Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh trong đầu tư tại Việt nam (Trang 26 - 35)

Trong thời gian qua, Công ty đã có nhiều hoạt động đầu tư thiết thực cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tình hình phân bổ vốn đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và lĩnh vực nghiên cứu phát triển của Công ty được thể hiện qua bảng cơ cấu đầu tư sau:

Bảng phân bổ vốn đầu tư Đơn vị: triệu VNĐ.

Năm Chỉ tiêu

2002 2003 2004 2005 2006

Tổng vốn đầu

5.650 6.761 9.361 15.406 22.613

Trong đó:

Đầu tư cho CSVCKT

1.359 1.405 1.936 2.572 3.795

Đầu tư cho nguồn nhân lực

505 689 1.143 2.156 3.506

Đầu tư vào hàng dự trữ

876 938 1.726 2.431 3.653

Đầu tư nghiên cứu thị trường

857 1.142 1.574 3.273 5.534

Đầu tư vào dịch vụ và sản phẩm

2.053 2.587 2.982 4.974 6.125

(nguồn: phòng tài chính công ty XNK lương thực thực phẩm Hà Nội) Qua bảng trên đây, ta có thể phân tích kỹ thực trạng các hoạt động đầu tư nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong Công ty trong thời gian qua.

2.2.1 Hoạt động đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật

Nhà cửa và vật kiến trúc là những yếu tố không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Do nhu cầu sản xuất kinh doanh hiện đại, đồng thời để đáp ứng được yêu cầu mở rộng kinh doanh trong tương lai, phù hợp với sự phát triển đổi mới của đất nước, sự phát triển của doanh nghiệp thì một trong những biện pháp nhằm nâng cao năng suất lao động là đầu tư vào máy

móc thiết bị, nâng cao trình độ công nghệ, để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt. Đặc biệt là đối với nước ta, trong giai đoạn hội nhập như hiện nay, công nghệ của nước ta còn rất lạc hậu so với các nước phát triển. Để hội nhập được thì điều đầu tiên mang tính quan trọng là đầu tư vào máy móc thiết bị để từng bước nâng cao năng lực công nghệ, tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Công ty đã từng bước đầu tư nhằm hiện đại hoá các trang thiết bị của mình nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh tuy nhiên mức độ đầu tư còn khá mỏng, chiếm một tỷ lệ thấp so với đầu tư xây dựng cơ bản trong tổng mức đầu tư của Công ty.

2.2.2 Hoạt động đầu tư cho nguồn nhân lực

Lao động là yếu tố quan trọng bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, là yếu tố đầu vào cho mỗi quá trình sản xuất kinh doanh.

Hiện nay, Công ty XNK Lương Thực Phẩm Hà Nội đã có một đội ngũ lao động mạnh cả về chất lượng và số lượng. Tổng số cán bộ công nhân viên đến năm 2005 lên tới 183 người. Trong đó, trên Đại học có 6 người và 89 người có trình độ đại học, cao đẳng.

Sau đây là cơ cấu lao động của Công ty XNK Lương Thực Phẩm HN:

Bảng 4: Cơ cấu lao động của Công ty XNK Lương Thực Phẩm Hà Nội.

Năm Chỉ

2001 2002 2003 2004

Số LĐ TL(%) Số LĐ TL(%) Số LĐ TL(%) Số LĐ TL(%) Tổng số lao

động

134 146 166 183

Trong đó:

Nam 83 61,94 102 69,86 121 72,89 129 70,49

Nữ 51 38,06 44 30,14 45 27,11 54 29,51

Trình độ

Trên đại học 1 0,75 1 0,68 2 1,2 3 1,64

Đại học, cao đẳng

41 30,6 58 39,73 75 45,18 89 48,63

Trung cấp 53 39,55 37 25,34 36 21,69 36 19,67

Công nhân kỹ thuật

39 29,1 50 34,25 53 31,93 55 30,06

Hình thức lao động

Lao động trực tiếp

34 22,84 39 23,56 51 46,75 65 30,98

Lao động gián tiếp

100 77,16 107 56,44 115 73,25 118 69,02

Nguồn: Phòng tổng hợp.

