Giới thiệu chung về Agribank

Một phần của tài liệu Nâng cao hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VN (Trang 35)

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), trên cơ sở tách ra từ ngân hàng Nhà nước và hoạt động với hình thức ngân hàng chuyên doanh.

Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam.

Ngày 15/11/1996, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam (Viết tắt là Agribank).

Năm 2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN, ngày 31/01/2011, của

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank chuyển đổi hoạt động sang mơ hình Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ.

Năm 2013, Agribank kỷ niệm 25 năm ngày thành lập (26/3/1988 -

26/3/2013). Tại Lễ kỷ niệm, Agribank vinh dự được đón nhận phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng - Huân chương Lao động hạng Ba về thành tích xuất sắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nơng dân trong thời kỳ đổi mới, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Với vị thế là Ngân hàng thương mại – Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam, Agribank đã, đang không ngừng nỗ lực, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước.

2.1.2 Tình hình hoạt động tín dụng

Bảng 2.1: Tình hình dư nợ tín dụng của Agribank từ năm 2011 – tháng 9/2014

(ĐVT: Tỷ VND)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tháng 9/2014

Tổng dư nợ 449.894 480.453 530.621 547.283

Tăng trưởng năm sau

so với năm trước 6,8% 10,4% 3,1%

Phân theo kỳ hạn nợ

Dư nợ ngắn hạn 295.007 378.197 346.286 346.929

Dư nợ trung, dài hạn 154.887 102.256 184.335 200.354

Phân theo lĩnh vực

Nông nghiệp nông thôn 298.857 320.075 378.985 390.625

Lĩnh vực khác 151.037 160.378 151.636 156.658

Phân theo đối tượng

Tổ chức kinh tế 427.321 458.064 503.418 518.530

Hộ sản xuất và cá nhân 22.573 22.389 27.203 28.753

Nợ xấu 27.446 27.866 25.580 48.159

Tăng trưởng năm sau

so với năm trước 1,5% -8,2% 88,3%

Tỷ lệ nợ xấu 6,1% 5,8% 4,8% 8,8%

Trích lập DPRR 10.734 10.954 9.096 6.711

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Agribank 2011, 2012, 2013, 9 tháng 2014

Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy tổng dư nợ qua các năm có xu hướng tăng lên. Tính đến 30/09/2014, tổng dư nợ cho vay (cả ngoại tệ quy đổi VND) của Agribank đạt 547.283 tỷ đồng, tăng 16.662 tỷ đồng (tương đương tăng 3,14%) so với cuối năm 2013. Tăng trưởng dư nợ 9 tháng đầu năm 2014 thấp hơn cùng kỳ năm trước của Agribank (tăng 4,1%) và tốc độ chung của toàn ngành (theo báo cáo của NHNN tăng xấp xỉ 7% so với cuối năm 2013). Trong đó:

- Cơ cấu theo kỳ hạn: Dư nợ cho vay ngắn hạn 9 tháng đầu năm 2014 đạt 346,929 tỷ, tăng 643 tỷ so với cuối năm 2013, chiếm tỷ trọng 64% dư nợ cho vay. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm chủ yếu trong tổng dư nợ và có xu hướng tăng, đây là xu hướng khá hợp lý, giúp đẩy nhanh quá trình luân chuyển vốn kinh doanh

của Agribank. Bên cạnh đó, trong tình hình nền kinh tế diễn biến phức tạp như hiện nay thì việc cho vay các thời hạn ngắn giúp ngân hàng giảm thiểu được rủi ro phát sinh, đảm bảo an toàn hoạt động.

- Cơ cấu theo lĩnh vực: Dư nợ cho vay của Agribank đối với lĩnh vực nông

nghiệp, nông thôn đạt 390.625 tỷ đồng, tăng 11,640 tỷ đồng, tương đương tăng 3,1% so với cuối năm 2013, chiếm tỷ lệ 72,1% tổng dư nợ cho vay.

