6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh doanh nhóm sản phẩm bao bì PP, PE
phẩm bao bì PP, PE trên thị trường nội địa của Công ty cổ phần Đại Hữu
2.2.1. Thị trường tiêu thụ
Thị trường mà cơng ty đang có thị phần lớn hiện nay là thị trường miền Bắc, thế nhưng thị trường này lại đang bị đe dọa bởi nhiều nhà sản xuất khác nhau như: Công Ty Cổ Phần Đầu Tư - Phát Triển Thái Dương, Công ty TNHH công nghệ in và bao bì Việt-Đức, Cơng ty cổ phần bao bì VLC, Cơng ty TNHH Thương mại Hiệp Quang, Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Hiếu Linh… cùng rất nhiều công ty khác trên cả nước.
Tập khách hàng chủ yếu của công ty là các doanh nghiệp, các nhà máy sản xuất thức ăn chăn ni, phân bón, nơng sản và thực phẩm trên tồn quốc. Hầu hết khách hàng của cơng ty đều là các doanh nghiệp quy mơ trung bình, chỉ một số ít là các doanh nghiệp lớn với đơn hàng số lượng nhiều. Công ty sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng và ký kết hợp đồng ổn định với các doanh nghiệp, hầu hết đều là các khách hàng lâu năm của cơng ty do đó cơng ty ít bị ảnh hưởng bởi biến động về nhu cầu khách hàng.
Hiện nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường như bao bì giấy, bao bì tự hủy… ngày càng tăng cao, các doanh nghiệp cũng dần chú trọng hơn tới sản xuất các sản phẩm thay thế bao bì nhựa. Tuy nhiên, các sản phẩm thay thế bao bì nhựa PP, PE vẫn chưa thật sự phát triển. Một trong những điểm làm cho túi giấy không thể trở nên thông dụng trong việc mua bán, chứa đựng hàng hóa thường ngày là độ bền kém, khả năng chống thấm nước kém, đặc biệt là giá thành cao hơn nhiều lần (từ 3-4 lần) so với bao bì nhựa PP, PE.
2.2.2. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu
Lĩnh vực sản xuất nguyên liệu cho ngành bao bì nhựa, trong năm qua, có nhiều bước phát triển. Cơng ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA đã đầu tư tăng thêm cơng suất 90 nghìn tấn/năm; nhà máy sản xuất nguyên liệu nhựa PP ở khu kinh tế Dung Quất đã khai thác được 100% cơng suất (150 nghìn tấn/năm) cung cấp hạt nhựa PP ra thị trường và có chất lượng tương đương nguyên liệu nhập khẩu. Tuy vậy, nguyên liệu nhựa sản xuất trong nước còn rất hạn chế về chủng loại và sản lượng. Mỗi năm, ngành bao bì nhựa cần trung bình khoảng 2,2 triệu tấn các loại nguyên liệu đầu vào như PE, PP, PS... chưa kể hàng trăm loại hóa chất phụ trợ khác nhau, trong khi sản xuất trong nước mới chỉ cung cấp
được khoảng 450.000 tấn nguyên liệu, khoảng 90% nguyên liệu vẫn phải nhập từ nước ngoài.
