Ngành dầu khí Việt Nam:

Một phần của tài liệu Tiểu luận tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) (Trang 42 - 47)

5. SỰ HỢP TÁC CỦA VIỆT NAM VÀ OPEC:

5.1. Ngành dầu khí Việt Nam:

Nhiều người vẫn tưởng rằng, là một nước đang khai thác và xuất khẩu dầu thô, hẳn Việt Nam sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn trong đợt tăng giá dầu lần này, nhưng thực tế không hẳn như vậy.

Theo PetroVietnam, tính đến hết tháng 8, tổng lượng dầu thơ xuất khẩu tồn ngành ước đạt 11,123 triệu tấn, đạt 68% kế hoạch năm. Tuy về lượng chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái (tăng 2%), nhưng kim ngạch xuất khẩu khá cao do giá xuất khẩu luôn luôn ổn định ở mức 28 - 29 USD/thùng (tương đương 220 USD/tấn). Với giá xuất khẩu này, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam 8 tháng ước đạt 2,453 tỷ USD, đạt 90% kế hoạch và tăng 25% so với cùng kỳ. Dự kiến giá trị kim ngạch xuất khẩu dầu cả năm sẽ đạt 3,5 - 3,7 tỷ USD.

Thế nhưng, Việt Nam cũng lại là nước phải nhập khẩu xăng dầu thành phẩm vì chưa có nhà máy lọc dầu. Xăng dầu là thành tố quan trọng trong giá thành của tất cả các loại hàng hố, vì vậy, một khi giá xăng dầu tăng, giá cả thị trường tất yếu sẽ tăng theo. Muốn tránh những biến động lớn về giá cả thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân, nhà nước buộc lòng phải tiếp tục bù lỗ cho xăng dầu. Tại buổi họp báo ngày 17.08, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Tá cho biết, do giá xăng, dầu thị trường thế giới tăng cao nên 7 tháng đầu năm 2005, ngân sách Nhà nước phải bù lỗ khoảng 7.554 tỷ đồng. Nếu giá xăng, dầu thị trường thế giới tiếp tục giao động ở mức cao như nửa đầu tháng 8 (61 USD - 67 USD/thùng) và giá bán xăng, dầu trong nước vẫn được giữ nguyên thì việc kinh doanh các chủng loại xăng, dầu đều lỗ lớn. Và như thế, 5 tháng cuối năm, ngân sách Nhà nước sẽ phải bù lỗ khoảng 5.400 tỷ đồng, cả năm phải bù lỗ là khoảng 13.000 tỷ đồng.

Nguồn lợi nhuận gia tăng do giá dầu thô xuất khẩu tăng hầu như chỉ vừa đủ dùng vào việc bù lỗ này. Một khi đã bán lẻ xăng dầu với giá thấp hơn giá thành nhập khẩu, sẽ

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

khơng thể tránh khỏi tình trạng "chảy máu" xăng dầu qua biên giới do bn lậu vì sự chênh lệch về giá giữa Việt Nam và các nước láng giềng ngày càng lớn. Việc điều chỉnh giá xăng ngày 17.08 vừa qua đã giải quyết được một phần tác động của giá xăng, dầu thị trường thế giới đang ở mức cao. Cụ thể là: hạn chế được một phần chênh lệch giá xăng, dầu với các nước láng giềng, góp phần hạn chế tình trạng bn lậu xăng, dầu quan biên giới; chống gian lận thương mại; ngân sách Nhà nước bớt một phần bù lỗ .

Nhưng nay, giá dầu trên thế giới lại tiếp tục tăng, việc bình ổn giá cả, ổn định đời sống nhân dân trong "cơn bão" biến động giá trên toàn cầu lúc này là một bài tốn khó, khơng thể cứ mãi bù lỗ, nhưng điều chỉnh giá cả làm sao để lợi ích quốc gia khơng bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì sự "bao cấp" giá xăng dầu, đồng thời cũng không gây nên những cú sốc tương tự như "cơn sốt" tại các cây xăng ngày 30.08 vừa qua.

Đã đến lúc, người dân cũng nên chia sẻ cùng nhà nước khó khăn này bằng cách nhà nhà, người hãy cố gắng tiết kiệm tối đa trong việc sử dụng năng lượng, như thế, "vừa ích nước, lại vừa lợi nhà". Tìm ra đối sách thích hợp, khơn ngoan trước tình hình biến động khơn lường của giá cả xăng dầu sẽ còn kéo dài là yêu cầu bức thiết đặt ra đối với các nhà hoạch định chính sách kinh tế quốc gia.

Vai trị ngành dầu khí đối với kinh tế Việt Nam

Ngành dầu khí đóng góp phần lớn ngoại tệ cho quốc gia với các sản phẩm phục vụ nền kinh tế là điện khí, xăng dầu, khí nén cao áp và năng lượng sạch. Trong giai đoạn vừa qua, Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã cung cấp gần 35 tỷ m3 khí khơ cho sản xuất, 40% sản lượng điện của toàn quốc, 35-40% nhu cầu ure và cung cấp 70% nhu cầu khí hóa lỏng cho phát triển công nghiệp và tiêu dùng dân sinh.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Xuất khẩu dầu thơ có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, đóng góp phần lớn kim ngạch xuất khẩu cả nước, đặc biệt là giai đoạn trước đây, bình quân khoảng 15%. Hiện nay, tỷ trọng này đã giảm và chỉ còn chiếm khoảng 7,5%.

