Chi tiết chỉtiêu dự báo nguy cơ phá sản của Công ty cổ phần B

Một phần của tài liệu Nâng cao hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VN (Trang 77 - 119)

hình đề xuất sửa đổi

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013

Tổng tài sản (TA) Triệu đồng 53.240

Tài sản ngắn hạn (CA) Triệu đồng 51.396

Nợ ngắn hạn (CL) Triệu đồng 40.841

Vốn lưu động ( CA- CL) Triệu đồng 10.555

Doanh thu thuần (SL) Triệu đồng 81.158

Lợi nhuận giữ lại (RE) Triệu đồng 1.451

Thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) Triệu đồng 5.080

Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu (BV) Triệu đồng 11.566

Tổng nợ (TL) Triệu đồng 41.674

X2= RE/TA Đơn vị tính 0,027

X3= EBIT/TA Đơn vị tính 0,095

X4= BV/TL Đơn vị tính 0,278

X5= SL/TA Đơn vị tính 1,524

Z= 1,2X1 + 1,4X2 +3,3X3 + 0,6X4+ 0,999X5 Đơn vị tính 2,28

(Nguồn: Đề suất của tác giả đề tài nghiên cứu)

Công ty cổ phần B là doanh nghiệp cổ phần thuộc ngành sản xuất nên sử dụng

chỉ số Z = 1,2X1 + 1,4X2 +3,3X3 + 0,6X4+ 0,999X5 để chấm điểm chỉ tiêu dự báo

nguy cơ phá sản, chỉ số Z của công ty là 2,28 nên theo bảng 3.1, mục 3.2.1.1, công ty nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ vỡ nợ dẫn đến mất khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng; tương ứng với điểm chỉ tiêu dự báo nguy cơ phá sản đạt 60 điểm.

Như vậy, tổng điểm xếp hạng của công ty cổ phần B sẽ là:

Tổng điểm = Điểm tài chính x 30% + Điểm dự báo nguy cơ khó khăn tài chính x 14% + Điểm phi tài chính x 50% = 48.80 x 30%+ 60 x 14%+90,34 x 50% = 68,21

Theo mơ hình XHTD doanh nghiệp của Agribank đang sử dụng thì cơng ty cổ phần B được xếp loại A. Đây là doanh nghiệp mà Agribank xác định là khách hàng tốt, hoạt động kinh doanh tăng trưởng, tình hình tài chính ổn định, khả năng trả nợ đảm bảo, có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

So sánh kết quả xếp hạng của cơng ty B sau khi áp dụng mơ hình đề xuất sửa đổi, tổng điểm xếp hạng công ty B đạt được là 68,21; tương đương mới mức xếp hạng BB theo hệ thống XHTD của Agribank được trình bày tại bảng 2.7, mục 2.2.5, chương 2 của đề tài này. Kết quả này cũng khá phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, phản ánh được những dấu hiệu khó khăn trong tình hình tài chính của doanh nghiệp khi năm 2014 doanh nghiệp phát sinh nợ quá hạn dưới 90 ngày tại Agribank. Với mức xếp hạng này thì các khoản vay của công ty cổ phần B là nợ nhóm 2 thuộc phân loại nhóm nợ cần chú ý. Đánh giá theo tình hình thực tế, nếu ngân hàng mạnh tay thu hồi nợ và khơng cơ cấu hoặc chuyển nợ thì cơng ty cổ phần B sẽ rơi vào tình thế vỡ nợ, mất khả năng thanh toán các khoản nợ gốc cho ngân hàng. Dưới tình hình khó khăn của nền

kinh tế cịn kéo dài thì có nguy cơ xảy ra nợ khó địi đối với các khoản vay của công ty cổ phần B.

Như vậy, so với mơ hình cũ thì mơ hình đề xuất đã đánh giá khách hàng tốt hơn vì theo kết quả đánh giá của mơ hình đề xuất thì doanh nghiệp xếp vào nợ nhóm 2- nợ cần chú ý, cảnh báo được nguy cơ vỡ nợ dẫn đến mất khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với ngân hàng, phù hợp với thực tế năm 2014 công ty cổ phần B phát sinh nợ quá hạn dưới 90 ngày tại Agribank. 3.3 Nhóm giải pháp về quản trị điều hành

3.3.1 Mở cửa hệ thống thông tin riêng của Agribank

Cũng giống như các tổ chức khác, Agribank cũng gặp phải khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn thông tin để phục vụ cho việc xếp hạng khách hàng. Tuy nhiên Agribank có lợi thế là có một hệ thống các chi nhánh hoạt động khắp cả nước, phục vụ nhiều khách hàng điều này sẽ là một lợi thế cho Agribank thu thập thông tin và tạo nền tảng cơ sở dữ liệu của riêng Agribank.

