Nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện phúc thọ (Trang 49 - 53)

3.2 .Định hướng của NHCSXH về cho vay đối với hộ nghèo

3.2.4. Nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

Để khơi tăng được nguồn vốn này Ngân hàng Chính sách xã hội cần phải : - Thực hiện tốt việc cho vay hộ nghèo từ các nguồn vốn tài trợ theo các chương trình, dự án của nước ngồi đang thực hiện như: dự án IFAD, RIDP Tuyên Quang, dự án Phát triển vùng nước ngập mặn, KFW cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp…

- Phối hợp với các Bộ, ngành, đồn thể hữu quan xây dung các chương trình, dự án xố đói giảm nghèo, phát triển nơng nghiệp nơng thơn có tính khả thi để thu hút nguồn tài trợ trong và ngoài nước.

- Cùng với các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, hiệp hội trong nước kêu gọi và ký kết các hiệp định vay vốn từ nước ngồi; chủ động xây dựng các chương trình, dự án để vận động, thu hút nguồn vốn tài trợ từ nước ngồi, thơng qua việc đầu tư vốn

vào các chương trình, dự án thử nghiệm, tài trợ kỹ thuật, đào tạo nhân viên trong hệ thống NHCSXH.

- Tiếp tục mở rộng và đa dạng hoá mối quan hệ, hợp tác trong và ngồi nước để có thể tiếp cận và xúc tiến việc vận động, tranh thủ các nguồn tài trợ ưu đãi của nước ngồi.

Ngồi ra cịn phải quan tâm đến việc khơi tăng các nguồn vốn như: nguồn vốn huy động theo lãi suất thị trường nhưng theo một tỷ lệ nhất định hợp lý nhằm đảm bảo an tồn thanh tốn cho tồn hệ thống, bao gồm huy động từ tiết kiệm dân cư, các loại tiền gửi tiết kiệm của các hộ gia đình nghèo vay vốn ngân hàng dưới các hình thức tiết kiệm bắt buộc, tiết kiệm định kỳ, tiết kiệm tự nguyện. Chủ yếu thực hiện việc huy động qua kênh phát hành trái phiếu, kỳ phiếu và hoạt động từ nguồn vốn vay tiết kiệm Bưu điện và nguồn tiền gửi 2% của các tổ chức tín dụng Nhà Nước.

3.3.Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại PGD NHCSXH Huyện Phúc Thọ

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo,hoc sinh sinh viên và giảm thấp nợ quá hạn của NHCSXH cần có những giải pháp sau:

- Cần phải làm tốt khâu bình xét cho vay từ cơ sở một cách công khai dân chủ để lựa chọn những hộ vay đúng đối tượng sử dụng vốn vay có hiệu quả.

- Trước khi giải ngân vốn cho vay hộ nghèo, NHCSXH phải phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể, các ngành chức năng để hướng dẫn cách làm ăn, các mơ hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả sao cho phù hợp với điều kiện và năng lực quản lý của từng hộ nghèo, hướng dẫn việc sử dụng và quản lý vốn đúng mục đích và chặt chẽ để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hộ có điều kiện thốt nghèo.

Phối kết hợp với các ngành, các cấp, các đồn thể có liên quan hỗ trợ về kỹ thuật và phương pháp sản xuất có hiệu quả cho hộ nghèo bằng các hình thức chủ yếu như cho họ tham quan, học hỏi rút kinh nghiệm sản xuất của những hộ nông dân sản xuất giỏi, kết hợp tập huấn kỹ thuật, hội thảo…tạo điều kiện để họ trao đổi

- Trên cơ sở khảo sát tình hình kinh tế đời sống và năng lực sản xuất, nhu cầu vay vốn của hộ nghèo NHCSXH sẽ phối kết hợp với các ban, ngành đồn thể có liên quan lập dự án đầu tư có hiệu quả, phù hợp với điều kiện và năng lực của hộ nghèo tại địa phương, các dự án có hiệu quả kinh tế và ước lượng được những rủi ro để hạn chế những rủi ro và thiệt hại cho hộ nghèo.

- Phải bám sát các chương trình phát triển kinh tế của địa phương, giúp cho NHCSXH chủ động trong việc cung ứng vốn, góp phần đảm bảo cho việc thực hiện được chủ trương quy hoạch phát triển kinh tế tổng thể của huyện. Mặt khác, người nghèo khi được vay vốn ưu đãi của Nhà nước cần phải được tư vấn nâng cao kiến thức ni trồng và chăm sóc cây con một cách khoa học thơng qua các chương trình khuyến nơng, khuyến lâm của địa phương.

- Tăng cường công tác tuyên truyền để mọi người dân hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ của NHCSXH bằng nhiều hình thức: trên các phương tiện thơng tin đại chúng của địa phương như đài phát thanh, truyền hình, báo… thơng qua các hội nghị giao ban, tập huấn và tờ rơi quảng cáo.

- Tổ chức khai thác các loại nguồn vốn bằng hình thức mở rộng các dịch vụ ngân hàng. Chú trọng nguồn vốn huy động tại địa phương như: ngân sách địa phương, quỹ hoạt động của các hội đoàn thể, tiền nhàn rỗi của các tổ chức xã hội… để vận động.

- Tích cực tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền các cấp chỉ đạo cho vay các chương trình đúng đối tượng, đảm bảo an toàn vốn vay.

- Tiếp tục đề xuất với cấp uỷ chính quyền giúp đỡ, tạo điều kiện cấp đất để xây dựng trụ sở cho phòng giao dịch. Phấn đấu phịng giao dịch có kho đảm bảo an toàn tài sản, tạo khả năng chủ động chi trả tiền mặt kịp thời cho khách hàng.

- Củng cố mối quan hệ với các tổ chức hội đoàn thể để phối hợp thực hiện tốt hợp đồng uỷ thác đã ký kết, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV trở thành mắt xích quan trọng của người dân và ngân hàng. Có chương trình phối hợp với hội đồn thể tập huấn cho cán bộ phụ trách và tổ trưởng TVV.

- Tăng cường công tác quản lý và giám sát việc sử dụng vốn của hộ vay phối hợp với các hội đồn thể, tổ vay vốn với nhiều hình thức như kiểm tra tại chỗ, kiểm tra định kỳ, kiểm tra chéo, kiểm tra đột xuất… nhằm có biện pháp xử lý kịp thời.

- Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại, nâng cao nhận thức, nâng cao tay nghề, trình độ chun mơn, đạo đức, tác phong cho đội ngũ cán bộ PGD, cho cán bộ thuộc các tổ chức chính trị xã hội nhận uỷ thác cho vay, thành viên Ban quản lý Tổ Tiết kiệm và vay vốn của NHCSXH có phân loại đối tượng trong đào tạo với phương châm cầm tay chỉ việc.

- Thực hiện tốt giao dịch tại xã, thị trấn tại điểm giao dịch phải có sao kê công khai số dư nợ, tiết kiệm, nợ quá hạn của từng hộ vay.

- Phải thường xuyên kiểm tra đối chiếu nợ, xem như kiểm kê lại tài sản của mình. Qua đợt kiểm kê đối chiếu nợ theo chỉ đạo của Tổng giám đốc, hàng loạt các chi nhánh mới phát hiện mình bị chiếm dụng vốn, đây là bài học kinh nghiệm quý báu mà chúng ta rút ra trong q trình cho vay uỷ thác.

Hoạt động của NHCSXH ln gắn chặt với các hội, đoàn thể ở địa phương. Các hội, đồn thể có vai trị rất quan trọng trong việc xét chọn cho vay và thu nợ của Ngân hàng. Vì vậy, cấp uỷ và chính quyền các cấp cần quan tâm chỉ đạo các ngành đồn thể thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình theo hợp đồng uỷ thác đã ký giữa NHCSXH và các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương. Đồng thời, phải nhận thức rằng: Vốn của NHCSXH là một trong những nhân tố quyết định cho sự phát triển kinh tế tại địa phương, nếu phát huy tốt và có hiệu quả đầu tư vốn của NHCSXH thì sẽ tác động rất lớn đến hiệu quả XĐGN và giải quyết việc làm của địa phương.

3.3.1.Phối hợp chặt chẽ hoạt động của NHCSXH với hoạt động của các quỹ XĐGN, tập trung việc cung ứng vốn cho người nghèo vào một đầu mối là NHCSXH

Nếu thực hiện được việc phối hợp các chương trình, các quỹ XĐGN thơng qua một đầu mối giải ngân là NHCSXH sẽ đem lại nhiều lợi ích :

- Ngân hàng có bộ máy tổ chức rộng lớn trên khắp cả nước, có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có phương tiện bảo vệ an tồn tiền bạc.

- Giúp các cấp ủy đảng, chính quyền nắm vững nguồn vốn XĐGN của địa phương cấp mình, đối tượng được thụ hưởng từ đó chỉ đạo sâu sát, hiệu quả hơn.

- Khắc phục tình trạng chồng chéo, thiếu cơng bằng trong phân phối nguồn vốn, nơi tập trung quá nhiều, nơi quá ít, thậm chí là khơng có, do khơng kiểm sốt được vì nguồn lực phân tán.

- Vừa bảo đảm được tính tự chủ của chủ dự án, vừa giúp cho các tổ chức đồn thể thực hiện đúng chức năng của mình là người tổ chức, hướng dẫn người nghèo tổ chức sản xuất, tiếp thu kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý...Vì ngân hàng chỉ là quỹ thực hiện việc giải ngân và hưởng phí. Các chủ dự án khơng phải lo việc tổ chức giải ngân, lo bố trí, đào tạo cán bộ cho cơng việc của một tổ chức tín dụng.

- Tạo được sự tập trung nguồn vốn cho những xã, những vùng, những mục tiêu cần ưu tiên. Thơng tin chính xác, kịp thời từ một đầu mối là NHCSXH, giúp cho việc chỉ đạo chương trình XĐGN của chính phủ và các cấp chính quyền đạt hiệu quả.

- Tăng cường được công tác kiểm tra giám sát nguồn vốn thông qua sự chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, sự phối hợp giữa ngân hàng và các tổ chức đoàn thể, các chủ dự án tghoong qua việc cho vay, thu nợ, kiểm tra sử dụng vốn và hướng dẫn cách làm ăn đối với người nghèo, hạn chế rủi ro, thất thoát vốn.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện phúc thọ (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)