Như vậy, qua biểu trên ta thấy số lượng lao động tăng qua các năm do yêu cầu của kinh doanh. Cơ cấu lao động của Công ty có hợp lý hơn, lực lượng lao động gián tiếp có tỷ lệ tương đối lớn vì tính chất đặc thù trong ngành nghề kinh doanh, lao động nam chiếm đa số trong tổng số lao động của Công ty. Đây là một thuận lợi về phân công công việc của công tác quản trị nhân lực vì với đặc thù công việc hay phải đi công tác xa, các tỉnh biên giới và các cảng biển trong cả nước. Tuy nhiên, nhìn vào bảng biểu ta thấy tỷ lệ người lao động có trình độ Đại học và trên Đại học tuy cao nhưng trong thực tế thì chưa phù hợp với tốc độ phát triển như ngày nay, đây cũng là cơ sở để Công ty có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực trong toàn bộ máy của Công ty.

Năm 2002, Công ty đầu tư 505 triệu VNĐ cho công tác nguồn nhân lực và năm 2003 là 689 triệu VNĐ, tăng 136,44% so với năm 2002. Năm 2004, nguồn nhân lực của Công ty tăng nhanh nên tổng đầu tư cũng tăng lên 1.143 triệu VNĐ, tăng 165,89% so với năm 2003. Đến năm 2005, đầu tư 2.156 triệu VNĐ cho việc đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trẻ và nghiệp vụ thị trường mới cho đội ngũ cán bộ cũ có năng lực, tổng đầu tư tăng 188,63% so với năm 2004. Năm 2006, tổng đầu tư đạt 3.506 triệu VNĐ, tăng 162,62% so với năm 2005 do nhu cầu đào tạo thêm về hội nhập kinh tế quốc tế và các luật, văn bản mới có liên quan đến XNK, nâng cao trình độ ngoại ngữ, nghiệp vụ ngoại thương cho cán bộ kinh doanh XNK thông qua các khoá đào tạo ngắn và dài hạn ở các trung tâm đào tạo ngoại thương.

2.2.3 Hoạt động đầu tư cho hàng hóa dự trữ

Với một doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu, tạm nhập và tái xuất như Công ty XNK Lương Thực Phẩm Hà Nội thì việc bảo quản hàng hoá trong kho là điều kiện quan trọng có tác dụng trực tiếp đến hoạt động xuất bán. Việc mất mát, suy giảm chất lượng sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, việc bảo quản hàng hoá trong kho là việc cần thiết của Công ty đặc biệt là hàng hoá xuất khẩu mà chua xuất được sang nước đối tác.

Qua mỗi đợt hàng, Công ty đều tiến hành kiểm tra xác định lượng đặt hàng tai thời điểm đáp ứng nhu cầu của khách hàng bao nhiêu là tối ưu, để từ đó xác định được số lượng sản phẩm cần nhập khẩu, xuất khẩu, tránh tình trạng XNK quá nhiều gây ứ đọng nguồn vốn.

Đầu tư cho công tác dự trữ năm 2002 là 876 triệu VNĐ, năm 2003 là 938 triệu VNĐ tăng 7% so với năm trước, năm 2004 đầu tư cho hàng dự trữ

cho hàng dự trữ là 2431 triệu VNĐ so với năm 2004 tăng 40,8%, đến năm 2006 thì lượng đầu tư này là 3653 triệu VNĐ tăng 50% so với năm 2005.

Mặc dù lượng vốn đầu tư cho hàng dự trữ hàng năm tăng nhưng tốc độ tăng năm sau so với năm trước là tăng không đều, từ số liệu trên cho thấy công ty vẫn chưa tập trung chú trọng cho việc đầu tư vào hàng dự trữ.

Hàng năm sản phẩm tồn kho tương đối lớn, tuy nhiên hoạt động đầu tư đã có tác dụng điều hoà luồng luân chuyển sản phẩm qua hoạt động XNK.

Trong thời điểm trên thị trường có những biến động trong mức bán ra, mức bán ra thấp thì Công ty sản xuất nhiều hơn mức bán ra và chuyển hàng dôi ra thành hàng tồn kho. Khi mức bán ra cao, Công ty sản xuất ít hơn mức bán ra và bù đắp phần hàng hoá thiếu hụt bằng hàng tồn kho.