Hiện nay Agribank đã xây dựng được hệ thống thông tin tập trung dưới sự quản lý của Trụ sở chính, lưu trữ những cơ sở dữ liệu về chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Theo định kỳ các chi nhánh phải có nghĩa vụ báo cáo thông tin về các doanh nghiệp đang quan hệ tại chi nhánh về trung tâm lưu trữ. Nhưng khi cần khai thác thông tin xếp hạng của khách hàng khác chi nhánh trong trường hợp khách hàng có quan hệ tín dụng với nhiều chi nhánh hoặc cho vay đồng tài trợ giữa các chi nhánh thì hệ thống khơng cho phép truy cập các số liệu của các chi nhánh khác. Vì vậy, để có thơng tin thì chi nhánh phải làm công văn đề nghị trung tâm cung cấp thơng tin. Việc này gây khó khăn và mất nhiều thời gian cho việc xếp hạng tín dụng. Do đó, tác giả đề xuất hệ thống XHTD của Agribank cần cho phép các giám đốc chi nhánh hay phòng giao dịch quyền được truy cập vào hệ thống thông tin trung tâm để chủ động trong việc khai thác thông tin XHTD khách hàng khác chi nhánh mà không phải phụ thuộc vào trung tâm đầu mối, tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật thơng tin khách hàng.

3.3.2 Tăng cường công tác đào tạo CBTD về XHTD

Kết quả của việc xếp hạng khách hàng phụ thuộc khá nhiều vào trình độ của CBTD vì ngồi các chỉ tiêu tài chính mang tính định lượng do hệ thống chấm điểm tự động thì việc đánh giá các các chỉ tiêu phi tài chính lại phụ thuộc rất lớn vào khả năng đánh giá, thu thập thông tin và phẩm chất đạo đức của người xếp hạng. Công nghệ hiện đại cũng khơng thể hồn toàn thay thế được kinh nghiệm, các đánh giá chuyên môn của CBTD cũng như những nhận định về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, các nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh của khách hàng... Điều này địi hỏi CBTD khơng những có kiến thức, kinh nghiệm tốt về lĩnh vực tài chính và tình hình hoạt động của khách hàng mà mình đang đánh giá mà cịn phải có phẩm chất đạo đức tốt để đảm bảo việc chấm điểm doanh nghiệp luôn khách quan, trung thực. Chính vì vậy để cho kết quả xếp hạng phản ánh đúng thực chất tình hình doanh nghiệp thì Agribank cần phải xây dựng đội ngũ CBTD giỏi, có đạo đức tốt để tạo được kết quả xếp hạng khách hàng đáng tin cậy và có ý nghĩa.

Để nâng cao kiến thức về XHTD cho CBTD thì trước tiên Agribank cần tổ chức các lớp đào tạo tập trung để giới thiệu về hệ thống XHTD doanh nghiệp cho các cán bộ mới, qua đó giúp cho các cán bộ hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa, quy trình thực hiện và thao tác đúng khi chấm điểm, xếp hạng doanh nghiệp. Sau đó, Agribank cần thường xuyên mở các chuyên đề thảo luận, diễn đàn để CBTD có thể trao đổi những vướng mắc trong q trình tác nghiệp, từ đó có giải pháp khắc phục nhằm hoàn thiện hệ thống XHTD. Đồng thời, Agribank phải cung cấp đầy đủ những tài liệu hướng dẫn sử dụng, phổ biến kịp thời những cập nhật của hệ thống. Bên cạnh đó, Agribank cũng cần tăng cường mở các lớp đào tạo ngắn ngày những kiến thức nghiệp vụ chun mơn liên quan đến tín dụng ngân hàng như kế tốn, tài chính doanh nghiệp, phân tích hoạt động kinh doanh, thấm định dự án,... để cho CBTD nâng cao kiến thức bằng cách vừa ôn lại những kiến thức cũ vừa cập nhật những kiến thức mới, giúp cho việc đánh giá thực trạng của doanh nghiệp được chuẩn xác.

cập nhật kiến thức về luật pháp, tổ chức các cuộc vận động, thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,… để thường xuyên giáo dục về đạo đức, ý trí vững vàng, khơng bị cám dỗ bởi vật chất, luôn tuân thủ pháp luật trong hoạt động tín dụng ngân hàng, ln có ý thức trách nhiệm trong cơng việc. Bên cạnh đó, Agribank cần quy định cụ thể chế tài hành chính như khen thưởng đối với cán bộ giỏi và kỷ luật đối với những trường hợp cố tình nâng hạng cho doanh nghiệp.

