.21 Xuyên kênh thay đổi theo bù tán sắc

Một phần của tài liệu đồ án :ẢNH HƯỞNG CỦA XPM LÊN CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG WDM (Trang 85 - 86)

Hình 3.21 biểu diễn các mức xun kênh cơng suất chuẩn hoá theo tỉ lệ bù tán sắc trong một hệ thống 10 Gb/s sáu chặng, mỗi chặng 100 km NZDSF. Tán sắc trong sợi quang truyền dẫn là 2,9 ps/nm/km và công suất quang đi vào mỗi chặng là 8,5 dBm. Các hiệu ứng phi tuyến trong các sợi quang dùng để bù tán sắc được bỏ qua để đơn giản hoá. Các sơ đồ bù tán sắc khác nhau được so sánh trong hình này. Đường (1) là bù tán sắc trong từng chặng, khi đó xuyên kênh do XPM tạo ra trong mỗi chặng có thể được bù chính xác nên khi bù 100% thì giảm xuyên kênh do XPM rất hiệu quả. Đường (2) là đặt bộ bù tán sắc sau mỗi hai chặng, khi đó giá trị bù tán sắc chỉ có thể được tối ưu hoá cho chặng đầu tiên hoặc chặng thứ hai nhưng không thể tối ưu cho cả hai chặng. Mức xuyên kênh do XPM dư cao hơn trong trường hợp trước. Tương tự như thế, đường (3) trong hình 3.21 là đặt bộ bù tán sắc sau mỗi ba chặng cịn đường (4) là đặt mợt bợ bù tổng hợp tại trước bộ thu.

Rõ ràng là khi giảm số lượng các bộ bù tán sắc, mức độ xuyên kênh do XPM dư cao hơn và giá trị bù tán sắc tối ưu gần hơn đến 50% giá trị tán sắc của hệ thống. Chính vì điều này, trong các hệ thống có suy yếu nghiêm trọng do xuyên kênh thì cần phải bù tán sắc trong mỗi chặng. Tuy nhiên, điều này sẽ làm tăng số lượng bộ bù tán sắc đồng nghĩa với việc tăng chi phí.

Trong tài liệu [8], bù tán sắc thiếu (undercompensation) được chứng minh là có ảnh hưởng đáng kể đến méo do XPM. XPM phát sinh và phân bố dọc chiều dài sợi SSMF dẫn đến méo cường độ tại bộ thu, ngay cả trong trường hợp được bù tán sắc hoàn toàn. Bù thiếu có hiệu quả khá cao trong việc giảm méo cường đợ do XPM tại bợ thu. Hình 3.22 biểu diễn các tích lũy méo cường đợ do XPM được tính toán cho hệ thống trong [8].

Một phần của tài liệu đồ án :ẢNH HƯỞNG CỦA XPM LÊN CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG WDM (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w