Việc dự trữ hàng tồn kho còn giúp cho Công ty hoạt động hiệu quả hơn như việc Công ty có đủ các sản phẩm mẫu để có thể tiếp thị sản phẩm, khi có những đơn đặt hàng lớn thì Công ty có thể bổ sung nguồn hàng, cung cấp kịp thời và đúng yêu cầu chất lượng, mẫu mã. Như vậy, đầu tư vào hàng dự trữ đã tạo điều kiện cho Công ty tiến hành sản xuất kinh doanh và các hoạt động XNK một cách thuận lợi.

2.2.4 Hoạt động đầu tư vào nghiên cứu thị trường

Từ đầu những năm 1990, trong nước dần dần xoá bỏ bao cấp chuyển sang nền kinh tế mở cửa. Hoạt động trong điều kiện thị trường hoàn toàn mới, Công ty không còn là nhà cung ứng độc quyền nữa. Vì thực tế, khắp các địa phương, các ngành và các cấp ngày càng xuất hiện nhiều các Công ty XNK với đủ loại quy mô và đủ loại ngành hàng. Các khách hàng trước đây của Công ty nay đã tìm đến của các đơn vị khác trong cùng khu vực, không còn là khách hàng chủ yếu và thường xuyên nữa.

Để giải quyết những khó khăn trên, Công ty đã thực hiện công tác nghiên cứu thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài một cách cụ thể để từ đó có những phương án kinh doanh sao cho phù hợp với khả năng hiện tại của Công ty. Đối với khách hàng nội địa của Công ty, Công ty thường áp dụng phương pháp nghiên cứu thị trường bằng cách khảo sát trực tiếp. Bởi vì khoảng cách giữa khách hàng nội địa của Công ty mở rộng không tập trung ở một hoặc một vài đơn vị ngành nghề mà mở rộng quan hệ với nhiều Công ty khác như: Công ty Hỗ trợ và phát triển công nghệ, Công ty XNK thanh niên thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Thương mại Đà Nẵng . Đây là một ưu thế tạo đà cho Công ty phát triển trên thị trường quốc tế.

Tất cả các thông tin có được từ bước nghiên cứu thị trường được đơn vị tổng hợp lại, sơ bộ lựa chọn thị trường nhập khẩu và lập phương án kinh doanh.

Đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường năm 2002 là 857 triệu VNĐ, năm 2003 là 1.142 triệu VNĐ, tăng 133,26% so với năm 2002. Năm 2004, đầu tư 1.574 triệu VNĐ, đến năm 2005 tổng đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường là 3.273 triệu VNĐ, tăng 207,94% so với năm 2004 do Công ty tập trung vào nghiên cứu thị trường nước ngoài, tăng thị phần từ thị trường bên ngoài nhằm tăng doanh thu cho Công ty. Năm 2006, Công ty tập trung vào nghiên cứu thị trường trong nước với tổng số vốn đầu tư là 5.534 triệu VNĐ, tăng 169,08% so với năm 2005, đây là điều kiện thuận lợi cho Công ty vì thị trường trong nước là một thị trường tiềm năng.

Trong thời gian qua, việc nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu của Công ty chưa được đặt lên hàng đầu và chưa phát huy tốt, Công ty chủ yếu bị động trong việc ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng hóa nên Công ty cần có một bộ phận chuyên về Marketing có trình độ, có đầu óc, khi việc nghiên

cứu thị trường có khoa học thì Công ty có nhiều cơ hội để lựa chọn các nguồn hàng tốt nhất và mở rộng cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của mình từ đó mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho Công ty.

2.2.5 Hoạt động đầu tư vào dịch vụ và sản phẩm

Sản phẩm có chất lượng cao sẽ giúp cho người mua thoả mãn nhu cầu một cách có hiệu quả nhất, qua đó giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và lợi thế cạnh tranh về chất lượng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Mặt khác, nếu một sản phẩm không đạt chất lượng có thể gây phiền phức, thậm chí gây nguy hiểm cho người sử dụng, gây mất lòng tin với khách hàng, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Hoạt động đầu tư cho dịch vụ bao gồm các hoạt động đầu tư nghiệp vụ bảo đảm cho quá trình kinh doanh xuất, nhập khẩu hàng hoá đạt hiệu quả cao, bao gồm: Tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu các phương tiện, thiết bị, vật tư nông nghiệp; dịch vụ vận chuyển giao nhận hàng hoá và khai thác kho bãi, dịch vụ hàng hải và cung ứng tàu biển; Nhập khẩu trực tiếp, kinh doanh và cung ứng hàng hoá .

Đẩy mạnh kinh doanh xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ là biện pháp rất quan trọng để mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.

Công ty XNK lương thực thực phẩm Hà Nội trực tiếp thực hiện công tác kinh doanh với các đối tác. Qua việc nghiên cứu thị trường, Công ty tập hợp nhu cầu khách hàng: Dựa trên kết quả của việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu giá cả, phân tích sự biến động của thị trường giá cả. Phòng Thương mại - Dịch vụ sau khi xem xét lại các đơn chào hàng của đơn vị đặt hàng, tiến hành nhận định nhu cầu về quy cách, chủng loại hàng hoá, thời gian nhận hàng để lập biểu đơn hàng.

Năm 2002, Công ty đầu tư 1.053 triệu VNĐ cho chất lượng sản phẩm (các loại vật tư hàng hoá, lương thực, vật tư nông nghiệp và chất đốt trong nước, nông sản thực phẩm và vật liệu xây dựng dân dụng) và dịch vụ khách hàng (các dịch vụ vận chuyển giao nhận hàng hoá và khai thác kho bãi, dịch vụ cho thuê văn phòng), và năm 2003, dựa trên nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, Công ty đã đầu tư 1.587 triệu VNĐ, tăng 150,71% so với năm 2002. Năm 2004, tổng đầu tư là 1.982 triệu VNĐ, tăng 124,89% so với năm 2003. Đến năm 2005, nhu cầu về sản phẩm tăng (hàng tiêu dùng, hàng nông - lâm - thuỷ sản. sinh. Chế biến nông sản thực phẩm và sản xuất vật liệu xây dựng dân dụng . . .) cùng với tăng chất lượng dịch vụ cho khách hàng như:

Tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu các phương tiện, hàng hoá, vật tư nông nghiệp; Đại lý tàu biển và môi giới hàng hải, dịch vụ vận chuyển giao nhận hàng hoá và khai thác kho bãi, dịch vụ hàng hải; Nhập khẩu trực tiếp, kinh doanh và cung ứng hàng hoá, . . . nên Công ty đã đầu tư 3.974 triệu VNĐ cho công tác này, tăng 200,5% so với năm 2004. Năm 2006, tổng đầu tư là 4.125 triệu VNĐ, tăng 103,8% so với năm 2005, tăng không đáng kể này là do hạn chế về sản phẩm, bị động trong khâu phát triển mặt hàng, không nâng cao chất lượng dịch vụ khi nhu cầu ngày một cao của khách hàng.

Công ty còn đầu tư vào một số lĩnh vực và sản phẩm như:

+ Kinh doanh XNK: hàng tiêu dùng.

+ XNK hàng nông, lâm, thuỷ sản.

+ Tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu: phương tiện, thiết bị, vật tư nông nghiệp.

+ Kinh doanh các loại, lương thực, vật tư nông nghiệp.

+ Môi giới hàng hải, dịch vụ vận chuyển giao nhận hàng hoá và khai thác kho bãi, dịch vụ hàng hải và cung ứng tàu biển.

+ Chế biến nông sản thực phẩm và sản xuất vật liệu xây dựng dân dụng.

+ Nhập khẩu trực tiếp, kinh doanh và cung ứng thực phẩm.

Những lĩnh vực và sản phẩm kinh doanh này tuy trước đây không được phát triển đồng đều và chỉ là những lĩnh vực mới tham khảo thị trường, nhưng sau một thời gian hoạt động có hiệu quả đồng thời công tác thị trường cho thấy những lĩnh vực này là lĩnh vực và sản phẩm tiềm năng thì Công ty đã tập trung đầu tư một cách hợp lý và có hiệu quả.

2.3 Đánh giá thực trạng

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh trong đầu tư tại Việt nam (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w