Nợ xấu cũng có xu hướng tăng lên từ năm 2011 đến 9 tháng đầu năm 2014. Năm 2013, nợ xấu thấp hơn các năm, giảm 2.286 tỷ đồng so với năm 2012, tỷ lệ nợ xấu giảm chỉ còn 4,8% do năm 2013 dư nợ tăng 10,4% so với năm 2012, nhưng nợ xấu lại giảm 8,2% so với năm 2012. Nợ xấu 9 tháng đầu năm 2014 tăng đột biến 88,3% so với năm 2013 dẫn đến chất lượng tín dụng giảm khi tỷ lệ nợ xấu từ mức 4,8% cuối năm 2013 tăng lên 8,8% tại thời điểm 30/09/2014. Nợ xấu tăng ở nhiều chi nhánh, tập trung chủ yếu tại các chi nhánh trên địa bàn TP. Hà Nội, Hồ Chí Minh và một số chi nhánh khu vực Tây Nam Bộ, chủ yếu do áp dụng các tiêu chuẩn phân loại nợ theo Thông tư 02 và thơng tư 09 của NHNN. Ngồi ra, một số khoản nợ xấu phát sinh do chuyển nhóm nợ của các khách hàng là doanh nghiệp có dư nợ lớn và cho vay bắt buộc để thanh tốn LC trả chậm,...

Qua phân tích ta thấy tình hình tài chính của Agribank năm 2014 tiếp tục khó khăn, nguyên nhân do tăng trưởng dư nợ thấp, nợ xấu gia tăng, lãi suất cho vay giảm, chênh lệch lãi suất ngày càng thu hẹp, công tác quản trị rủi ro của Agribank tuy được quan tâm nhưng vẫn còn hạn chế. Các biện pháp đo lường, giám sát, kiểm sốt và phịng ngừa rủi ro tín dụng của Agribank chưa phát huy được hiệu quả. Một công cụ hỗ trợ công tác quản trị rủi ro hiện nay mà Agribank đang áp dụng đó là hệ thống xếp hạng tín dụng. Do đó, muốn nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng thì cần phải xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro tốt mà trước hết phải hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng của Agribank.

2.2 Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Agribank

Ngày 11 tháng 11 năm 2011, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam đã chính thức sử dụng hệ thống XHTD nội bộ doanh nghiệp cho

toàn chi nhánh trong hệ thống với kỳ xếp hạng đầu tiên là thời điểm 30/03/2012. Hệ thống XHTD doanh nghiệp của Agribank được chia thành 10 hạng và 5 nhóm nợ tương ứng với các thứ hạng và số điểm đạt được. Đó là: hạng AAA, AA, A (nhóm 1), BBB, BB, B (nhóm 2), CCC, CC (nhóm 3), C (nhóm 4), D (nhóm 5).

2.2.1 Phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Hệ thống XHTD tại Agribank sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng doanh nghiệp, kết hợp với phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng doanh nghiệp trên cơ sở bộ giá trị chuẩn đối với mỗi loại khách hàng hay ngành nghề kinh tế khác nhau.

Nguyên tắc trong chấm điểm XHTD của Agribank là tính điểm ban đầu của mỗi chỉ tiêu đánh giá theo mức thực tế khách hàng đạt được nằm trong khoảng giá trị chuẩn nào. Thông thường một chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính sẽ có 5 khoảng giá trị chuẩn tương ứng với 5 mức điểm là 20, 40, 60, 80, 100 (điểm ban đầu). Như vậy đối với mỗi chỉ tiêu, điểm ban đầu của khách hàng là một trong 5 mức kể trên, tuỳ thuộc vào mức thực tế khách hàng đạt được nằm trong khoảng giá trị chuẩn nào trong 5 khoảng giá trị chuẩn đã được xác định. Điểm dùng để tổng hợp XHTD là tích số giữa điểm ban đầu và trọng số của từng chỉ tiêu, đồng thời có tính đến các nhân tố ảnh hưởng là: loại hình sở hữu và báo cáo tài chính (q, năm) của khách hàng có được kiểm tốn hay khơng được kiểm toán. Trọng số là mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu, từng nhóm chỉ tiêu xét trên góc độ tác động đến rủi ro tín dụng. Sau đó, căn cứ vào tổng số điểm đạt được, khách hàng sẽ được phân loại vào một trong các mức xếp hạng sau: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D.

2.2.2 Đối tượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Đối tượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là những doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Agribank có báo cáo tài chính 2 năm liền kề.

Cịn những doanh nghiệp mới thành lập, chưa có báo cáo tài chính được xếp vào nhóm đối tượng khơng được xếp hạng.

Đối với những khách hàng là tổ chức kinh tế hạch toán phụ thuộc, Agribank thực hiện chấm điểm và xếp hạng khách hàng theo doanh nghiệp ủy quyền cho

doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại Agribank. Trường hợp một khách hàng có quan hệ tín dụng với nhiều chi nhánh trong hệ thống Agribank thì từng chi nhánh độc lập chấm điểm, xếp hạng khách hàng.

