Kết quả hoạtđộng kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích yếu tố tác động nợ xấu của ngân hàng thương mại VN (Trang 33)

(ĐVT: triệu đồng) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng lợi nhuận trước thuế 9,821,342 11,657,769 17,511,343 23,678,270 27,651,803 17,170,989 14,144,277 Tăng trưởng(%) 18.70 50.21 35.22 16.78 -37.90 -17.63

(Nguồn: Tổng hợp từ các BCTN của các NHTM Việt Nam)

Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản bình quân (ROA) và tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) của các NHTMCP giảm mạnh vào năm 2008, ROE từ mức 11.36% giảm còn 8.36%. Năm 2009, ROA và ROE tăng mạnh trở lại sau đó giảm dần nhưng vẫn giữ mức ổn định (ROE ở mức khoảng 11%, ROA ở mức 1%) cho đến 2011. Có thể nói, một trong những ngun nhân chính mà tỷ lệ ROE và ROA của các ngân hàng được duy trì ổn định và cao hơn các ngành khác trong bối cảnh kinh tế giai đoạn này là do chênh lệch giữa lãi suất huy động được giới hạn tại mức trần 14% theo quy định của NHNN, trong khi đó lãi suất cho vay được duy trì ở mức cao.

Tuy nhiên đến năm 2012, ROE giảm mạnh chỉ còn 6.89% và ROA chỉ còn 0.81%. Đây thực sự là một năm khó khăn của nền kinh tế Việt Nam với nhiều cung bậc khác nhau, hoạt động tín dụng của ngân hàng tăng trưởng yếu, lãi suất liên tục giảm mạnh. Theo số liệu của NHNN, chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra trừ chi phí dự phịng rủi ro của toàn hệ thống hiện chỉ còn 2.33% tại thời điểm cuối năm 2012. Lợi nhuận của hệ thống ngân hàng năm 2012 giảm mạnh chủ yếu là do sự giảm sút mạnh của một số ngân hàng như: ACB có ROE từ mức 26.82% năm 2011 giảm xuống còn 6.21%, ROA từ mức 1.14% năm 2011 giảm xuống còn 0.44%; Ngân hàng PGbank có ROE từ mức 17.22% giảm cịn 7.51%, ROA từ mức 2.54% giảm còn 1.25%. Năm 2013, khi nền kinh tế vẫn cịn khó khăn nhưng cũng đã có sự khởi sắc hơn cho các NHTM Việt Nam, chỉ số ROE tăng lên ở mức 7.25% và ROE tăng lên ở mức 0.95%, tình hình kinh doanh giảm sút của

21 14.00 11.36 11.64 11.32 11.05 12.00 8.63 10.00 7.25 6.89 8.00 ROE ROA 6.00 4.00 2.00 0.00 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

các nhân hàng về số lượng lẫn chất lượng mới được thể hiện qua các số liệu báo cáo. Điều này mang ý nghĩa là các ngân hàng đã rất cố gắng, sử dụng nhiều biện pháp, củng cố tài chính, khắc phục khó khăn trong thời gian qua, nhưng tình hình hiện tại đã vượt ngồi khả năng kiểm sốt của ngân hàng, cần phải có sự nỗ lực hỗ trợ của Nhà nước, của các thành phần kinh tế để ổn định hệ thống tài chính, phát triển kinh tế.

Biểu đồ 2.3: Chỉ số ROE, ROA

(Nguồn: Tổng hợp từ các BCTN của các NHTM Việt Nam)

2.2.Phân tích thực trạng nợ xấu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam:

2.2.1.Phân tích tình hình nợ xấu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

2.2.1.1.Tình hình chung và xu hướng nợ xấu:

Nợ xấu là vấn đề thường trực trong ngân hàng, vì hoạt động tín dụng ln có rủi ro. Vấn đề tăng trưởng tín dụng q nóng trong đã tạo ra sức ép cho nền kinh tế, đặc biệt tín dụng tăng trưởng mạnh vào giai đoạn 2008 – 2009. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính và suy thối kinh tế toàn cầu từ năm 2008, nền kinh tế nước ta đã chịu tác động tiêu cực và kinh tế vĩ mơ có nhiều yếu tố khơng thuận lợi như sự tuột dốc của thị trường chứng khoán và diễn biến phức tạp của thị trường bất động sản, giá vàng lên xuống thất thường đã ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, hoạt động sản xuất

