A. Công nghệ của doanh nghiệp
Chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam còn thấp, chưa đáp ứng được
nhu cầu của người tiêu dùng EU khó tính do cơng nghệ sơ chế của Việt Nam còn yếu, lạc hậu và chưa đồng bộ. Nông dân trồng cà phê vẫn cịn chưa có kiến thức nhiều về thu hoạch nên kỹ thuật thu hái chưa cao. Người dân vẫn cịn chưa có ý thức trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm thay vì chạy theo số lượng…
Cuối cùng, là khâu đánh giá chất lượng cà phê xuất khẩu Việt Nam còn kém, chưa có được sự kiểm sốt đồng bộ, nghiêm minh…
Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến cà phê xuất khẩu chưa thực hiện đầy đủ trong việc đảm bảo vệ sinh công nghiệp chế biến. Doanh nghiệp chưa thực sự ý thức được ảnh hưởng của quy định về môi trường, vệ sinh công nghiệp đến chất lượng sản phẩm, môi trường sống và còn đơn thuần chạy theo lợi nhuận, bỏ qua sự phát triển bền vững nên đã chưa có sự đầu tư vào hệ thống, cơng nghệ xả thải, công nghệ chế biến. Nhà nước chưa có sự quản lý chặt chẽ, chưa ban hành những quy tắc, quy định chặt chẽ, khả thi trong thực tế và chưa chưa các biện pháp đủ nghiêm khắc để xử phạt đối tượng vi phạm…
B. Kênh phân phối
Hệ thống phân phối mặt hàng cà phê Việt Nam tập trung chủ yếu vào các trung tâm thương mại, trung tâm bán lẻ, siêu thị và các công ty nhập khẩu. Việc giao dịch buôn bán chủ yếu thơng qua văn phịng đại diện, văn phòng trung tâm hoặc trụ sở chính mà ít qua trực tiếp với cửa hàng địa phương. Việc kinh doanh, nghiên cứu thị trường chủ yếu do bên cơng ty nhập khẩu thực hiện. Do đó, lợi nhuận của các công ty xuất khẩu cà phê Việt Nam chưa cao, phụ thuộc nhiều vào đối tác.
Hình thức xuất khẩu vẫn chủ yếu là qua nước thứ ba, chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô, chưa qua chế biến sâu…Việt Nam xuất khẩu khoảng hơn 93% là cà phê Robusta (cà phê vối) còn lại đa phần là cà phê Arabica (cà phê chè) nhưng cà phê chè lại có giá trị cao hơn cà phê vối rất nhiều ( Nguồn ICO )
Vì vậy doanh thu cà phê xuất khẩu của Việt Nam chưa xứng với tiềm năng và đang tỏ ra thiếu ổn định; tuy rằng các cơ hội đến với doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều nhưng vẫn chưa nắm bắt và tận dụng hết các cơ hộ đó.
C. Gía cả
Chi phí sản xuất cịn cao và giá cà phê xuất khẩu Việt Nam vẫn biến động tương đối lớn. Tuy cạnh tranh bằng giá không thực sự khả thi trên thị
cung cấp hơn. Nguyên nhân chính do chất lượng cà phê chưa ổn định, chưa thực sự có các biện pháp phối hợp giữa chính phủ, doanh nghiệp, hiệp hội, đơn vị liên quan trong việc bình ổn giá… Chưa áp dụng công nghệ, cải thiện phương cách làm việc, các biện pháp vĩ mô chưa thực sự hiệu quả… dẫn đến sản phẩm đội thêm chi phí.
D. Thị phần
Thị phần của Việt Nam trên thị trường cà phê EU chưa có sự tăng trưởng ổn định và uy tín sản phẩm, thương hiệu cà phê xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU còn thấp. Trong giai đoạn 2003-2005, thị phần cà phê Việt Nam trên thị trường EU tăng 2% nhưng giai đoạn 2005-2007, thị phần giảm 1%, đến 2007-2009,thị phần tăng 2%, giai đoạn 2009 – 2011 , thị phần tăng 1 % ( Nguồn ICO ). Nguyên nhân do sản lượng và giá cả cà phê xuất khẩu không ổn định kèm theo chất lượng cà phê xuất khẩu chưa cao.
