2.1.BỐI CẢNH QUỐC TẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG EU

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng giày dép của việt nam vào thị trường EU (Trang 27 - 28)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GIÀY DÉP SANG THỊ TRƯỜNG EU

2.1.BỐI CẢNH QUỐC TẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG EU

Năm 2011 bắt đầu với nhiều sự kiện rối ren xảy ra làm thay đổi vận mệnh của nhiều quốc gia, tác động đến cục diện chính trị của khu vực và trên thế giới. Tại Châu Âu- nơi có truyền thống hịa bình và thịnh vượng cũng lâm vào tình trạng khó khăn khi phải đứng trước cuộc đấu tranh với “khủng hoảng nợ công” và biến Châu Âu trở thành tâm điểm của cả thế giới, đe dọa đến thành quả mà Châu Âu đã đạt được trong một thập kỉ qua. Cuộc khủng hoảng này vốn bắt nguồn từ năm 2009 và trở nên nghiêm trọng vào năm 2010 khi các nước thành viên trong khu vực EU cùng với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thông qua việc cho Hy Lạp vay 110 tỉ Euro và điều kiện là Hy Lạp phải thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng. Tiếp đó là sang dần các nước ở EU như Pháp, Đức, Italia... Đến nay, cuộc khủng hoảng xuất hiện hai mối đe dọa về tài chính: một là đồng tiền chung Châu Âu đang chìm sâu trong bế tắc và chính phủ các nước ở Châu Âu đang phải cứu vãn, hai là những nguy cơ dẫn đến cuộc suy thối tồn cầu đang gia tăng do nỗ lực ngăn chặn lại việc đồng EURO sụp đổ. Vì vậy, cuộc khủng hoảng đang bước vào giai đoạn khó khăn mới và dự đốn kéo dài làm cho nền kinh tế thế giới suy giảm.

Khủng hoảng nợ cơng làm cho thị trường EU có nhiều biến đổi. Tỉ lệ thất nghiệp ở thị trường EU liên tục tăng. Tháng 10/2011 tỉ lệ thất nghiệp là 10,3% với 16,3 triệu người khơng có việc làm đây là tỉ lệ thất nghiệp cao nhất trong vòng 6 năm. Vào năm 2012 được dự báo các nền kinh tế trong khu vực EU tiếp tục sẽ gặp khó khăn dẫn đến thu nhập của người dân giảm, lạm phát cao và thất nghiệp gia tăng dẫn đến xu hướng thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng. Vì vậy, các mặt hàng nhập khẩu vào thị trường EU cũng bị ảnh hưởng trong đó có các sản phẩm của giày dép xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị giảm sút. Thêm vào đó, các nước EU cũng tăng cường chính sách bảo hộ hàng sản xuất trong nước làm cho các sản phẩm giày dép xuất khẩu Việt Nam càng gặp khó khăn khi phải vượt qua các rào cản này.

Mặt khác, ngành giày dép Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi tác động của thị trường Việt Nam trong những năm gần đây. Trong những năm gần đây tình trạng lạm phát ở Việt Nam tăng cao, giá vàng tăng giảm thất thường và việc đồng VND mất giá so với ngoại tệ đã làm cho sức cạnh tranh của ngành giày dép trên thị trường EU có xu hướng giảm. Thị trường biến đổi làm cho nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, lao đao và dẫn đến phá sản do doanh nghiệp thiếu vốn để sản xuất kinh koanh, trả lương cho công nhân…Các doanh

nghiệp đã tìm cách vay vốn của ngân hàng để xoay chuyển tình thế nhưng do lãi cao, lợi nhuận thu được thì quá trình sản xuất và xuất khẩu khơng có khả năng trả nợ họ chấp nhận phá sản.

Thêm vào đó, hiện nay tình trạng giá xăng dầu ngày một tăng sẽ kèm theo sự tăng giá của các dịch vụ, nguyên liệu, sản phẩm… làm cho chi phí sản xuất, chi phí nguyên liệu tăng dẫn đến giá thành sản phẩm tăng. Sản phẩm giày dép càng khó xâm nhập vào thị trường EU khi mà giày dép đang là một trong số những mặt hàng được người tiêu dùng EU thực hiện thắt chặt chi tiêu do tình hình khủng hoảng kinh tế

Như vậy, bối cảnh quốc tế ảnh hưởng đáng kể vào sự phát triển của thị trường Châu Âu nói chung và ngành giày dép của Việt Nam nói riêng. Để duy trì phát triển ngành giày dép qua giai đoạn khó khăn này các doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước phải có những biện pháp tích cực, đem lại hiệu quả tốt nhất.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng giày dép của việt nam vào thị trường EU (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)