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ nợ xấu hệ thống Ngân hàng 4,000,000 10.00 9.00 8.00 7.00 6.00 5.00 4.00 3.00 2.00 1.00 0.00 3,500,000 3,000,000 2,500,000 2,000,000 1,500,000 1,000,000 500,000 0 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Dư nợ tín dụng (tỷ đồng) Tỷ lệ nợ xấu (%)

kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn, nợ xấu của hệ thống các TCTD có chiều hướng gia tăng nhanh.

(Nguồn: Số liệu thống kê NHNN Việt Nam)

Từ năm 2008 – 2012 nợ xấu có chiều hướng gia tăng nhanh chóng và có xu hướng tăng cao từ giai đoạn 2011, nợ xấu tăng cao nhất là năm 2012. Nếu như năm 2008 tỷ lệ nợ xấu của hoàn hệ thống NHTM Việt Nam là 2.17% thì đến năm 2012 tỷ lệ nợ xấu lên đến 8.6% tương đương 202 nghìn tỷ đồng trên tổng dư nợ đây được xem năm đen tối của hệ thống NHTM trong hoạt động tín dụng của mình, gấp gần 10 lần năm 2008. Con số này đã báo động chất lượng tín dụng nói riêng, tình hình kinh doanh của các NHTM Việt Nam nói chung. Tổng cầu của nền kinh tế giảm mạnh, tiêu thụ hàng hóa hặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho lớn, thị trường bất động sản đóng băng, năng lực tài chính của doanh nghiệp giảm sút… làm cho tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2011 chậm lại đáng kể và trong năm 2012 tiếp tục giảm xuống trong khi nợ xấu ngày càng tăng. Hơn nữa là hậu quả của một thời gian dài các NHTM chạy đua tăng trưởng tín dụng mà khơng quản lý chặt về chất lượng tín dụng. Mặc dù tình hình lạm phát đã được cải thiện, hàng loạt ngân hàng giảm lãi suất cho vay, nhưng doanh nghiệp vẫn khó khăn, hoạt động kinh doanh

giảm sút, thì trường mua bán ảm đạm, doanh nghiệp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng, vì vậy nợ xấu tăng cao vào năm 2012. Nguyên nhân là trong nội tại của NHTM cơng tác quản trị, điều hành hoạt động tín dụng của một số TCTD cịn bất cập. Như việc thẩm định, quyết định cho vay, kiểm tra sử dụng vốn vay, giám sát tình hình sản xuất xuất kinh doanh của khách hàng chưa tuân thủ quy định. Cơng tác phân tích, đánh giá, phân loại khách hàng, lĩnh vực kinh doanh chưa sát với thị trường để có biện pháp ứng xử kịp thời. Việc đánh giá tài sản đảm bảo cao hơn giá trị thực thế, nhận tài sản khơng đầy đủ tính pháp lý, có tranh chấp dẫn đến tình trạng khó xử lý, phát mại hoặc phát mại được thì giá trị thu hồi thấp. Ngoài ra, các NHTM áp dụng chiến lược tăng trưởng tín dụng nhanh trong khi năng lực quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế và chậm được cải thiện. Hơn nữa, một số các NHTM liên tục tăng vốn điều lệ dẫn đến sức ép tăng trưởng tín dụng để đảm bảo hiệu quả kinh doanh trong khi khả năng về quản trị rủi ro, giám sát vốn cịn bất cập. Bên cạnh đó, năng lực thanh tra, giám sát NHNN trong một thời gian dài còn hạn chế, chưa phát huy hiệu lực, hiểu quả trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm và rủi ro trong hoạt động tín dụng của các NHTM, nhất là các vi phạm quy định về hạn chế cấp tín dụng và việc đầu tư quá mức vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao (Vũ Minh, 2012). Cộng với sức khỏe nền kinh tế chưa thật sự hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, hàng loạt các doanh nghiệp phá sản do làm ăn thua lô dẫn đến các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay làm nợ xấu tăng thêm. Nợ xấu một số NHTM như của Vietcombank chiếm 2.69% tổng dư nợ. Tương tự, Vietinbank nợ xấu là 1.47%, tăng gấp đôi so với mức 0.75% cuối năm 2011. Trong đó, nợ nghi ngờ tăng vọt gấp hơn 8 lần và nợ có khả năng mất vốn tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2011. Trong số các ngân hàng có quy mơ nhỏ hơn, tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng cũng duy trì ở mức an toàn như KienLongBank với 2.77%; VietCapitalBank với 1.9% (Anh Vũ, 2013). Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu các NHTM Việt Nam vẫn còn thấp hơn so với nhiều nước (Albania: 18.8%; Latvia: 17.5%; Lithuania: 16.4%; Montenegro: 15.5%; Romania: 14.1%; Serbia: 18.8%; Kazakhstan: 30.8%; Tajikistan: 14.9 %; Ukraine: 14.7%; Pakistan: 16.2% (Hồng Anh, 2012).

