Đo lường rủi ro

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy Thanh Hóa (Trang 29 - 32)

6. Kết cấu đề tài

2.2.3. Đo lường rủi ro

Sau khi để cho cấp dưới tiến hành phân tích rủi ro đội ngũ giám đốc của cơng ty TNHH Một thành viên Cơng nghiệp Tàu thủy Thanh Hóa đã tiến hành đo lường bằng các phương pháp định tính và định lượng. Trong các phương pháp định lượng thì phương pháp gián tiếp được công ty sử dụng nhiều nhất để đo lường các rủi ro. Phương pháp định tính cụ thể là phương pháp cảm quan được đội ngũ lành đạo thường

xuyên sử dụng để xác định tần số của rủi ro và thiệt hại về uy tín và doanh thu của cơng ty.

Về xác định tần số của rủi ro thì theo đội ngũ lãnh đạo của cơng ty thì đây là yếu tố khó xác định, mà thường thì cơng ty tiến hành xác định biên độ của rủi ro mức độ ảnh hưởng của các rủi ro này tới công ty.

Bảng 2.3: Mức độ tổn thất của công ty TNHH Một thành viên Cơng nghiệp Tàu thủy Thanh Hóa trong 3 năm 2015 – 2017

Đơn vị: triệu VNĐ Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh các năm Năm 2015 -2016 Năm 2016 - 2017 Hàng hóa lỗi, hỏng 240,5 281 265,5 40,5 -15,5 Biến động về giá cả 230,6 297 205 66,4 -92 Tổng 471,1 578 470,5 106,9 -107,5 (Nguồn: Phịng kế tốn)

Nhận xét: Qua bảng số liệu ta có thể nhận thấy rằng năm 2016 chi phí của cơng ty cho cơng tác quản trị rủi ro tăng lên đáng kể. Điều đáng mừng là tình hình kinh doanh của cơng ty trong 3 năm từ 2015 – 2017 đều có mức tăng trưởng tốt nên điều này khơng ảnh hưởng q lớn tới lợi ích cơng ty, đồng thời cũng cho thấy công tác quản trị rủi ro của Cơng ty tương đối tốt.

2.2.4. Kiểm sốt rủi ro

Để khắc phục những rủi ro trên cơng ty đã có những biện pháp nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro như:

Mua nguyên vật liệu từ nhiều cung ứng để đảm bảo cung ứng đủ nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất.

Trang bị đầy đủ các hệ thống chống cháy nổ, các trang thiết bị bảo hộ để đảm bảo an tồn lao động cho các cơng nhân.

Phịng KCS ln kiểm tra định kì chất lượng sản phẩm ở các khâu sản xuất, nhằm giảm thiếu tối đa mức độ hàng hóa bị lỗi hoặc kém chất lượng.

Cơng ty chủ động đàm phán các mức giá bán hợp lý để đảm bảo bù đắp được các biến động đầu vào cũng như duy trì hiệu quả sinh lời, giữ các khách hàng quen thuộc.

Tìm kiếm và mở rộng các mối quan hệ với đối tác tiêu thụ sản phẩm đầu ra cũng như các nhà cung ứng cung cấp đầu vào.

Nâng cao và cải tiến chất lượng sản phẩm cơ khí nhằm thu hút các đối tác cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh.

2.2.5. Tài trợ rủi ro

Công ty chấp hành nghiêm chỉnh quy định đóng bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên.

Theo kết quả điều tra thì đa số ý kiến cho rằng quỹ tài trợ rủi ro của Cơng ty vẫn cịn chưa được chú trọng. Do vậy cần đầu tư mạnh hơn khoản chi phí dự phịng, khoản dự phịng này chỉ được sử dụng khi có rủi ro xảy ra. Đối với rủi ro do biến động giá cả thị trường công ty TNHH Một thành viên Công nghiệp Tàu thủy Thanh Hóa hiện tại chưa thực hiện cơng tác tài trợ rủi ro trong hoạt động mua nguyên vật liệu phục vụ xây dựng.

Biểu đồ 2.2: Mức độ thực hiện công tác Quản trị rủi ro tại công ty TNHH Một thành viên Cơng nghiệp Tàu thủy Thanh Hóa

Rất tốt 3% Tốt 8% Bình thường 63% Không tốt 26%

Biểu đồ là kết quả điều tra thực tế tại Công ty, đại đa số cán bộ, công nhân viên đều cho rằng hiện nay công tác quản trị rủi ro ở công ty chưa được thực hiện tốt. Cụ thể tỷ lệ % mức độ xử lí rủi ro ở mức bình thường và khơng tốt chiếm gần 90% trong tổng mức độ thực hiện công tác quản trị rủi ro của công ty. Mặc dù công ty cũng đã có hướng kiểm sốt và tài trợ rủi ro cụ thể tuy nhiên hiệu quả thì chưa được đánh giá cao.

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy Thanh Hóa (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)