi măng,…giúp minh bạch hố thơng tin của doanh nghiệp, tổ chức phát hành trái phiếu. Từ đây, nhà đầu tư có thể biết được mức độ rủi ro khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp Từ đó, họ có cơ sở để ra quyết định có đầu tư hay khơng, và đầu tư thì với lãi suất mong đợi của họ là bao nhiêu? Điều này cũng giúp cho những doanh mức độ tín nhiệm cao sẽ được huy động vốn với chi phí thấp, chứ khơng cào bằng lãi suất trái phiếu như trước đây.
Ngoài các tổ chức định mức tín nhiệm trong nước, thì cần cho phép một số tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín của nước ngồi thực hiện hoạt động định mức
tín nhiệm ở Việt Nam. Như vậy, với tổ chức trong nước và nước ngoài sẽ gọi vốn đầu tư vào Việt Nam: Một trong những lý do khiến các nhà đầu tư chưa dám đầu tư mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam như chúng ta mong đợi, cũng là vì thiếu một cơng ty định mức tín nhiệm trên thị trường vốn Việt Nam. Dựa trên các kết quả CRA mang lại, các nhà đầu tư mới có cơng cụ để thẩm định, lựa chọn danh mục đầu tư, dự báo tình hình phát triển doanh nghiệp và đưa ra quyết định đầu tư. Thơng qua bảng xếp hạng tín dụng, nhà đầu tư sẽ hiểu rõ hơn về sức mạnh tài chính của các cơng ty, dễ dàng đánh giá các tổ chức tài chính có quan hệ kinh doanh hoặc quan tâm tới việc mua trái phiếu của các công ty này.
Trong thị trường tài chính kém hiệu quả, xếp hạng tín dụng sẽ là một tiêu chuẩn giúp các nhà đầu tư hay doanh nghiệp phát hành trong việc đánh giá rủi ro trái phiếu. Các nhà hoạch định chính sách nên hỗ trợ các cơng ty tư nhân tham gia vào hoạt động này chứ không phải chỉ là các doanh nghiệp nhà nước, như CIC hiện đang thu thập và cơng bố các thơng tín xếp hạng tín dụng doanh nghiệp hay xếp hạng trái phiếu. Chỉ duy nhất CIC có quyền thu thập các báo cáo tài chính của các khách hàng vay vốn do các ngân hàng cung cấp. Nhưng đôi khi các thơng tin lại thiếu chính xác và lạc hậu. Sự tham gia của các tổ chức xếp hạng không phải nhà nước này sẽ giúp hoạt động cung cấp thông tin được khách quan và hiệu quả hơn. Một khi được tư nhân hóa, tất cả các thơng tin trên thị trường sẽ là như nhau giữa các nhà đầu tư, tâm lý đầu tư sẽ được cải thiện và củng cố hơn. Mơ hình thành lập cơng ty định mức tín nhiệm khu vực có thể được áp dụng một cách linh hoạt ở Việt nam, trong bối cảnh nguồn nhân lực của Việt nam trong lĩnh vực này còn yếu và thiếu. Việc tận dụng công nghệ, và tri thức của các tổ chức định mức tín nhiệm khu vực và thế giới sẽ giúp các tổ chức định mức tín nhiệm của Việt nam nâng cao năng lực.
Để đảm bảo cho tổ chức này hoạt động hiệu quả, các nhà hoạch định chính sách cũng cần quan tâm đến các điều kiện sau: các cổ đơng phải được khuyến khích hoạt động một cách độc lập và uy tín; cổ phần phải được quyền chuyển nhượng một cách rộng rãi và tỷ lệ nắm giữ tối đa là 5-10%, và sự cân bằng giữa tỷ lệ nắm giữ của các cổ đơng lớn để tránh tình trạng thơng tin nội gián hay vấn đề mâu thuẫn
về quản trị. Khi đó, khơng chỉ cơ quan nhà nước, mà các cơng ty và ngân hàng và quỹ đầu tư đều có quyền tham gia góp vốn thành lập tổ chức định mức tín nhiệm.
d. Các doanh nghiệp cần nâng cao, đổi mới tư duy quản lý doanh nghiệp và sử dụng vốn có hiệu quả
Các DN cần phải nâng cao nhận thức về vấn đề này và cần coi trái phiếu như là một kênh huy động vốn thường xuyên. Bởi lẽ, hầu hết các DN hiện nay vẫn coi trái phiếu đồng nghĩa với vay tín dụng, mà khơng xem đó là một chứng khốn nợ trên thị trường vốn nên không phát huy được lợi thế. DN cần phải đổi mới tư duy về quản lý DN và sử dụng vốn hiệu quả để tạo niềm tin cho nhà đầu tư; đảm bảo an tồn tài chính; tn thủ các chuẩn mực kiểm tốn trong nước và quốc tế; đầu tư đổi mới cơng nghệ (các số liệu phải được hạch tốn kịp thời, chính xác với thực trạng DN); phải cơng khai minh bạch thơng tin (tình hình hoạt động, tài chính, kế hoạch và chiến lược cụ thể trong tương lai của DN…) khi phát hành trái phiếu để thu hút sự quan tâm và tin tưởng của nhà đầu tư.
