7. Kết cấu đề tài
3.2. Định hướng thiện pháp luật Việt Nam trong giải quyết xung đột pháp
3.2.3. Mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế để ký kết, gia nhập các điều ước
ước quốc tế trong đó có chứa các quy phạm pháp luật xung đột thống nhất điều chỉnh các quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngồi.
Về lý thuyết, do đặc điểm đặc trưng của quan hệ mang tính chất dân sự (quan hệ sở hữu) có yếu tố nước ngồi là yếu tố nước ngồi (tức là tính quốc tế) của quan hệ làm cho quan hệ đó liên quan đến nước ngồi, hệ thống pháp luật của nước ngồi. Trong thực tiễn, ngày càng có nhiều cá nhân, tổ chức nước ngoài đến Việt Nam đầu tư, kinh doanh, đi du lịch, quan hệ kết hôn. Ngược lại, cũng ngày càng có nhiều cơng dân, tổ chức Việt Nam ra nước ngoài đầu tư, kinh doanh, đi du lịch, quan hệ kết hơn. Hiện nay có khoảng 215 triệu người Việt Nam định cư ở nước ngồi, trong đó rất nhiều người vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Những người này đã, đang và sẽ thực hiện rất nhiều giao dịch về dân sự, hơn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh, thương mại với các cá nhân, tổ chức nước ngoài. Từ cơ sở lý thuyết cũng như cơ sở thực tiễn đó đặt ra nhu cầu “Việt Nam cần mở rộng quan hệ hợp tác song phương, ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước, đặc biệt là đối với các quốc gia có nhiều người Việt Nam định cư, sinh sống”. Ngoài việc mở rộng hợp tác song phương, Việt Nam cũng cần mở rộng hợp tác đa phương để ký kết các ĐƯQT đa phương có chứa các quy phạm xung đột điều chỉnh các mối quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngồi. Khi mở rộng hợp tác với các
quốc gia để ký kết các ĐƯQT song phương hoặc đa phương sẽ có ưu điểm rất lớn là: sự thống nhất cao của các quốc gia trong việc sử dụng quy phạm xung đột để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội liên quan, làm cho việc giải quyết xung đột pháp luật được triệt để hơn so với việc sử dụng quy phạm xung đột của từng quốc gia. Tất nhiên, việc mở rộng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với quốc gia khác còn phụ thuộc vào quốc gia khác đó nữa, khơng chỉ phụ thuộc vào chủ trương mở rộng hợp tác quốc tế của Việt Nam. Hơn nữa, do trong các mối quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngồi, có những mối quan hệ như: hơn nhân và gia đình, thừa kế… gắn bó chặt chẽ với phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa của mỗi quốc gia và do truyền thống pháp lý của các quốc gia khác nhau nên đây cũng là nguyên nhân dẫn đến có những khó khăn trong việc thỏa thuận, ký kết các ĐƯQT có chứa các quy phạm xung đột. Nhưng trong xu thế chung của thời đại, q trình nhất thể hóa và hài hịa hóa pháp luật ngày càng diễn ra phổ biến hơn sẽ làm cho việc ký kết các ĐƯQT nói chung và các ĐƯQT có chứa các quy phạm xung đột nói riêng ngày càng thuận lợi hơn để có nhiều quy phạm xung đột thống nhất hơn điều chỉnh các mối quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngồi.
Tiểu kết Chương 3
Từ việc trình bày, phân tích cách giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngồi theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên, tại Chương 3 tác giả đã đưa ra một số nhận xét, đánh giá và đề xuất định hướng hoàn thiện pháp luật trong giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngồi. Khơng cần thiết phải xây dựng một đạo luật Tư pháp quốc tế riêng ở Việt Nam; cần xử lý tốt mối quan hệ giữa các quy phạm pháp luật trong các đạo luật chuyên ngành với các quy phạm pháp luật trong Bộ luật Dân sự điều chỉnh các mối quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngồi; mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế để ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế trong đó có chứa các quy phạm pháp luật xung đột thống nhất điều chỉnh các quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngồi là những định hướng cơ bản, phù hợp nhất đối với giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngồi ở Việt Nam hiện nay.
KẾT LUẬN
Hòa trong xu hướng hội nhập quốc tế, sự hợp tác, tương trợ cùng nhau phát triển của các quốc gia được thể hiện trong các Điều ước quốc tế xuất hiện ngày càng nhiều. Kéo theo đó là những mối quan hệ dân sự phức tạp trong đó quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngồi. Khi giải quyết những mối quan hệ này đã làm phát sinh xung đột pháp luật giữa các hệ thống pháp luật với nhau địi hỏi các mỗi quốc gia phải có cách giải quyết phù hợp với các Điều ước quốc tế đã ký kết. Chính vì lẽ đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Anh/ chị
hãy trình bày và phân tích cách giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngồi theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên”. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã
làm rõ những vấn đề lý luận về giải quyết xung đột về quyền sở hữu có yếu tố nước ngồi cũng như trình bày, phân tích cách giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra nhận xét, đánh giá và đề xuất định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngồi. Nội dung của đề tài đã được tác giả trình bày dựa trên cở sở lý luận, tiếp thu, sự tham khảo tài liệu và tiếp cận thông tin. Đề tài không tránh khỏi những hạn chế, thiết sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cơ để hồn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cơng ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969.
2. Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự và hình sự giữa nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc (1982).
3. Hiệp định tương trợ tư pháp về vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Cu Ba (1984).
4. Hiệp định tương trợ tư pháp về vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Bungari (1986).
5. Hiệp định tương trợ tư pháp về vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Ba Lan (1993).
6. Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (1998).
7. Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự giữa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Hunggari (2018).
8. Luật Thanh Mai (2021), Hoàn thiện pháp luật về giải quyết xung đột
pháp luật, https://luatthanhmai.com/hoan-thien-phap-luat-ve-giai-quyet-xung-
dot-pl , ngày 18/05/2021.
9. Nguyễn Bá Chiến (2008), Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện hoàn
thiện hệ thống quy phạm pháp luật xung đột ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật
học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Quốc Hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội. 11. Quốc Hội (2014), Luật Đầu tư, Hà Nội. 12.Quốc Hội (2014), Luật Nhà ở, Hà Nội.
13. Quốc Hội (2015), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
14.TS. Trần Minh Ngọc, TS. Vũ Thị Phương Lan, Giáo trình Tư pháp