1.5 .KIẾN NGHỊ
1.5.4 .Giải pháp nâng cao hiệu quả trong quan hệ với các nhà tài trợ
Một mặt chúng ta phải chủ động tranh thủ các nhà tài trợ, mặt khác phải tích cực trong việc đàm phán để làm hài hịa các thủ tục tiếp nhận, quản lý và giải ngân giữa hai phía, làm giảm sự phức tạp, rườm rà về thủ tục của các nhà tài trợ và kiến nghị các nhà tài trợ tăng cường quyền hạn cho các văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Mặc dầu đã có những nỗ lực nhất định từ phía các nhà tài trợ trong vấn đề thống nhất thủ tục, nhưng khó có thể hình thành một hệ thống thủ tục chung của các nhà tài trợ trên phạm vi toàn cầu. Do vậy, đối với các dự án ODA, Chính phủ nên hình thành qui định hệ thống thủ tục trong nước theo kiểu “khung“, các vấn đề chi tiết cho phép áp dụng thủ tục và hướng dẫn của nhà tài trợ.
Về chính sách cũng cần hài hịa giữa lợi ích trong nước và lợi ích của các nhà tài trợ, như: dỡ dần hàng rào thuế quan bảo hộ nền công nghiệp non trẻ trong nước, tiếp tục miễn thuế thu nhập cho cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài thực hiện dự án ODA, cho phép đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế hoặc có khả năng sinh lời cao…
Bên cạnh đó cần có cơ chế chia sẻ thơng tin và phối hợp thực hiện giữa chính phủ và các nhà tài trợ để có sự gặp nhau giữa kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, chiến lược phát triển và những chính sách ưu tiên của Việt Nam với mục đích và điều kiện tài trợ, cũng như trong việc giám sát và chống tham nhũng ở các chương trình, dự án có sử dụng nguồn vốn ODA.
1.5.5.Chính sách:
Hồn thiện mơi trường pháp lý: phù hợp, tạo điều kiện, quản lý và giám sát chặt chẽ.
Phải tiến hành xây dựng chính sách tổng thể về quản lý, giám sát vay và trả nợ nước ngoài, được hoạch định trong mối tương quan chặt chẽ với các chính sách và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở tầm vĩ mô và vi mô, việc quản lý vay và trả nợ nước ngồi phải tính đến các chỉ tiêu cơ bản về nợ nước ngoài như khả năng hấp thụ vốn vay nước ngoài (tổng nợ nước ngoài/GDP), chỉ tiêu khả năng vay thêm từng năm, chỉ tiêu khả năng hoàn trả nợ (tổng nghĩa vụ trả nợ/thu nhập xuất khẩu).
Đẩy mạnh công tác chống tham nhũng bằng cách cụ thể hóa Luật phịng chống tham nhũng và lãng phí, cương quyết xử lý tận gốc và mạnh tay với những vụ việc tham nhũng.
Đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn và minh bạch quy trình.
Tạo sự đồng bộ về chính sách phân cấp trong quản lý, sử dụng vốn ODA, trước hết là quy trình, thủ tục theo hướng tăng cường năng lực, quyền hạn cụ thể cho các địa phương, hoàn chỉnh khung pháp luật về quản lý ODA trong thực hiện các giai đoạn của một chu trình dự án cũng như thể chế hóa quy trình tổ chức thực hiện phân cấp ở địa phương và các bộ, ngành. Những thủ tục, quy trình này cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
Được đơn giản hóa, rõ ràng, khoa học, khơng chồng chéo, thống nhất chỉ có một quy trình duy nhất.
Quy định rõ trách nhiệm của từng ngành, từng cấp và của các đối tượng tiếp nhận và sử dụng ODA. Theo đó, bất kỳ một đơn vị nào tham gia vào q trình đều có thể biết mình phải làm gì, ở vị trí nào trong q trình này, chịu trách nhiệm đến đâu.
Được tuyên truyền, công khai minh bạch, thường xuyên cập nhật, để tất cả các cấp, các ngành các địa phương đều thông suốt và thực hiện đúng theo quy trình. Song song đó, phải quản lý và cơng khai phân bổ nguồn vốn ODA như vốn ngân sách nhà nước, tổ chức đấu thầu công khai. Xây dựng và thực hiện qui trình kỹ thuật dự án theo hướng chuyên nghiệp hóa: từ khi xác định dự án, chuẩn bị dự án, đánh giá dự án, phê duyệt dự án, đàm phán, kí kết, đấu thầu, thi cơng, giám định, đánh giá sau dự án và kiểm toán, mỗi khâu phải được đảm nhiệm bởi cơ quan chuyên trách. Ban hành hệ thống các hướng dẫn chi tiết trong từng khâu, từ đó phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cấp liên quan. Đặc biệt, cần có những hướng dẫn cụ thể thực hiện quá trình đánh giá dự án sau hồn thành. Các thơng tin về quá trình quản lý vốn ODA phải rõ ràng minh bạch, được thông báo đầy đủ cho nhân dân và các nhà tài trợ.