PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GIÀY DÉP SANG THỊ TRƯỜNG EU
2.5.1. Về với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu
Các chương trình đào tạo và đãi ngộ người lao động
Ngành giày dép đang phải cạnh tranh rất lớn trên thị trường thế giới nên đảm bảo số lượng, chất lượng và uy tín các sản phẩm ln là điểm các doanh nghiệp hướng tới. Người lao động ln là một nhân tố chính trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu giày dép. Con người một mặt thiết kế, sáng tạo ra các mẫu mốt, kiểu dáng của sản phẩm mặt khác cũng trực tiếp quản lí và chuyển giao cơng nghệ hiện đại từ các nước phát triển. Do vậy. yếu tố con người có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của toàn ngành giày dép Việt Nam. Các doanh nghiệp cần có các giải pháp về chương trình đào tạo và chế độ đãi ngộ nhằm khuyến khích người lao động hăng say làm việc như:
Về chính sách đào tạo:
- Đào tạo một đội ngũ có kiến thức chuyên nghiệp về ngành giày dép có thể hướng dẫn cơng nhân cả về lí thuyết cơ bản và trực tiếp thực hành
- Có thể tổ chức đào tạo tại một cơ sở của doanh nghiệp hoặc có thể đến trực tiếp các xưởng sản xuất giảng dạy kĩ thuật và phương pháp sử dụng máy móc, thiết bị cho công nhân
- Kết hợp với các cơ quan Nhà nước tổ chức các buổi hội thảo về ngành giày dép đồng thời tiếp thu các kĩ năng tập huấn chuyên nghiệp của các cơ quan, tổ chức, hiệp hội trong nước và nước ngoài để thực hiện đào tạo có hiệu quả tốt nhất
Về chế độ đãi ngộ với cán bộ và công nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu giày dép:
- Đưa ra những chính sách đãi ngộ ưu tiên đặc biệt với những cơng nhân có kinh nghiệp, trình độ chun mơn cao nhằm khuyến khích khả năng sáng tạo và nhiệt tình trong cơng việc được giao
- Hiện nay, do ngành giày dép Việt Nam chủ yếu là sản xuất theo hình thức thủ cơng nên hiệu quả sản xuất chưa cao, lợi nhuận thu được còn thấp. Điều này đã làm nhiều công nhân chán nghề và khơng có động lực làm việc. Chế độ lương, thưởng, phụ cấp…thay đổi theo hướng tích cực sẽ là yếu tố quan trọng thu hút lao động và tận dụng được lợi thế của Việt Nam là có lực lượng nhân cơng đơng đảo.
- Đối với những công nhân làm việc xa nhà doanh nghiệp có thể xây dựng các khu tập thể cho công nhân ở và sinh hoạt hàng ngày đảm bảo họ yên tâm làm việc tăng năng suất cho công việc
- Bên cạnh đó chế độ bảo hiểm cho cơng nhân cũng là vấn đề đáng quan tâm. Trong môi trường lao động giày dép có thể phát sinh các bệnh nghề nghiệp phát sinh trong quá trình chế biến, sản xuất da giày nên có các chế độ bảo hiểm đảm bảo cho sức khỏe cho người lao động. Doanh nghiệp có thể đóng bảo hiểm tồn phần cho cơng nhân hoặc hỗ trợ một phần cho phí bảo hiểm.
Nếu như tất cả các biện pháp về nguồn nhân lực được giải quyết nhanh chóng thì ngành cơng nghiệp giày dép Việt Nam có thể phát huy các lợi thế có trong nước. Đồng thời sức cạnh tranh các sản phẩm giày dép được nâng cao, tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường quốc tế của ngành giày dép Việt Nam.
Đầu tư hiện đại hố máy móc thiết bị sản xuất giày dép
Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu giày dép ở Việt Nam cần đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại theo chiều sâu và từng khâu của quá trình sản xuất, xuất khẩu. Hệ thống máy móc thiết bị sẽ tác động rất nhiều đến chất lượng của sản phẩm giày dép dựa vào đó ngành giày dép có thể khẳng định được uy tín của mình trên thị trường quốc tế nói chung và thị trường EU nói riêng. Do vậy,ngành giày dép Việt Nam cần tăng cường ứng dụng các sản phẩm công nghệ mới, trang thiết bị khoa học, kĩ thuật hiện đại để đáp ứng nhu cầu của thị
trường, đảm bảo chất lượng quốc tế và có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, ở nước ta đội ngũ có khả năng sử dụng máy móc thiết bị hiện đại cịn hạn chế nên khi đầu tư cơng nghệ khơng nên đầu tư các máy móc q tiên tiến, hiện đại gây khó khăn trong quá trình làm việc. Sự kết hợp một cách phù hợp giữa hoạt động chuyển giao công nghệ và đi vào sử dụng sẽ làm cho công nghệ được đầu tư đem lại hiệu quả tốt nhất. Thay đổi công nghệ mới không đồng nghĩa với việc vứt bỏ các máy móc, thiết bị cũ, đã qua sử dụng mà nên kết hợp chúng lại với nhau đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu sản xuất và đòi hỏi của thị trường hướng tới. Như vậy, công nghệ mới được đưa vào là một bước chuyển mới trong ngành giày dép và được coi là công nghệ phù hợp nhất nếu các doanh nghiệp biết cách phối hợp phù hợp giữa các mặt với nhau.