Trong 8 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt 5,5 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ, chiếm 7,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, đồng thời đóng góp vào ngân sách Nhà nước khoảng 70,8 tỷ đồng, chiếm 16,9%.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trong những năm trước đây, ngành ln dẫn đầu về mức đóng góp vào ngân sách nhà nước. Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu đang giảm dần song ngành dầu khí Việt Nam vẫn là đơn vị duy trì mức đóng góp khoảng 18-22% tổng GDP cả nước. 6 tháng đầu năm 2012, tổng doanh thu của PVN đạt 380,6 nghìn tỷ đồng và nộp ngân sách 81,2 nghìn tỷ đồng.

Thực trạng và triển vọng phát triển ngành dầu khí Việt Nam

Ngành dầu khí Việt Nam hiện nay khá non trẻ với nguồn nhân lực còn hạn chế nên

năng lực cung cấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Nước ta chủ yếu xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu dầu tinh phục vụ cho nhu cầu nội địa. Một số nhà máy lọc dầu đã đi vào hoạt động như nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn… nhưng mới chỉ cung cấp được khoảng 35% nhu cầu trong nước. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ dầu mỏ ngày càng tăng, không chỉ trong ngắn hạn mà cả trong dài hạn do sự bùng nổ dân số, các ngành công nghiệp tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự tăng tốc của ngành giao thông do nhu cầu đi lại ngày càng nhiều… Theo OPEC, nhu cầu sử dụng nguồn nhiên liệu dầu khí ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, và đến năm 2025, nguồn cung sẽ không đáp ứng kịp nhu cầu.

Sản lượng dầu khí khai thác hàng năm ở mức thấp, bình quân khoảng 24 triệu tấn.

5 tháng đầu năm 2012, PVN chỉ khai thác được 10,86 triệu tấn dầu khí. Trong khi đó, trữ lượng khai thác ở Việt Nam đang đứng thứ 4 về dầu mỏ và thứ 7 về khí đốt trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương (Theo BP, 2010), đồng thời đứng thứ 25 và 30 trên thế giới. Chính vì vậy, Việt Nam có hệ số trữ lượng/sản xuất (R/P) rất cao, trong đó R/P dầu thơ là 32,6 lần (đứng đầu khu vực Châu Á-TBD và thứ 10 thế giới) và R/P khí đốt là 66 lần (đứng đầu Châu Á - TBD và thứ 6 thế giới). Điều này cũng cho thấy tiềm năng phát triển của ngành trong tương lai cịn rất lớn.

Ngành dầu khí trong nước đang từng bước phát triển vững chắc. Nhà máy lọc dầu

Dung Quất sẽ tiến hành mở rộng quy mô nâng công suất lên 9,5 triệu tấn/năm và ứng dụng cơng nghệ hóa dầu đầu tiên ở Việt Nam đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu trong nước. Khả năng khai thác được nâng cấp, kể từ năm 2010, PVN đã có những

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

mỏ được khai thác ở mức sâu hơn 200m so với mực nước biển. Ngoài ra, Việt Nam cịn liên doanh khai thác dầu khí ở các quốc gia khác như Cuba, Indonesia, Iran, Tuynidi, Myanmar, Lào, Campuchia, Công gô, Madagasca, Nga, Venezuela, Algeria và Malaysia.

Phân tích SWOT ngành

ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU

- Thị phần dầu khí trong nước chiếm 35% nhờ kế hoạch phát triển và mở rộng hợp lý.

- Hoạt động trong ngành dầu khí đã được đồng bộ từ thăm dò và khai thác, phân phối, đến các dịch vụ liên quan đến dầu khí.

- Phụ thuộc hoàn toàn vào giá dầu thế giới. - Do Nhà nước quản lí nên khả năng linh động thấp, tính ỷ lại cao.

- Nhân lực cũng như công nghệ chưa đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu của ngành.

CƠ HỘI THÁCH THỨC

- Tiếp tục được sự bảo trợ của Nhà nước nên được hưởng nhiều ưu đãi.

- Thị trường tiêu thụ và tiềm năng khai thác còn rất lớn trong khoảng 60 năm tới.

- Chưa có nguồn năng lượng thay thế hồn tồn do các nguồn năng lượng khác đòi hỏi đầu tư cao trong khi hiệu quả thấp; nguồn năng lượng hạt nhân bị phản đối vì hậu quả độc hại của chất thải phóng xạ.

- Trữ lượng dầu mỏ đang giảm do tốc độ khai thác cao hơn so với tốc độ thăm dò.

- Việc mở rộng thăm dò khai thác ra vùng biển sâu sẽ rất tốn kém, rủi ro.

- Việc mở rộng sang các lĩnh vực khác chịu sự cạnh tranh lớn do đối thủ cạnh tranh đã có kinh nghiệm lâu năm hơn.

- Kế hoạch tái cấu trúc PVN có ảnh hưởng đến từng doanh nghiệp trong ngành.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Một phần của tài liệu Tiểu luận tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)