TỔNG QUAN VỀ FDI TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tiểu luận tìm hiểu ODA và FDI ở việt nam (Trang 29 - 31)

2.1.KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

2.1.1.Khái niệm

Đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI: Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay cơng ty nước ngồi đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.

2.1.2.Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi

Theo luật đầu tư nước ngoài, đầu tư trực tiếp nước ngoài tại nước ta được thể hiện chủ yếu dưới 03 hình thức:

 Hợp đồng hợp tác kinh doanh  Doanh nghiệp liên doanh

 Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngồi

2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến ng̀n vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

 Các chủ trương, chính sách:

 Chính sách tiền tệ: thể hiện qua chế độ tỷ giá. Tỷ giá đồng bản tệ bị nâng cao hay hạ thấp đều ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của các nhà đầu tư;

 Chính sách thương nghiệp: có ý nghĩa đặc biệt đối với đầu tư trong lĩnh vực làm hàng xuất khẩu thể hiện qua công cụ thuế quan và hạn ngạch xuất nhập khẩu, và các hàng rào thương mại khác;

 Chính sách thuế và các ưu đãi;

 Chính sách kinh tế vĩ mơ ổn định sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các nhà đầu tư bản xứ lẫn nước ngoài. Chẳng hạn nếu khơng có biện pháp hữu hiệu kiềm chế lạm phát thì các doanh nghiệp khó tiên định kết quả kinh doanh và do đó khó thu hút được các dịng vốn quốc tế.

 Hệ thống pháp luật: yếu tố này có thể làm cản trở hoạt động của các cơng ty nước ngoài trên thị trường bản địa. Ở Việt Nam, luật đầu tư nước ngồi triển khai cịn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế bởi mức độ khuyến khích, ưu đãi cịn hạn chế và chưa nhất quán.

 Các nhân tố khác:

 Yếu tố hàng đầu là đặc điểm của thị trường bản địa như: quy mô thị trường tiêu thụ, sức mua của dân cư bản xứ và khả năng mở rộng quy mô đầu tư;

 Đặc điểm của thị trường nhân lực;

 Khả năng hồi hương của dòng vốn đầu tư;

 Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Ở một số nước công tác kiểm tra, giám sát quyền sở hữu trí tuệ cịn lỏng lẻo, phổ biến là việc sử dụng không hợp pháp các cơng nghệ của nước ngồi, do đó một số nước bị các nhà đầu tư loại ra khỏi danh sách các nước có khả năng tiếp nhận vốn đầu tư;  Điều chỉnh hoạt động đầu tư của các cơng ty nước ngồi. Luật lệ cứng

nhắc làm gia tăng chi phí của các cơng ty nước ngồi. Các nhà đầu tư rất thích một môi trường đầu tư thơng thống, được điều tiết thông qua những đạo luật mềm dẻo giúp họ có những ứng biến linh hoạt với sự biến động của thị trường;

 Chế độ chính trị ổn định. Đây là yếu tố mà các nhà đầu tư thường cân nhắc trước khi bỏ vốn đầu tư nhằm đảm bảo an toàn cho khoản đầu tư;  Cơ sở hạ tầng như giao thơng, điện nước… phải hồn thiện.

2.2.VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA NƯỚC TIẾP NHẬN ĐẦU TƯ.

2.2.1.Ảnh hưởng tích cực:

 Về mặt kinh tế:

 Là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế;

 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp;

 Thúc đẩy chuyển giao công nghệ;

 Tác động lan tỏa của đầu tư nước ngoài đến các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế;

 Đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước và các cân đối vĩ mơ;

 Góp phần giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế.  Về mặt xã hội:

 Đầu tư nước ngồi góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực;

 Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới.

2.2.2.Ảnh hưởng tiêu cực:

 Sự mất cân đối về ngành nghề, vùng lãnh thổ;  Sự yếu kém trong chuyển giao công nghệ;

 Gây tổn hại đến môi trường sinh thái;

 Tranh chấp lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngồi chưa được giải quyết kịp thời;

 Sự phụ thuộc về kinh tế của các nước nhận đầu tư.

Tuy vốn FDI cịn có những mặt trái nhưng khơng có nghĩa là chúng ta phủ nhận những lợi thế cơ bản của nó, trái lại với sự nhận thức đúng đắn mặt lợi – hại, chúng ta cần có những chính sách và biện pháp kiểm sốt hữu hiệu để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của dịng vốn này. Điều đó tùy thuộc rất lớn vào năng lực, trình độ quản lý, trình độ chun mơn... của nước tiếp nhận đầu tư.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tìm hiểu ODA và FDI ở việt nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)