Định nghĩa tấn công từ chối dịch vụ DOS

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU MỘT SỐ KỸ THUẬT TẤN CÔNG WEBSITE VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG (Trang 25 - 27)

Tấn công DoS là kiểu tấn công vô cùng nguy hiểm, để hiểu được nó ta cần phải nắm rõ định nghĩa của tấn công DoS và các dạng tấn công DoS.

- Tấn công DoS là một kiểu tấn công mà một người làm cho một hệ thống không thể sử dụng, hoặc làm cho hệ thống đó chậm đi một cách đáng kể với người dùng bình thường, bằng cách làm quá tải tài nguyên của hệ thống.

- Nếu kẻ tấn công không có khả năng thâm nhập được vào hệ thống, thì chúng cố gắng tìm cách làm cho hệ thống đó sụp đổ và không có khả năng phục vụ người dùng bình thường đó là tấn công Denial of Service (DoS).

Mặc dù tấn công DoS không có khả năng truy cập vào dữ liệu thực của hệ thống nhưng nó có thể làm gián đoạn các dịch vụ mà hệ thống đó cung cấp.

Mặc dù một số dạng tấn công DoS có thể được khuếch đại bởi nhiều trung gian, nhưng xuất phát của DoS vẫn là bắt nguồn từ một máy tính đơn lẻ. Tuy nhiên DoS đã được phát triển xa hơn ngoài cuộc tấn công một tầng (lũ SYN) và hai tầng (Smurf). Tấn công DDoS ra đời là bước tiếp theo của DoS, khắc phục được nhiều thiếu xót mà DoS chưa đáp ứng được. Đây là phương pháp tấn công hiện đại có sự kết hợp của nhiều tầng tính toán phân tán. Khác biệt đáng chú ý trong phương pháp tấn công này là nó bao gồm hai giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu tiên, thủ phạm bố trí các máy tính phân tán trên Internet và cài đặt các phần mềm chuyên dụng trên các máy chủ để hỗ trợ tấn công. Giai đoạn thứ hai, máy tính bị xâm nhập (được gọi là Zombie) sẽ cung cấp thông tin qua kẻ trung gian (được gọi là Master) để bắt đầu cuộc tấn công.

Hàng trăm, có thể hàng ngàn, các zombie có thể được chọn đồng thời tham gia vào các cuộc tấn công của Hacker. Với việc sử dụng phần mềm điều khiển, các

Zombie này sẽ thực thi cuộc tấn công DDoS hướng vào mục tiêu. Hiệu quả cộng dồn của tấn công Zombie làm hủy hoại nạn nhân với sự ồ ạt của một lượng lớn tin truyền tải làm tắc nghẽn thông tin hoặc làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.

Ngoài ra, với kiểu tấn công như vậy sẽ giấu đi thông tin của kể tấn công thực sự: chính là kẻ đưa ra các lệnh điều khiển cho các Zombie .Mô hình đa cấp của các cuộc tấn công DDoS cộng với khả năng giả mạo của các gói tin và mã hóa thông tin đã gây nhiều khó khăn cho quá trình tìm kiếm, phát hiện kẻ tấn công thực sự.

- Mục đích

o Cố gắng chiếm băng thông mạng và làm hệ thống mạng bị ngập (flood), khi đó hệ thống mạng sẽ không có khả năng đáp ứng những dịch vụ khác cho người dùng bình thường.

o Cố gắng làm ngắt kết nối giữa hai máy, và ngăn chặn quá trình truy cập vào dịch vụ.

o Cố gắng ngăn chặn những người dùng cụ thể vào một dịch vụ nào đó.

o Cố gắng ngăn chặn các dịch vụ không cho người khác có khả năng truy cập vào.

o Khi tán công DoS xảy ra người dùng có cảm giác khi truy cập vào dịch vụ đó như bị:

Disable Network – Tắt mạng

Disable Organization – Tổ chức không hoạt động Financial Loss –Tài chính bị mất

- Mục tiêu

Như chúng ta biết ở bên trên tấn công DoS xảy ra khi kẻ tấn công sử dụng hết tài nguyên của hệ thống và hệ thống không thể đáp ứng cho người dùng bình thường được vậy các tài nguyên chúng thường sử dụng để tấn công là gì:

o Tạo ra sự khan hiếm, những giới hạn và không đổi mới tài nguyên

o Băng thông của hệ thống mạng (Network Bandwidth), bộ nhớ, ổ đĩa, và CPU Time hay cấu trúc dữ liệu đều là mục tiêu của tấn công DoS.

o Tấn công vào hệ thống khác phục vụ cho mạng máy tính như: hệ thống điều hoà, hệ thống điện, hệt hống làm mát và nhiều tài nguyên khác của doanh nghiệp. Bạn thử tưởng tượng khi nguồn điện vào máy chủ web bị ngắt thì người dùng có thể truy cập vào máy chủ đó không.

- Phá hoại hoặc thay đổi các thông tin cấu hình.

- Phá hoại tầng vật lý hoặc các thiết bị mạng như nguồn điện, điều hoà…

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU MỘT SỐ KỸ THUẬT TẤN CÔNG WEBSITE VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG (Trang 25 - 27)