2.2.3 Kỳ tính điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Định kỳ hàng quý, Agribank thực hiện chấm điểm, xếp hạng khách hàng, hoàn thành trước ngày cuối quý, riêng quý IV hoàn thành trước ngày 30/11.

Ngoải ra, các đối tượng thuộc diện chấm điểm phải thực hiện chấm điểm, xếp hạng khách hàng ngay khi khách hàng đặt quan hệ tín dụng với Agribank hoặc bất kỳ khi nào khách hàng có biến động thơng tin.

2.2.4 Mơ hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Mơ hình XHTD doanh nghiệp của Agribank đang sử dụng là mơ hình một biến số sử dụng các chỉ tiêu tài chính theo phân tích định lượng và phi tài chính theo phân tích định tính để đánh giá nhằm bổ sung cho những hạn chế về số liệu thống kê của phương pháp định lượng. Agribank chỉ mới áp dụng mơ hình tính điểm XHTD cho khách hàng doanh nghiệp, chưa áp dụng mơ hình tính điểm xếp hạng cho khoản vay.

Mơ hình tính điểm gồm hai phần là tính điểm định lượng theo các chỉ số tính tốn trực tiếp từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp và tính điểm định tính trên cơ sở đánh giá của ngân hàng về các mặt của doanh nghiệp. Thơng tin dùng để tính điểm doanh nghiệp là báo cáo tài chính quý, năm gần nhất, thơng tin phi tài chính cập nhật đến thời điểm tính điểm.

Bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để chấm điểm khách hàng doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở 34 ngành kinh tế đã được xác định sẵn phù hợp với đặc thù hoạt động và cơ cấu tín dụng của Agribank. Ứng với mỗi ngành kinh tế có một bộ chỉ tiêu chấm điểm khách hàng doanh nghiệp riêng. Doanh nghiệp thuộc nhóm ngành kinh tế nào sẽ sử dụng bộ chỉ tiêu của nhóm ngành kinh tế đó để chấm điểm (tức là có 34 bộ chỉ tiêu khác nhau để chấm điểm cho 34 loại ngành kinh tế). Các bộ chỉ tiêu khác nhau sẽ khác nhau về danh mục các chỉ tiêu cũng như khác nhau về bộ giá trị chuẩn, thang điểm và trọng số của mỗi chỉ tiêu.

Bảng 2.2: Minh họa bộ thang điểm, trọng số và bộ giá trị chuẩn

Chỉ tiêu trọngTỷ Quy mô lớn

100 80 60 40 20

Ngành 01: Trồng cây hàng năm

Chỉ tiêu thanh khoản

Khả năng thanh toán hiện

hành 12 >1.3 1.1-1.3 0.9-1.1 0.7-0.9 <0.7

Khả năng thanh toán nhanh 12 >0.6 0.5-0.6 0.4-0.5 0.3-0.4 <0.3

Khả năng thanh toán tức thời 6 >0.1 0.08-0.1 0,06-0.08 0.04-0.06 <0.04

Nguồn: Tài liệu XHTD nội bộ của Agribank, 2011

Mỗi bộ chỉ tiêu gồm 60 chỉ tiêu: 14 chỉ tiêu tài chính và 46 chỉ tiêu phi tài chính. Thang điểm tài chính: 100; thang điểm phi tài chính: 100

Agribank sẽ căn cứ tổng điểm đạt được của doanh nghiệp để xếp hạng tín dụng theo mức độ rủi ro tăng dần từ AAA (rủi ro thấp nhất) đến D (rủi ro cao nhất).

2.2.5 Quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là doanh nghiệp tại Agribank được thực hiện theo 8 bước như sau:

Bước 1: Thu thập thơng tin

Cán bộ tín dụng (CBTD) cần tiến hành điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư từ các nguồn: hồ sơ do khách hàng cung cấp: hồ sơ pháp lý (Quyết định thành lập; Điều lệ doanh nghiệp; Văn bản bổ nhiệm người đứng đầu tổ chức; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký thuế; Giấy phép/chứng chỉ hành nghề;... ) và hồ sơ kinh tế - tài chính (Kế hoạch sản xuất kinh doanh; Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh; Các báo cáo tài chính quý/năm gần nhất tại thời điểm chấm điểm; Bảng kê dư nợ vay tại các tổ chức tín dụng; chi tiết doanh thu theo lĩnh vực ngành nghề); phỏng vấn trực tiếp khách hàng; đi thăm thực địa khách hàng; các phương tiện thông tin đại chúng; báo cáo nghiên cứu thị trường của các tổ chức chun nghiệp; phịng thơng tin kinh tế tài chính ngân hàng của Agribank; trung tâm thơng tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các nguồn thông tin khác.

