Đặc điểm dễ thấy nhất của tấn công DDoS là không thể truy cập vào website trong một khoảng thời gian nhất định mà không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, để chắc chắn, người quản trị của website có thể kiểm tra trên hệ thống log của máy chủ, tường lửa.... nhằm phát hiện các dấu hiệu bất thường. “Qua đó, chúng ta mới có thể khẳng định chắc chắn website của mình có bị tấn công DDoS hay không, tấn công với quy mô như thế nào, cách thức ra sao.
Hoàn toàn có thể phòng chống lại được tấn công DDoS. Mặc dù vậy, việc phòng chống phải phụ thuộc vào quy mô, cường độ cũng như hạ tầng của đơn vị đang bị tấn công. Bởi vì, bản chất của tấn công DDoS là hacker sẽ huy động càng nhiều máy tính tham gia càng tốt để cùng truy cập vào website “nạn nhân”. “Do đó, nếu hạ tầng đơn vị bị tấn công “yếu” do ít được đầu tư thì khả năng chống đỡ sẽ kém hơn những hạ tầng mạnh và được đầu tư tốt.
Do đó, chúng ta phải tăng cường thêm số lượng cũng như cấu hình máy chủ (RAM, ổ cứng, CPU…) để giúp cân bằng tải, nhờ đó việc truy cập các website sẽ nhanh hơn khi bị tấn công DDoS.
Hơn nữa, do DDoS là kiểu tấn công làm “ngập lụt” băng thông, tạo ra các kết nối ảo khiến website bị “sập” không thể truy cập được. Chính vì vậy, các đơn vị bị tấn công DDoS cần liên hệ với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet để tăng băng thông. “Các thiết bị khác như tường lửa đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý tấn công DDoS vì nó sẽ giúp phân biệt được nguồn tấn công và những truy cập thông thường nhằm giảm thiểu hậu quả các cuộc tấn công DDoS
Ngoài nâng cấp hạ tầng hệ thống, người quản trị cũng phải quan tâm đến việc cải thiện, tăng tốc độ xử lý của website để tránh việc truy cập quá nhiều vào cơ sở dữ liệu website đó như kỹ thuật “memory cache” giúp lưu trang web trong bộ nhớ
RAM thay vì lưu vào ổ cứng như bình thường. Khi đó, phản hồi của máy chủ khi có các truy cập đến website sẽ được xử lý nhanh hơn.
Mặc dù vậy, các cách phòng chống này chủ yếu mang tính chất “thụ động”. Vì thế, chúng ta phải có các biện pháp “chủ động” phòng chống DDoS thông qua sự phối hợp với các cơ quan điều phối như tại Việt Nam như VNCERT hay các nhà cung cấp dịch vụ… để tìm ra được nguồn gốc của mạng bootnet (mạng máy tính ma). Thông qua đó, sẽ tìm được các máy chủ điều khiển ra lệnh tấn công.
Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất phần mềm diệt virus sẽ cập nhật các mẫu virus nhận diện xuống các máy tính và tiêu diệt được mạng bootnet. Cách này tuy hiện quả nhưng mất nhiều thời gian thực hiện hơn.