Về chủng loại và chất lượng cà phê Việt Nam tại thị trường EU

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường EU tới năm 2020 (Trang 27 - 31)

2.1 .KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG EU

2.2.2.1 .Về thị phần của cà phê của Việt Nam tại thị trường EU

2.2.2.3. Về chủng loại và chất lượng cà phê Việt Nam tại thị trường EU

A. Chủng loại cà phê Việt Nam

Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cà phê sang EU gồm có 2 loại chính là Robusta, Arabica.

Thứ nhất, Robusta Coffee:

Loại cây trơng này rất thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại vùng Tây Nguyên Việt Nam - nhất là vùng đất bazan (Gia lai, Đắclắk) . Hằng năm đạt 90- 95% tổng sản lượng cà phê Việt Nam, mùi thơm nồng, không chua, độ cafein cao, thích hợp với khẩu vị người Việt, nhưng quá đậm đặc với người nước ngoài. Trồng cà phê Robusta phải thâm canh mới đạt được năng suất cao vì trái đậu trên cành một lần, phải tạo cành mới (cành thứ cấp 1,2,3…). để đạt được yếu tố này, người nơng dân phải có vốn, một kiến thức cơ bản. Thường thì mới năm thứ hai-thời kỳ kiến thiết cơ bản-người trồng đã thu hoạch, không hãm ngọn sớm nên đến năm thứ 1 kinh doanh (năm thứ 3 của cây trồng) cây đã yếu, có hình tán dù, thiếu cành thứ cấp.

Cà phê Robusta hay cịn gọi là cà phê vối thuộc lồi thực vật Coffea

và thổ nhưỡng trên vùng đất đỏ bazan – Tây Nguyên trù phú với độ cao từ 800 - 1000m so với mặt nước biển. Là loại cà phê phổ biến nhất ở Việt Nam chiếm hơn 90% sản lượng hằng năm.

Đặc điểm: Hạt cà phê Robusta hình bàn cầu trịn và thường là 2 hạt trong 1 trái. Trãi qua quá trình chế biến trên dây chuyền thiết bị hiện đại với công nghệ cao tạo cho loại cà phê Robusta có mùi thơm dịu, vị đắng gắt, nước có màu nâu sánh, không chua, hàm lượng cafein vừa đủ đã tạo nên một loại cà phê đặc sắc phù hợp với khẩu vị của người dân Việt Nam.

Thứ hai, Arabica Coffee:

Loại này có hai loại đang trồng tại Việt Nam: Moka và Catimor a) Moka:

Cà phê Moka có mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt, vị nhẹ, nhưng sản lượng cà

phê sản xuất rất thấp, giá trong nước khơng cao vì khơng xuất khẩu được, trong khi giá nước ngoài rất cao ( gấp 2-3 lần Robusta vì khơng đủ chi phí nên người nơng dân ít trồng)

b) Catimor:

Cà phê Catimor có mùi thơm nồng nàn, hơi có vị chua, giá xuất khẩu gấp hai lần Robusta, nhưng khơng thích hợp với khí hậu vùng đất Tây Ngun vì cà phê này chín trong mùa mưa và khơng tập trung nên chi phí hái rất cao. Hiện nay tại Quảng Trị đang trồng thí nghiệm, đại trà loại cây này và có triển vọng rất tốt. Cà phê Arabica còn được biết đến với cái tên dân gian gọi là cà phê chè. Ở nước ta chủ yếu gồm 2 giống chính là mokka và catimor thuộc lồi thực vật Coffea L trong đó cà phê Arabica chiếm một diện tích rất ít khoảng 1% diện tích trồng cà phê. Loại cà phê này chỉ cho chất lượng tốt khi được trồng ở độ cao trên 1000m so với mặt nước biển. Vì hiệu quả kinh tế cao và chất lượng tốt nên hiện nay diện tích trồng đang được nhà nước khuyến khích trồng.

thơm nồng nàng, đặc biệt có vị hơi chua rất lơi cuốn và thích hợp với khẩu vị của phái nữ.

B. Chất lượng cà phê xuất khẩu Việt Nam

Chất lượng cà phê xuất khẩu Việt Nam hiện nay đang được đánh giá ở mức trung bình, chưa đáp ứng được đầy đủ các quy định, tiêu chuẩn mà khách hàng yêu cầu.

Thời gian trước năm 2005, nhiều công ty xuất khẩu Việt Nam do hạn chế về nhiều mặt đã khơng kiểm sốt được chất lượng sản phẩm xuất khẩu ngay từ đầu, nhất là ngay từ khi nông dân mới thu hoạch cà phê hạt. Do tâm lý người dân là “xanh nhà hơn già đồng” trong quá trình thu hoạch cà phê quả nên nhiều khi người dân đã thu hoạch cây cà phê khi tỷ lệ chín mới chỉ đạt 50-65 %, cà phê xanh khi chế biến sẽ teo lại, nhăn nheo, kích thước nhỏ, vỏ dính chặt vào nhân rất khó đánh bóng sạch và hạt cà phê bị màu tối, những hạt cà phê non sau khi rang thường có màu vàng, khơng thơm. Sức cạnh tranh cà phê xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU đã sụt giảm so với các đối thủ cạnh tranh như Brazil, Colombia…

Hiện nay, sau một thời gian dài áp dụng những công cụ, biện pháp nhằm cải thiện chất lượng cà phê xuất khẩu thì chất lượng cà phê Việt Nam đã ổn định hơn trước nhưng những thách thức về chất lượng cà phê Việt Nam thì vẫn cịn rất lớn. Tại Hội thảo về Triển vọng Thị trường, Chất lượng và cơ cấu ngành hàng cà phê Việt Nam 2008, ông Nesto Osorio, Giám đốc điều hành Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) cho hay năm 2007 đã có 958.667 bao cà phê Việt Nam bị loại thải trên thị trường Liffe của NewYork, chiếm 74% tổng sản lượng cà phê bị loại thải tại thị trường này. Con số này năm 2009 là 65% , năm 2010 là 58 %, năm 2011 là 45 %( Nguồn : ICO).

Việt Nam ban hành tiêu chuẩn mới (TCVN 4193:2005) đã được ICO coi là văn bản chuẩn để phân loại cà phê xuất khẩu. Tuy nhiên, việc cải tiến quy chuẩn chất lượng cà phê diễn ra chậm, nỗ lực đưa tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam (TCVN 4193: 2005) ngang bằng với tiêu chuẩn quốc tế chưa được các doanh

nghiệp đón nhận. Các doanh nghiệp và nhà rang xay vẫn sử dụng tiêu chuẩn cũ (TVCN 4293: 2003).

Bảng 2.3. Tiêu chuẩn của cà phê Việt Nam

TCVN 4193:2001 Cà phê nhân – yêu cầu kỹ thuật

( Soát xét lần 3 – thay thế TCVN 4193:1993) TCVN 4334:2001

(ISO 3509-1985)

Cà phê, các sản phẩm của cà phê – thuật ngữ định nghĩa (Soát xét lần 1 – thay thế TCVN 4334-86)

TCVN 4807:2001 (ISO4150-1991)

Cà phê nhân - phương pháp xác định cỡ hạt bằng sàng tay (Soát xét lần 2 – thay thế TCVN 4807-89)

TCVN 6928:2001 (ISO 6673-1983)

Cà phê nhân – xác định sự hao hụt khối lượng ở 1050C TCVN 6929:2001

(ISO 9116-1992)

Cà phê nhân – hướng dẫn phương pháp mô tả quy định TCVN 4193:2005 Tiêu chuẩn về chất lượng cà phê xuất khẩu

TCVN 7032:2007 (ISO 10470:2004)

Cà phê nhân - Bảng tham chiếu khuyết tật

Nguồn: http://www.vicofa.org.vn

Do các doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện tiêu chuẩn mới về cà phê nên đã lỏng lẻo trong công tác quản lý trong thu mua và kiểm soát chất lượng cà phê xuất khẩu trong quá trình sản xuất, chế biến, thu mua ngun liệu. Chính điều này đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng cà phê xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU, sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam ở thị trường này yếu hơn hẳn so với các đối thủ khác như Brazil, Colombia,…

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường EU tới năm 2020 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)