Bước 2: Xác định loại hình sở hữu của khách hàng

Căn cứ vào đối tượng sở hữu, khách hàng được chia thành 3 loại: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và doanh nghiệp khác.

Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu từ 50% vốn điều lệ hoặc cổ phần, vốn góp trở lên. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi là doanh nghiệp có một trăm phần trăm vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp khác là những doanh nghiệp khơng thuộc hai hình thức sở hữu trên.

Tỷ trọng của các chỉ tiêu phi tài chính được phân chia tùy theo loại hình sở hữu của khách hàng. Trong mỗi loại hình sở hữu, hệ thống sẽ quy định cách chấm điểm riêng đối với trường hợp khách hàng đang có quan hệ tín dụng hoặc khách hàng mới chưa có quan hệ tín dụng tại Agribank.

Bước 3: Xác định ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh

Có tất cả 10 nhóm ngành cơ bản được áp dụng trong bộ chỉ tiêu XHTD của Agribank, được phân chia chi tiết ra thành 34 ngành nghề kinh tế khác nhau. Danh

mục 34 ngành kinh tế mà Agribank áp dụng được trình bày tại Phụ lục 01 (đính

kèm đề tài này).

Việc xác định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp, là hoạt động đem lại 50% doanh thu trở lên trong tổng doanh thu hàng năm của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nhưng khơng có ngành nào có doanh thu chiếm từ trên 50% tổng doanh thu thì chọn ngành có tỷ trọng doanh thu lớn nhất hoặc ngành có tiềm năng phát triển nhất trong các ngành mà doanh nghiệp hoạt động để chấm điểm và xếp hạng.

Bước 4: Xác định quy mô của doanh nghiệp

Quy mô hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc vào ngành kinh tế mà doanh nghiệp đó đang hoạt động. Trong hoạt động chấm điểm này, tương ứng với 34 ngành kinh tế sẽ có 34 bộ chỉ tiêu để xác định quy mô. Quy mô của doanh nghiệp được xác định dựa trên việc chấm điểm các chỉ tiêu: vốn chủ sở hữu; số lượng lao động; doanh thu thuần và tổng tài sản. Mỗi chỉ tiêu sẽ có 8 khoảng giá trị từ 1 đến 8

điểm. Tổng hợp điểm của 4 chỉ tiêu sẽ được sử dụng để xác định quy mơ. Trong đó, doanh nghiệp quy mơ lớn có tổng số điểm từ 22 điểm đến 32 điểm, doanh nghiệp quy mơ vừa có tổng số điểm từ 12 điểm đến 21 điểm và doanh nghiệp quy mơ nhỏ có tổng số điểm dưới 12 điểm.

Điểm của các chỉ tiêu dùng để xác định quy mô doanh nghiệp không cấu thành tổng số điểm của doanh nghiệp.

Bảng 2.3 : Bảng xác định quy mô doanh nghiệp

Mức Vốn chủ sở hữu Lao động Chỉ tiêuDoanh thu thuần Tổng tài sản điểm (tỷ VND) (người) (tỷ VND) (tỷ VND) Ngành: 01. Trồng cây hàng năm 8 > 100 > 2.000 > 250 > 350 7 75 - 100 1.000 – 2.000 200 - 250 250 - 350 6 50 - 75 700 – 1.000 100 - 200 200 - 250 5 30 - 50 400 - 700 75 - 100 150 - 200 4 20 - 30 200 - 400 50 - 75 100 - 150 3 10 - 20 100 - 200 30 - 50 50 - 100 2 5 - 10 50 - 100 10 - 30 15 - 50 1 < 5 < 50 < 10 < 15

Nguồn: Tài liệu XHTD nội bộ của Agribank, 2011

Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính

Việc đánh giá yếu tố tài chính của doanh nghiệp dựa trên phương pháp định lượng qua việc phân tích các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cung cấp bao gồm:

Một phần của tài liệu Nâng cao hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VN (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w