3.3.3 Tăng cường kiểm tra chất lượng thực hiện xếp hạng tín dụng

Tác dụng của kiểm tra là nhằm ngăn ngừa những sai sót dù là vơ tình hay cố ý có thể xảy ra, nhằm phát hiện những sai sót để chỉnh sửa cho hồn thiện hơn. Nếu khơng có kiểm tra, người thực hiện xếp hạng có thể dễ dàng xếp hạng theo ý chủ quan cá nhân, phản ánh không đúng tình hình thực tế khách hàng.

Trong thời gian qua cho thấy Agribank chỉ tập trung kiểm tra hồ sơ tín dụng mà không kiểm tra việc xếp hạng khách hàng, hay chỉ mới dừng lại ở việc tập trung kiểm tra số lượng khách hàng được xếp hạng tín dụng, thời gian thực hiện xếp hạng nhưng chưa chú trọng thực hiện kiểm tra về chất lượng và tính chính xác của việc xếp hạng khách hàng. Trong khi đó kết quả xếp hạng lại quyết định việc cấp tín dụng và cơ chế tín dụng áp dụng cho khách hàng. Đây là một thiết sót cần phải khắc phục.

3.3.4 Sắp xếp lại bộ phận thực hiện công tác XHTD doanh nghiệp

Như đã trình bày trong phần nguyên nhân của những hạn chế, một trong những nguyên nhân làm cho hệ thống XHTD của Agribank cịn nhiều hạn chế đó là do việc thực hiện chấm điểm, xếp hạng khách hàng và công tác cho vay đều là do cán bộ tín dụng thực hiện. Điều này khiến cho kết quả XHTD mất đi sự khách quan. Agribank cần tách biệt riêng bộ phận cho vay và bộ phận thực hiện XHTD để đảm bảo tính khách quan và chun mơn hóa nhằm nâng cao hiệu quả cơng việc nói chung hay nâng cao chất lượng kết quả xếp hạng nói riêng.

3.3.5 Xây dựng chính sách khách hàng trên cơ sở xếp hạng tín dụng

Theo hệ thống XHTD hiện tại của Agribank thì kết quả XHTD chỉ là căn cứ để đưa ra quyết định cấp tín dụng và giám sát sau khi vay chứ chưa xây dựng một

chính sách khách hàng dựa trên kết quả XHTD.

Như vậy, để hệ thống XHTD hỗ trợ hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động của toàn bộ hệ thống nói chung thì cần phải xây dựng một chính sách khách hàng gắn với kết quả XHTD như: chính sách về lãi suất, chính sách về tài sản đảm bảo, chính sách về dịch vụ ký quỹ bảo lãnh, L/C…

Quy định về chính sách lãi suất cho vay áp dụng cho từng nhóm khách hàng theo từng thời kỳ. Do đặc thù của việc XHTD là xác định mức độ rủi ro của từng khách hàng thì việc dựa trên kết quả XHTD để xác định chính sách lãi suất cho vay đối với từng nhóm khách hàng vừa đảm bảo chính sách bán hàng vừa đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh cho ngân hàng. Vì vậy, đối với khách hàng đủ điều kiện được cấp tín dụng, đề tài nghiên cứu đề xuất mức lãi suất cho vay tỷ lệ nghịch với hạng XHTD mà khách hàng đạt được theo nguyên tắc là khách hàng thuộc nhóm hạng thấp hơn tức là rủi ro tín dụng cao hơn sẽ áp dụng mức lãi suất cho vay cao hơn nhằm phịng ngừa rủi ro tín dụng và ngược lại, nhóm khách hàng thuộc nhóm xếp hạng cao sẽ được áp dụng mức lãi suất thấp, lãi suất ưu đãi nhằm khuyến khích tăng trưởng tín dụng.

Quy định về tỷ lệ cho vay/ tài sản đảm bảo tỷ lệ thuận theo hạng XHTD của khách hàng theo nguyên tắc là khách hàng thuộc nhóm hạng thấp hơn thì tỷ lệ cho vay/tài sản đảm bảo sẽ thấp hơn, điều kiện về loại tài sản đảm bảo sẽ chặt chẽ hơn và ngược lại đối với những khách hàng được xếp hạng cao hơn thì tỷ lệ cho vay/tài sản đảm bảo sẽ cao hơn, điều kiện được nhận loại tài sản sẽ dễ dàng hơn.