e. Đẩy mạnh việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế
Để đảm bảo cho việc huy động vốn ở thị trường quốc tế với chi phí rẻ, Việt Nam cần hồn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với thơng lệ Quốc tế và minh bạch hố thơng tin; khi đó mới được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá cao. Ngồi ra, cần có kế hoạch sử dụng nguồn vốn huy động ngay nhằm tránh lãng phí, mà chúng ta cịn phải vừa trả lãi. Vì vậy, phải xem xét những dự án có hiệu quả, sử dụng vốn được ngay, giải ngân được ngay thì mới tính đến phương án phát hành.
f. Hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát của Nhà nước
Hồn thiện hệ thống khn khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ đáp ứng được yêu cầu quản lý, giám sát và hội nhập với thị trường trái phiếu của khu vực và quốc tế.
Bổ sung các chế tài xử lý nghiêm minh về dân sự, hình sự để phịng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động trên thị trường trái phiếu.
Áp dụng các tiêu chuẩn giám sát thị trường theo thông lệ quốc tế; đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các thành viên tham
khai, minh bạch; tăng cường năng lực giám sát, cưỡng chế thực thi của cơ quan giám sát thị trường.
Củng cố bộ máy, nâng cao năng lực quản lý, giám sát của Nhà nước đối với thị trường trái phiếu; từng bước tách bạch chức năng quản lý với chức năng giám sát các hoạt động của thị trường; sớm nghiên cứu thành lập Cơ quan giám sát tài chính quốc gia, giúp Thủ tướng Chính phủ điều phối chính sách và cơng cụ cảnh báo, điều hành, giám sát hoạt động tài chính tiền tệ ở tầm vĩ mơ.
g. Nâng cao nhân thức của nhà đầu tư về đầu tư trái phiếu doanh nghiêp
Cần nâng cao nhận thức cho nhà đầu tư để họ có cái nhìn tồn cảnh về thị trường, nhận thức về các đợt phát hành. Về phía WBMA, cần tiến hành nhanh chóng đề án phối hợp giữa các thành viên, hệ thống lại hệ thống trái phiếu DN đã và đang phát hành từ trước đến nay, nhằm giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tồn cảnh, để họ tiếp cận thơng tin và đầu tư có hiệu quả, giúp cơ quan quản lý có chính sách điều chỉnh kịp thời và DN có thể lựa chọn phương thức phát hành hiệu quả.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP 1
1.1.TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP............................................................................1
1.1.1.Khái niệm......................................................................................................................1
1.1.2. Phân loại trái phiếu doanh nghiệp.............................................................................2
1.1.3. Các hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp..................................................4
1.2.THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP.................................................6
1.2.1. Các lý luận cơ bản về thị trường vốn........................................................................6
1.2.2.Khái niệm về thị trường trái phiếu doanh nghiệp.....................................................7
1.2.3.Phân loại thị trường trái phiếu doanh nghiệp (thứ cấp và sơ cấp)..........................8
1.2.4.Vai trò và chức năng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp................................9
1.2.5. Các chủ thể tham gia vào hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp...........10
1.3. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP........................................................................................................13
1.3.1. Môi trường kinh tế vĩ mô.........................................................................................13
1.3.2.Khung khổ pháp lý cho việc xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp...................................................................................................................................13
1.3.3.Thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường sơ cấp, phát triển thị trường giao dịch trái phiếu......................................................................................................................14
1.3.4.Một số điều kiện khác................................................................................................15
1.4. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP..............................................................16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM.......................................................18
2.3. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA DN THÔNG QUA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DN HIỆN NAY................................................................................................18
2.3.1. Khung pháp lý cho hoạt động phát hành trái phiếu..............................................18
2.4. NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ THỰC TRNAGJ VÀ GIAO DỊCH TRÁI PHIẾU
DOANH NGHIỆP........................................................................................................25
2.4.1. Những mặt tích cực...................................................................................................25
2.4.2.Các tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại đó........................................................26
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP THÔNG QUA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM..................32
3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG VỐN...........................................32
3.2.1. Giải pháp chung........................................................................................................32