E. Công tác xúc tiến thương mại
Hệ thống marketing của Việt Nam cịn kém, chưa có các biện pháp, hình thức quảng bá thương hiệu thực sự hiệu quả, chưa có được sự liên kết chặt chẽ giữa các chuỗi “mắt xích” đưa sản phẩm từ nguyên liệu đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Chưa có sự đầu tư cơng nghệ, cải thiện mơi trường vĩ mô tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Hoạt động marketing cần sự trợ giúp đắc lực từ phía nhà nước và hiệp hội, tổ chức liên quan…
Tóm lại, dù đã có những bước tiến quan trọng trên con đường phát triển
trong những năm qua tuy nhiên vẫn cịn đó những yếu kém và tồn tại. Vì vậy. cần phải có sự kết hợp giữa Nhà Nước và doanh nghiệp cũng như người trồng cà phê nhằm đưa ra giải pháp tối ưu giúp nâng cao vị thế các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế nói chung cũng như trên thị trường EU nói riêng, tạo được sự phát triển bền vững trong ngành cà phê.
CHƯƠNG III
ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CÀ
PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT
NAM ĐẾN NĂM 2020
3.1.1. Định hướng xuất khẩu cà phê của Việt Nam đến năm 2020
Định hướng cho sự phát triển ngành cà phê xuất khẩu tới năm 2020 bao gồm phát triển ngành cà phê bền vững gắn với xuất khẩu bền vững, phát triển toàn diện; chuyển dịch cơ cấu cây trồng; đổi mới công nghệ chế biến, nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu. Định hướng hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam là:
- Ưu tiên phát triển diện tích trồng mới cây cà phê (thay thế diện tích cây cà phê đã già cỗi), ổn định diện tích trồng cà phê ở mức 500.000 ha nhằm đảm bảo cân đối cung – cầu.
- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tăng diện tích trồng cây cà phê Acrabica có giá trị cao, mạnh dạn bỏ những diện tích cà phê phát triển kém, khơng hiệu quả sang các loại cây trồng khác có giá trị cao như cao su, hồ tiêu, điều,….
- Tích cực đổi mới cơng nghệ chế biến sản xuất cà phê, nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu.
- Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cà phê xuất khẩu, thực hiện giám sát kiểm tra các đơn vị xuất khẩu trong việc thực hiện các quy định, tiêu chuẩn.
- Đào tạo nguồn nhân lực trong công tác quản lý, dự báo, marketing cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân trồng và chăm sóc cây cà phê. Thường xuyên bồi dưỡng để nâng cao hiệu quả trong công tác dự báo, quảng bá hình ảnh, nâng cao
3.1.2. Mục tiêu xuất khẩu của cà phê Việt Nam
Theo mục tiêu chiến lược của ngành cà phê, ổn định diện tích trồng cà phê ở mức 500.000 ha năm 2011, đến năm 2015 sẽ thay thế 70% diện tích trồng cà phê đã già cỗi, cho năng suất, chất lượng kém. Mức tăng trưởng xuất khẩu cà phê Việt Nam duy trì khoảng 5%/năm, kim ngạch đạt gần 2 tỷ USD vào 2011, riêng kim ngạch cà phê Việt Nam tại thị trường EU đạt gần 1 tỷ USD. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2011-2015 do sự biến động khó lường của thời tiết, khí hậu và giới hạn về khả năng tăng sản lượng nên dự báo tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sẽ chậm lại và đạt 2%/năm, đưa kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam đạt mức 2,2 tỷ USD vào năm 2015. Việt Nam sẽ vẫn giữ vững vị trí là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới.
Mục tiêu xuất khẩu cà phê Việt Nam trên thị trường EU đến năm 2015 sẽ đạt được 20% thị phần tiêu thụ cà phê EU, doanh thu dự kiến đạt trên 1 tỉ USD, chiếm 50% tổng giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNHTRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU