Các kết luận thực trạng hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoạch định chiến lƣợc kinh doanh cho công ty TNHH SXTM hải linh đến năm 2025 (Trang 30 - 32)

2.4.1. Những kết quả đạt được

Qua q trình nghiên cứu tình hình cơng tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH SX&TM Hải Linh, tác giả thấy công ty đã đạt được những thành công sau:

- Về công tác xây dựng mục tiêu chiến lược xác định lợi thế cạnh tranh: Công ty xây dựng mục tiêu chiến lược rõ ràng và có tính khả thi. Với lợi thế cạnh tranh chất lượng dịch vụ, công ty khai thác tối đa lợi thế này để xây dựng các mục tiêu doanh thu, lợi nhuận. Dịch vụ của công ty luôn đáp ứng các yêu cầu chất lượng, luôn đem đến cho khách hàng sự hài lịng nhất.

- Về cơng tác phân tích mơi trường kinh doanh: Công tác môi trường được thực hiện đồng đều theo từng năm. Công ty tham khảo cơng cụ hỗ trợ như mơ hình năng lực cạnh tranh, chuỗi giá trị, từ đó cơng ty đã nắm bắt được cơ hội, thách thức từ mơi trường bên ngồi và điểm mạnh, điểm yếu từ môi trường bên trong.

- Về công tác hoạch định chính sách marketing nhằm triển khai chiến lược kinh doanh:

+ Về chính sách sản phẩm: Cơng ty đã có sự tập trung cho một loại mặt hàng chủ đạo. Nhờ đó mà cơng ty đã đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của khách hàng.

+ Về chính sách giá: Giá của công ty hầu như đều thấp hơn các đối thủ cạnh tranh. Điều này chứng tỏ cơng ty đang khá sát sao cho việc tính giá làm sao cho giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn đạt được lợi nhuận ở mức chấp nhận được. Bên cạnh đó, cơng ty cũng thường xun cung cấp những khuyến mãi đặc biệt cho các khách hàng quen thuộc, điều này đã ghi điểm cho cơng ty trong lịng khách hàng.

2.4.2. Những tồn tại chưa giải quyết

- Về cơng tác sáng tạo tầm nhìn chiến lược và sứ mạng kinh doanh thì cơng ty vẫn chưa chú trọng cho cơng tác này. Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, cơng ty vẫn chưa đề ra tầm nhìn chiến lược và sứ mạng kinh doanh cụ thể. Do đó đã

gây khó khăn cho công ty trong việc khẳng định thương hiệu cũng như gây khó khăn trong việc lựa chọn đúng đắn các mục tiêu và chiến lược của công ty.

- Về công tác phân tích tình thế chiến lược: Mặc dù đã được thực hiện định kỳ hằng năm nhưng công ty mới chỉ tập trung khai thác điểm mạnh. Bên cạnh đó, cơng ty cũng chưa có bộ phận chuyên trách đảm nhận việc đánh giá môi trường bên trong cũng như không sử dụng cơng cụ nào để phân tích các yếu tố đó. Do đó mà cơng ty đã gặp khó khăn trong việc đánh giá điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội, thách thức của mình, và có thể bỏ lỡ các cơ hội phát triển của công ty.

2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại

- Nguyên nhân khách quan:

+ Những lý thuyết về chiến lược kinh doanh mới du nhập vào Việt Nam chưa lâu, nên cơ hội để các nhà quản trị tìm hiểu sâu về vấn đề này là hạn chế. Các mơ thức EFAS, IFAS, TOWS cịn mới mẻ, tạo ra tâm lý trong việc áp dụng các lý thuyết này vào thực tiễn, gây ra thiếu hiệu quả trong công tác thực hiện.

+ Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, q trình hội nhập kinh tế khiến mơi trường kinh doanh thay đổi liên tục, diễn biến phức tạp khiến công ty không thể theo kịp tiến hành phân tích thường xun được.

- Ngun nhân chủ quan:

+ Trình độ nhận thức về lý luận nhà quản trị cấp cao có thể cịn hạn chế, kiến thức về hoạch định chiến lược kinh doanh hiện đại cong chưa cập nhật một cách có hệ thống nên tầm nhìn chưa tốt, mới chỉ áp dụng kinh nghiệm thực tiễn, việc hoạch định cịn mang tính cảm quan.

+ Nguồn nhân lực cịn yếu về chất lượng, nhân lực cơng ty tuy là có bằng cấp có nghiệp vụ, vững chắc lý thuyết song còn thiếu kinh nghiệm thực tế, kỹ năng nghề nghiệp chưa cao. Kỹ năng chuyên môn của nhân viên marketing, PR, kinh doanh chưa được bồi dưỡng thêm nên hiệu quả chưa cao.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoạch định chiến lƣợc kinh doanh cho công ty TNHH SXTM hải linh đến năm 2025 (Trang 30 - 32)