Đối với giá nhiên liệu và giá điện: Kể từ khi giá điện bắt đầu lộ trình thị trường hố năm 2007, đến nay, giá điện đã trải qua 9 lần tăng giá. Trong đó, 4 lần tăng liên tiếp trong 2 năm 2013, 2014 đều chỉ ở mức 5% mỗi lần tăng. Mức tăng cao vọt gây bất ngờ lớn nhất là tăng tới 15,28% vào ngày 15/3/2011, tương đương mức chênh lệch 162 đồng/kWh. Trong năm 2013 giá xăng dầu với 11 lần điều chỉnh giá, năm 2014 với 4 lần điều chỉnh theo kiểu “giảm ít, tăng nhiều” nên giá xăng vẫn tăng mạnh 2,18% cộng thêm giá điện điều chỉnh tăng góp phần khơng nhỏ trong việc đẩy chi phí sản xuất tăng cao, tạo thêm nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
Để hạn chế việc thiếu nguyên liệu đầu vào, Công ty cổ phần Đại Hữu đã thực hiện ký kết hợp đồng dài hạn với một số nhà cung cấp nhất định (có một số nhà cung cấp là các Công ty thành viên như Công ty cổ phần thương mại và đầu tư nguyên liệu mới – NMS, Cơng ty cổ phần hóa chất Trường An, Cơng ty cổ phần Đại Hữu và dầu khí Thái Ngun, Cơng ty TNHH một thành viên khoáng sản) để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định và có thể có được mức giá cạnh tranh nhất từ các nhà cung cấp. Do vậy, trong 4 năm 2011-2014, với tình trạng lạm phát giá cả leo thang cao thì hầu như giá cả các nguyên vật liệu cung cấp cho công ty chỉ thay đổi một lượng nhỏ. Tổng chi phí tăng lên đáng kể chủ yếu là do quá trình mở rộng quy mơ sản xuất của cơng ty dẫn đến lượng nguyên vật liệu nhập vào cũng tăng lên đáng kể. Đặc biệt như năm 2013, công ty đã mạnh dạn nhập khẩu một hệ thống dây chuyền sản xuất mới từ Nhật Bản với tổng trị giá hợp đồng thanh toán ngoại tệ lên tới15.203 triệu đồng.
2.2.3. Nhân tố thuộc về doanh nghiệp
- Nguồn nhân lực
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động năm 2014 của Công ty cổ phần Đại Hữu
Tiêu chí Số người Tỷ lệ (%) 1.Theo độ tuổi - Dưới 30 tuổi 312 69,33 - Từ 30- 40 tuổi 110 24,44 - Từ 40- 50 tuổi 28 6,22 2. Theo trình độ - Đại học, cao đẳng 29 6,44 - Trung cấp 21 4,67
- Công nhân kỹ thuật và lao động 400 88,89
3. Theo giới tính - Lao động nữ 134 29,78
- Lao động nam 316 70,22
(Nguồn: Phịng tổ chức - hành chính)
hết đều có độ tuổi trẻ (trên 90% lao động dưới 40 tuổi), chủ yếu là lao động nam. Trong đó, trên 11% số lao động có trình độ trung cấp và cao đẳng, đại học. Các lao động đều được đào tạo bài bản, có tay nghề cao. Bộ máy lãnh đạo, quản lý cũng luôn được công ty quan tâm bồi dưỡng, nâng cao chất lượng.
- Nguồn lực vất chất
Nằm trong khuôn viên rộng hơn 5.300 m2 là ba tổ hợp của ba khu: Văn phịng của ban lãnh đạo cơng ty với diện tích 500m2 với cơ sở hạ tầng khu làm việc, kinh doanh khang trang, bên trong là thiết bị văn phòng đầy đủ được quan tâm đầu tư giúp cho việc quản lí được nhanh chóng và thơng suốt; khu sản xuất rộng 1500m2 với các trang thiết bị, máy móc hiện đại, có dây chuyền cắt may, in gấp hoàn thiện, hệ thống máy tạo hơng, may hai đầu, in giáp lai... Phần diện tích cịn lại nhà ăn cho cán bộ, công nhân viên và nhà nghỉ dành riêng cho khách cũng như thời gian nghỉ trưa của công nhân. Năm 2010, công ty đã đầu tư mở rộng nhà máy tại khu Cơng nghiệp Quất Động, Thường Tín, Hà Nội với diện tích hơn 2500 m2, nhập khẩu dây chuyền sản xuất hiện đại, nâng công xuất nhà máy đến năm 2013 ước tính đạt hơn 2000 tấn sản phẩm bao bì/năm.
Tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty như sau:
Bảng 2.2: Tài sản cố định hữu hình năm 2014 của Cơng ty cổ phần Đại Hữu
(Đơn vị: Triệu VNĐ) Chỉ tiêu Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc, trang thiết bị Phương tiện vận tải Thiết bị văn phịng Tổng Ngun giá 23,568 53,597 15,050 362 82,597 Giá trị hao mòn 2,450 12,026 1,072 67 15,615 Giá trị còn lại 21,118 41,571 13,978 295 66,981 (Nguồn: Phịng tài chính - kế tốn)
Cơng ty cổ phần Đại Hữu đã và đang có sự đầu tư thích đáng cho nguồn lực vất chất trong hiện tại và tương lai, như:
+ Thường xuyên theo dõi mua sắm tài sản, dụng cụ, trang thiết bị của các đơn vị sản xuất và kinh doanh của cơng ty.
+ Giám sát và quản lí việc sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, tài sản, trang thiết bị, các phương tiện làm việc, hệ thống kho bãi, nhà xưởng...
+ Thực hiện chức năng kế toán tài sản, quản lý kho: theo dõi tài sản về mặt sổ sách kế toán, khấu hao; quản lý nhập - xuất kho tài sản, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu.
công việc liên quan đến hệ thống thơng tin như: lắp đặt, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng máy tính, máy in; mạng internet, điện thoại, fax… nhằm bảo đảm hệ thống thơng tin thơng suốt.
- Nguồn lực tài chính
Trong suốt những năm qua công ty đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo bộ máy thực hiện chế độ quản lý tài chính - kế tốn chặt chẽ, từ chế độ mở sổ sách, ghi chép những chứng từ phát sinh, theo dõi phát sinh cơng nợ đến cơng tác hạch tốn kế tốn đúng theo chế độ của Nhà nước. Hàng tháng, hàng quý và kết thúc năm kế hoạch đều thanh quyết toán kịp thời phản ánh trung thực đúng với thực tế và kết quả kinh doanh của cơng ty. Cơng ty hằng năm ln có kế hoạch bổ sung nguồn vốn thiếu hụt kịp thời, hơn nữa cịn trích một tỷ lệ phần trăm nhất định trong doanh thu để nâng cao mở rộng nguồn vốn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Do vậy, nguồn vốn của công ty không ngừng tăng lên trong những năm qua với tốc độ trung bình trên 30%.
Tính đến thời điểm 31/12/2014, tổng vốn của cơng ty là 291.308 triệu VNĐ, trong đó tổng vốn lưu động của cơng ty là 207.143 triệu VNĐ, tổng vốn cố định là 84.165 triệu VNĐ. Trong các năm thì vốn lưu động vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn lưu động của công ty được phân bổ chủ yếu vào mua vật tư hàng hóa và vốn trong thanh tốn. Trong cơng tác mua vật tư hàng hóa thì việc dự trữ ngun vật liệu vẫn là nhiệm vụ quan trọng nhất, chiếm số vốn lớn nhất của công ty (trên 60% vốn vật tư hàng hóa), cịn lại được dùng vào mua công cụ dụng cụ và thành phẩm.
Bảng 2.3: Kết cấu nguồn vốn lưu động năm 2014 của Công ty cổ phần Đại Hữu
Chỉ tiêu Vốn bằng tiền Vốn trong thanh toán Vốn vật tư hàng hóa Vốn lưu động khác Tổng vốn lưu động Số tiền (Triệu VNĐ) 10.524 75.338 120.849 232 207.143 Tỷ trọng (%) 5,08 36,47 58,34 0,11 100 (Nguồn: Phịng tài chính kế tốn) - Khoa học cơng nghệ
Qua các năm công ty không ngừng đầu tư, đổi mới trang máy móc thiết bị biểu hiện ở số lượng thiết bị máy móc tăng từ 135 chiếc năm 2011 lên 170 chiếc năm 2012, đến năm 2013 công ty đã mạnh dạn nhập khẩu trang thiết bị từ Nhật Bản với tổng trị giá hợp đồng thanh toán ngoại tệ là 15.203 triệu đồng. Hệ thống máy móc thiết bị của cơng ty khá đầy đủ, hiện đại như vậy đã phục vụ tốt cho việc quản lí cũng như các hoạt động sản xuất, hỗ trợ rất nhiều cho việc tăng
năng suất, chất lượng sản phẩm kinh doanh của công ty.