Ngồi việc xây dựng các chính sách về lãi suất, tỷ lệ tài sản đảm bảo dựa trên kết quả của xếp hạng tín dụng thì các dịch vụ như: cấp bảo lãnh, mở thư tín dụng, các mức phí liên quan đến hoạt động cấp tín dụng, các chính sách ưu đãi nếu có khi phát sinh cũng dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng để từ đó những khách hàng có rủi ro tín dụng thấp được hưởng các mức ưu đãi hợp lý, chính sách khách hàng phù hợp hơn.

Tóm lại để nâng cao hiệu quả của hệ thống XHTD thì Agribank cần phải có quy định chính thức về chính sách khách hàng đối với từng nhóm hạng. Việc này

vừa giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng vừa mang lại sự hợp lý hơn trong việc đánh giá rủi ro nên sẽ sàng lọc khách hàng tốt hơn, khuyến khích thu hút được nhiều khách hàng tốt.

3.4 Một số kiến nghị đối với Nhà nước

3.4.1 Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động xếp hạng tín dụng phát triển

Ngày nay vấn đề tìm hiểu và thẩm định khách hàng đã trở thành một nhu cầu không thế thiếu trong nền kinh tế thị trường, khi mà ngày càng có nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh được mở ra và đi liền đó là nhu cầu cần phải thẩm định các cơ hội làm ăn. Mặt khác hội nhập kinh tế địi hỏi phải có sự minh bạch hố cao về thơng tin doanh nghiệp chẳng hạn như về tài chính, năng lực điều hành, công nghệ áp dụng ...

Mặc dù hiện nay trên thị trường Việt Nam có 3 tổ chức được cho là cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm nhưng chỉ có Trung tâm thơng tin tín dụng CIC được các tổ chức tín dụng biết đến nhiều và có quan hệ nhiều, cịn các tổ chức khác chưa phát huy được điểm mạnh của mình.

Hiện nay, cơng ty xếp hạng tín nhiệm đang hoạt động theo luật doanh nghiệp nhưng chưa có những quy định, những quy chế hay luật riêng nào hướng dẫn hoạt động của các tổ chức hay công ty xếp hạng tín dụng này. Xét trên phạm vi ứng dụng thì những báo cáo xếp hạng tín dụng doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng rất lớn tới chính doanh nghiệp đó, quyết định của nhà đầu tư và ảnh hưởng tới cả nền kinh tế. Do đó, để các kết quả XHTD của các cơng ty xếp hạng được ứng dụng trong thực tiễn thì cần thiết phải có những quy định mang tính chất bắt buộc và có thể trở thành những luật hoạt động để hướng dẫn các công ty, tổ chức xếp hạng trong việc thực hiện xếp hạng và đưa ra các báo cáo đánh giá xếp hạng, tiến tới thành lập luật xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Việt Nam căn cứ theo những nguyên tắc Basel II.

Một giải pháp khơng kém phần quan trọng là Chính Phủ cần sớm thiết lập một cơ chế phối hợp hoạt động và trao đổi thông tin hiệu quả giữa các cơ quan chủ chốt: NHNN, Bộ tài chính, Bảo hiểm tiền gửi cũng như ủy ban giám sát tài chính quốc gia; NHNN, tổ chức XHTD, TCTD và doanh nghiệp. Thông tin sẽ đầy đủ nhưng

không bị chồng chéo và từ đó hỗ trợ rất nhiều cho các TCTD và doanh nghiệp.

3.4.2 Xây dựng tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập

Từ kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường cho thấy các quốc gia thường xây dựng một tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập, khơng do nhà nước quản lý, thuộc sở hữu của các cổ đông để XHTD các tổ chức. Việc hình thành một tổ chức như thế này có vai trị rất lớn trong việc minh bạch hố thơng tin nền kinh tế.

Khu vực Đông Nam Á cũng được biết đến như khu vực tham gia khá sớm vào lĩnh vực này. Từ năm 1982, Philippines đã thành lập trung tâm đánh giá tín nhiệm của mình. Tiếp đó là năm 1991 là Malaysia, 1993 là Thái Lan và năm 1995 là Indonesia.

Học tập kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường, Việt Nam cũng cần phải xây dựng tổ chức XHTD độc lập, có uy tín để thực hiện đánh giá tín dụng các doanh nghiệp. Tổ chức XHTD độc lập này hoạt động theo mơ hình là một

Một phần của tài liệu Nâng cao hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VN (Trang 77 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w