Từ xưa đến nay, ngành giày dép sản xuất chủ yếu là theo hình thức gia cơng nên để đảm bảo được năng suất và chất lượng của giày dép các doanh nghiệp cần đi vào nghiên cứu các biện pháp sản xuất mới làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường
Sau hơn bốn năm ngành giày dép Việt Nam đã phải chịu thuế bán phá giá 10% đến nay đã được bãi bỏ. Đồng thời, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO vào năm 2007 với cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu hàng hóa ở mức bình qn hiện hành 17,4% xuống cịn 13,4% trong vịng 5-7 năm chính là cơ hội để các doanh nghiệp giày dép ở Việt Nam tăng xuất khẩu các sản phẩm giày dép vào thị trường EU và nhập khẩu các sản phẩm có hàm lượng kĩ thuật cao vào trong nước. Đặc biệt, khi doanh nghiệp Việt Nam tham gia chương trình hợp tác cơng nghệ ASEAN(AICO) để thu hút được công nghệ cao của các nước ASEAN đáp ứng nhu cầu về công nghệ của nước nhà khi mà nguồn vốn về tài chính cịn hạn chế chưa thể đầu tư thay thế tất cả các máy móc, thiết bị
Việc tài chính cịn yếu đã hạn chế rất nhiều đến cơng cuộc chuyển giao cơng nghệ. Vì vậy, các doanh nghiệp khơng thể khơng có các biện pháp để thu hút nguồn vốn để giải quyết vấn đề về máy móc, thiết bị các doanh nghiệp có thể áp dụng một số phương pháp như sau:
- Các nguồn vốn đầu tư nước ngồi vào ngành giày dép sẽ được đa dạng hóa
- Khuyến khích vốn được huy động từ các cổ đơng, tiền tiết kiệm của nhân dân
- Sự giúp đỡ về vốn của các tổ chức trong nước như Quỹ hỗ trợ phát triển hay ngân hàng thương mại
- Vay dài hạn từ các tổ chức, cơng ty nước ngồi với lãi suất thấp. Hay cũng có thể vay tín dụng trả chậm từ các ngân hàng, các công ty cung cấp và trợ giúp của các đối tác
Nâng cao khả năng quản lý
Khả năng quản lí hợp lí các hoạt động sản xuất sẽ đem lại hiệu quả cao trong công việc. Nhưng trong ngành giày dép ở nước ta còn yếu về khả năng quản lí, phân cơng cơng việc cho nhân viên cịn chưa hợp lí nên chưa tiết kiệm được thời gian, nguyên liệu… và chưa phát huy được năng lực của con người. Ngành giày dép hiện nay đang là một trong ba ngành xuất khẩu lớn nhất nước ta nên ngồi đầu tư về cơng nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại thì nâng cao khả năng quản lí cũng đốn một vai trị hết sức quan trọng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường EU. Vậy để nâng cao khả năng quản lí tro:ng các doanh nghiệp giày dép có thể:
- Quan hệ hợp tác về thương mại với nước ngồi chính là điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp có thể học hỏi mơ hình quản lí hiện đại, phù hợp và áp dụng đổi mới theo mơ hình đó nhằm nâng cao hiệu quả quản lí của các doanh nghiệp giày dép trong nước
- Chính sách thu hút nguồn nhân lực có năng lực trong vai trị là một nhà quản lí nhằm xây dựng dây chuyền sản xuất và hình thức xuất khẩu một cách hợp lí nhất
- Bên cạnh đó, cũng tổ chức các lớp đào tạo huấn luyện các nhà quản lí, cán bộ kĩ thuật… để nâng cao chất lượng quản lí của họ trong mọi khâu của quá trình sản xuất và xuất khẩu
Đẩy mạnh thiết kế mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm giày dép
Sản phẩm giày dép của Việt Nam còn đơn giản, ít sáng tạo. Đa số các sản phẩm giày dép ở Việt Nam là nhận gia cơng cho nước ngồi nên mẫu mã thiết kế được phía đối tác cung cấp các doanh nghiệp Việt Nam chỉ sản xuất theo các mẫu mã có sẵn đó. Vì vậy, để ngành giày dép Việt Nam được người tiêu dùng trên thế giới biết đến các doanh nghiệp Việt Nam cần có các biện pháp làm nên đặc trưng các sản phẩm. Có thể sử dụng các biện pháp như:
- Tổ chức các đào tạo cơ bản về thiết kế mẫu mã để người học thiết kế có thể biết những bước đầu của thiết kế từ đó sáng tạo các mẫu mã, kiểu dáng mới.