Công ty cịn sở hữu hệ thống phần mềm máy tính hiện đại với trị giá trên 5 triệu VNĐ.
2.2.4. Điều kiện kinh tế xã hội
Sự phục hồi kinh tế sau khủng hoảng nghiêm trọng năm 2008 trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã góp phần làm chuyển biến nền kinh tế theo hướng tích cực, sức mua tăng lên, các chỉ số tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, lạm phát đã được cải thiện, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho công ty. Sự phát triển nhanh chóng của ngành bao bì đã tạo động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh của cơng ty.
Chính trị ổn định cũng là tiền đề vững chắc cho thương mại phát triển. Ngồi ra, các chính sách từ phía Nhà nước cũng có tác động khơng nhỏ đến tình hình kinh doanh của Cơng ty, một số chính sách như:
+ Luật Thuế bảo vệ mơi trường, trong đó đáng chú ý là thuế đánh vào túi ni lơng (có hiệu lực từ ngày 1/1/2012) áp dụng trong thời gian qua khiến doanh nghiệp gặp khó khăn và phần nào hạn chế sản xuất. Theo đó, túi ni lơng thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật thuế bảo vệ mơi trường là loại túi, bao bì nhựa mỏng có hình dáng túi (có miệng túi, có đáy túi, có thành túi và có thể đựng sản phẩm) được làm từ màng nhựa đơn HDPE (High Density Polyethylene Resin), LDPE (Low Density Polyethylen) hoặc LLDPE (Linear Low Density Polyethylene Resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lơng đáp ứng tiêu chí thân thiên với mơi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đối với hàm lượng của các kim loại nặng được quy định mức giới hạn tối đa cụ thể như arsen (12mg/kg); cadimi (2mg/kg), chì (70mg/kg), đồng (50mg/kg), kẽm (200mg/kg).
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp cũng quy định rõ tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các loại bao bì được phép sản xuất và phân phối trên thị trường.
+ Một số chính sách về thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất bao bì PP, PE như Thông tư số 186/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung quy định mặt hàng hạt nhựa PP dạng nguyên sinh dùng để sản xuất màng propylen định hướng hai chiều (BOPP), mã 3902.10.90 vào nhóm mặt hàng được ưu đãi thuế nhập khẩu trong Chương 98 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành với mức thuế suất ưu đãi là 0%. Thuế suất thuế nhập khẩu hiện tại của mặt hàng này là 1%. Sau khi bổ sung, mặt hàng này có mã hàng là 9837.00.00.
hiện điều chỉnh giảm lãi suất cho vay ngắn, trung và dài hạn, yêu cầu tổ chức tín dụng giảm mức lãi suất cho vay về mức dưới 13%/năm. Việc các ngân hàng và các tổ chức tín dụng đồng loạt giảm lãi suất cho vay đã giúp gánh nặng về vốn của cơng ty từng bước được giảm xuống, chi phí vốn vay giảm, tạo tiền đề mở rộng quy mô thương mại, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động thương mại.
+ Nghị định số 154/2013 của Chính phủ về vấn đề tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cụ thể giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ mức thuế phổ thơng 25% xuống cịn 22% và đến ngày 1/1/2016 sẽ áp dụng mức thuế 20% và gia hạn thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thêm 6 tháng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quy định này giúp Cơng ty tháo gỡ được khó khăn trước mắt về tài chính, ổn định hoạt động kinh doanh thương mại.
+ Thay đổi mức trần chi phí quảng cáo, tiếp thị từ 10% lên 15% từ ngày 01/01/2014 và dỡ bỏ hoàn toàn trần chi phí quảng cáo cho doanh nghiệp từ ngày 01/01/2015. Quy định này đã tác động lớn tới hoạt động xúc tiến thương mại của Cơng ty, quyết định tới q trình tạo dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh và tác động đến doanh thu, lợi nhuận, từ đó ảnh hưởng đến kết quả của quá trình phát triển thương mại sản phẩm bao bì của cơng ty.