Chiến lược giá:

Một phần của tài liệu Tiểu luận kế hoạch thâm nhập đồ gỗ nội thất vào thị trường nhật bản (Trang 25 - 27)

4.1.1 Những yếu tố môi trường kinh tế ảnh hưởng đến quyết định về giá:

Thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản:

Thói quen tiêu dùng của người Nhật Bản: Cách đây không lâu, Nhật Bản được coi như nước duy nhất trên thế giới mà hàng xa sỉ được coi là thị trường đại chúng. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu biến người Nhật trở thành những khách hàng tằn tiện. Các nhà phân tích, nhà kinh tế và người tiêu dùng đều cho rằng sự thay đổi xu hướng tiêu dùng của người Nhật không phải là hiện tượng nhất thời mà sẽ kéo dài. Điều đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc làm ăn của những công ty bán hàng vào Nhật. => Đối với người dân Nhật Bản bây giờ thì giá cả là yếu tố quan trọng đầu tiên trong việc lựa chọn sản phẩm.

Mức thu nhập bình quân của Nhật ở mức cao ( trên 30.000 USD/năm ). Tiết kiệm cá nhân tại Nhật ở mức cao so với thế giới tuy gần đây đang có xu hướng giảm nhẹ. Nhu cầu về đồ gỗ nội thất của người Nhật Bản ngày càng tăng cao

Chính vì vậy, việc định giá sản phẩm ở mức trung bình sẽ là lợi thế lớn giúp sản phẩm của cơng ty có thể cạnh tranh được trên thị trường Nhật Bản.

Hành động của các đối thủ cạnh tranh:

Các doanh nghiệp Trung Quốc : 1/6/2009 chính phủ Trung Quốc thơng báo tăng tỉ lệ hoàn thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm gỗ nhằm mục đích giảm áp lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu và giữ ổn định thị phần các sản phẩm gỗ xuất khẩu. Các doanh nghiệp Trung Quốc đều hướng đến việc xây dựng thương hiệu riêng cho mình, họ xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Nhật Bản mà không thông qua nhà phân phối trung gian. Đồ nội thất gỗ của Trung Quốc nổi tiếng về giá rẻ.

Các doanh nghiệp Malaysia, Thái Lan, Inđônêsia : năm 2009, Malaysia, Thái Lan, Inđônesia đã đồng ý hợp tác trong việc phát triển sản phẩm đặc biệt là các sản phẩm trang trí nội thất và đồ gỗ với mục đích định vị sản phẩm trên các thị trường thế giới mà trong đó Nhật Bản là một thị trường lớn đang được quan tâm.

Các doanh nghiệp Italia, Đức : họ chủ yếu xuất khẩu sang Nhật các sản phẩm cao cấp, chất lượng tốt, giá cao.

Các doanh nghiệp lớn khác trong nước : đang quá trọng vào thị trường Mỹ, EU vì bán được những đơn hàng lớn, dễ thiết kế mẫu mã chứ ít quan tâm đến thị trường Nhật Bản

Các yếu tố bên ngoài khác:

Về tình hình nền kinh tế vĩ mơ hiện tại: Nước Nhật đang phải đối phó với hiện tượng giảm phát nghiêm trọng, tỉ lệ thất nghiệp tăng (T6/2010 5,3% tăng 0,1% so với T5/2010). Tuy nhiên, chi tiêu trung bình của các hộ gia đình Nhật Bản trong T6/2010 lại tăng và cao hơn 2,9% so với tháng năm vừa qua.

Ảnh hưởng của các loại thuế tại đây gần như khơng có, hàng nội thất của Việt Nam khi xuất khẩu sang Nhật chịu thuế 0%

Về các quy định pháp lý: Đối với đồ gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản, hàng hóa của Việt Nam không gặp rào cản trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Nhật Bản như những mặt hàng khác, do Nhật Bản khuyến khích nhập khẩu đồ gỗ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lớn trong nước

4.1. Các bước cụ thể để xác định giá thành sản phẩm và các chi phí có liên quan:

Note : Do thơng tin chưa đầy đủ để có thể phân tích và nêu kế hoạch cụ thể nên nhóm em có đề xuất các bước cần thực hiện tiếp theo để có thể lên được chiến lược hay kế hoạch cụ thể.

 Thứ nhất là yêu cầu kế toán của bộ phận sản xuất xác định chính xác chi phí đã bỏ ra để tạo thành sản phẩm như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nguyên vật liệu phụ, chi phí nhân cơng, hao mịn tài sản cố định, các chi phí khác liên quan trực tiếp tới việc tạo thành sản phẩm.

 Tiếp theo, ước tính chi phí quảng cáo, quảng bá sản phẩm.

 Sau đó xác định mức hoa hồng cho các nhà phân phối bán lẻ tại Nhật.

 Và tìm hiểu mức giá của các đối thủ cạnh tranh và mức cầu hàng hóa của người tiêu dùng Nhật Bản để có thể đưa ra được giá thành cuối cùng cho từng sản phẩm mà vẫn đảm bảo được 2 yếu tố cạnh tranh và lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Tiểu luận kế hoạch thâm nhập đồ gỗ nội thất vào thị trường nhật bản (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)