- Áp dụng các công nghệ mới vào việc thiết kế mẫu mã mới
- Các doanh nghiệp kết hợp với nhau hoặc kết hợp với các cơ quan Nhà nước để tổ chức các cuộc thi về thiết kế mẫu mã mới để tìm ra những người có năng lực trong sáng tạo và thiết kế các sản phẩm. Và khuyến khích họ tham gia đóng góp vào ngành giày dép
Triển khai các hoạt động Marketing
Sau khi các vấn đề trong hoạt động sản xuất, chế biến được giải quyết thì là hoạt động Marketing tiếp tục thực hiện giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng. Các hoạt động Marketing có thể thực hiện như:
- Điều người sang các nước ở thị trường EU để nghiên cứu thị trường. Việc nghiên cứu thị trường tốt có thể giúp sản phẩm dễ dàng thâm nhập vào thị trường
- Ngành giày dép Việt Nam đa phần là xuất khẩu qua nước trung gian rồi mới đến được thị trường EU chính vì vậy mà văn phịng đại diện của ngành giày dép Việt Nam tại thị trường EU cịn ít. Các doanh nghiệp nên chú ý lập thêm các văn phòng đại diện nhờ đó có thể quảng bá sản phẩm, mẫu mã mới qua các văn phòng đại diện và vấn đề hợp tác với các đối tác thị trường EU sẽ diễn ra đơn giản hơn
- Kết hợp với các cơ quan của Việt Nam ở thị trường EU để giúp việc nghiên cứu và thu thập thông tin từ thị trường giày dép là chính xác nhất
- Các doanh nghiệp nên tận dụng sự rộng rãi của hệ thống công nghệ thông tin. Việc sử dụng các trang web riêng của doanh nghiệp để quảng bá sản phẩm trên thị trường đem lại hiệu quả cho ngành giày dép
- Tận dụng các nguồn thông tin đáng tin cậy từ Bộ Thương mại , cục xúc tiến thương mại và các tổ chức Nhà nước khác
Như vậy, bước đầu để thực hiện hiệu quả nhất hoạt động Marketing các doanh nghiệp phải biết nghiên cứu và thu thập thơng tin thị trường đối tác một cách chính xác và đầy đủ nhất. Thị trường EU là một thị trường rộng lớn với hơn 27 các nước thành viên nên phong tục tập quán và sở thích tiêu dùng của họ rất đa dạng và phong phú. Nghiên cứu chi tiết được thị trường các doanh nghiệp dễ dàng xâm nhập thị trường EU, nâng cao sức cạnh tranh của ngành giày dép với các đối thủ lớn như Trung Quốc…
Sau khi nghiên cứu các thông tin về thị trường EU, các doanh nghiệp Việt Nam đưa ra các chiến lược Marketing phù hợp với thị trường này. Chiến lược Marketing giúp các doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn trong việc phát triển sản phẩm, đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng một cách dễ dàng nhất. Các hình thức Marketing thường được áp dụng cho cả doanh nghiệp về ngành giày dép và cả những doanh nghiệp ngành khác như:
- Sử dụng các hình thức quảng cáo sản phẩm giày dép qua nhiều phương tiện cơng cộng như: website, tạp chí, báo, truyền hình bằng các bài viết về giới thiệu sản phẩm mới, đưa ra những ưu thế của sản phẩm, các mẫu mã, kiểu dáng đa dạng, dịch vụ đối với khách hàng…
- Để tăng cường sự quan tâm của nhiều đối tác, nhà đầu tư, người phân phối, người tiêu dùng ở thị trường EU tham gia vào các hội trợ triển lãm, tổ chức những buổi giới thiệu sản phẩm mới…
Ngoài những kiến nghị trên cịn có một số các vấn đề khác như:
- Giảm chi phí sản xuất, nguyên liệu và chi phí xử lí chất thải bằng cách tiết kiệm các nguyên liệu thừa trong quá trình sản xuất. Các nguyên liệu thừa
thường có thể dùng làm trang trí sản phẩm tạo ra các sản phẩm mẫu mã mới đặc biệt như vậy sẽ nâng cao được hiệu quả sản xuất đồng thời cũng tạo được việc làm cho người lao động
- Vì sản phẩm của ngành giày dép chưa tạo được thương hiệu và uy tín trên thị trường EU nên để tạo cơ hội cho ngành giày dép cạnh tranh trên thị trường EU cần chú trọng vấn đề này. Các sản phẩm ngành dép được nhập khẩu vào thị trường EU nhưng do ngành giày dép của nước ta chủ yếu xuất khẩu qua nước thứ ba đồng thời các sản phẩm giày dép của Việt Nam lại được dán nhãn bằng tên tuổi của các nước khác làm cho người tiêu dùng không biết đến sản phẩm giày dép Việt Nam. Đặc biệt khi thị trường EU