Cấu hình pump - probe trong hình 3.2 được sử dụng để tách XPM từ các hiệu ứng khác. Laser bơm khả chỉnh phát bước sóng λpump được điều chế ngoài bằng một bộ điều chế hấp thụ điện EAM do bộ tạo chuỗi Anritsu điều khiển (chuỗi xung NRZ, 1-10 Gb/s), trong khi tia dò phát từ laser DFB tại λpr có bợ điều chế Mach-Zehnder tích hợp. Các kênh được kết hợp và được khuếch đại với các bộ khuếch đại EDFA cơng suất cao. Trong thí nghiệm méo do XPM gây ra tại λpr được nghiên cứu cho các sợi quang đo kiểm khác nhau (L=45 km) theo một chặng cố định biến đổi sợi quang để có biến đổi PM-AM. Một bộ tách kênh dùng cách tử không gian tự do được dùng để chọn λpr (xuyên kênh tốt hơn 30dB với Δλ >0,5 nm). Tín hiệu được tách sóng ra bằng mợt diode tách sóng tốc đợ cao và dạng sóng được hiển thị trên máy hiện sóng. XPM được nghiên cứu trong các giới hạn tán sắc cao và thấp. Với chế độ tán sắc thấp, sợi quang dùng để đo kiểm là sợi DSF, ( D <1 ps/nm/km) trong khi đó đối với kết nối truyền dẫn có tán sắc cao dùng sợi SSMF. Các kết quả thí nghiệm được so sánh với kết nối được bù tán sắc bao gồm sợi SSMF và sợi DCF áp dụng cả sơ đồ bù trước (DCF+SSMF) và bù sau (SSMF+DCF).
Hình 3.3 biểu diễn méo xung do XPM , đạt được trong kết nối tán sắc thấp với khoảng cách kênh Δλ ~0,4 nm và phân cực ngẫu nhiên. Các kênh đều được điều chế, kênh bơm tại 2,5 Gb/s (chuỗi bit 1010…) và kênh dò với chuỗi bit dài hơn. Walk-off
w≈D.Δλ.L nhỏ hơn 1-bit trong phần sợi DSF. Do đó, chirp gây ra do XPM Δv(t) tích
luỹ nợi qua dạng sóng của xung.
Hình 3.3 XPM và SPM với các kênh được điều chế tại 2,5 Gb/s, sợi DSF, có đợ trễ ban đầu khác nhau