Nợ xấu tăng trong bối cảnh nền kinh tế không thuận lợi cho sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nợ xấu cao và ngày càng lớn gần đây phản ánh qua mơ hình tăng trưởng khơng hợp lý và kém hiệu quả, đặc biệt khi môi trường kinh tế khó khăn hơn. Việc tăng trưởng kinh tế dựa vào vốn là chính, trong khi đó cơng nghệ, mà cụ thể là quản lý không theo kịp, doanh nghiệp càng vay nhiều càng khó có khả năng quản lý hiệu quả các đồng vốn vay, mơi trường kinh tế vĩ mơ khó khăn là một trong những nguyên nhân gia tăng nợ xấu ngân hàng. Do đó, khi nền kinh tế suy giảm (hàng tồn kho tăng, thất nghiệp gia tăng, số doanh nghiệp đóng của ngừng hoạt động cũng tăng) thì sự khó khăn cũng phản ánh vào tài sản của doanh nghiệp và các khoản doanh nghiệp vay ngân hàng cũng khó có khả năng trả nợ là điều tất yếu và nợ xấu gia tăng. Khách hàng vay của ngân hàng có tình hình tài chính suy giảm, kém lành mạnh hoặc kinh doanh thua lỗ. Sản xuất kinh doanh phải đối mặt với vấn đề chi phí cao, lãi suất ngân hàng cao, thiếu vốn, đồng thời tiêu thụ hàng hóa khó khăn đã ảnh hưởng đến điều kiện tài chính, kết quả kinh doanh và khả năng trả nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp.

2.2.1.2.Nợ xấu theo thành phần kinh tế:

Đề án Tái cấu trúc DNNN của Bộ Tài chính năm 2012 nêu rõ dư nợ của 80/96 tập đồn, tổng cơng ty Nhà nước đến cuối năm 2010 là 872,860 tỷ đồng bằng 1.6 lần vốn chủ sở hữu. Tính đến tháng 9/2011, dư nợ vay ngân hàng của DNNN lớn đạt trên 415 ngàn tỷ đồng, tương đương gần 17% tổng dự nợ tín dụng tại các ngân hàng. Trong đó, nợ vay của 12 tập đoàn kinh tế nhà nước lên tới gần 218,740 tỷ đồng, dư nợ lớn nhất thuộc về những DN lớn như Tập đồn Dầu khí (PVN – 72,300 tỷ đồng), điện lực (EVN – 62,800 tỷ đồng), than & khoáng sản (Vinacomin – 19,600 tỷ đồng). Với những con số như trên thì nợ xấu của khu vực tập đồn, tổng cơng ty trong hệ thống ngân hàng sẽ chiếm tới 30- 35% tổng dư nợ của khối này. (Hồng Xn Hịa, 2012).

Báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, có sự chuyển dịch cơ cấu tín dụng tích cực theo hướng thu hẹp tỷ trọng tín dụng cho khối DNNN và tăng tỷ trọng cho khi vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 DN khácHộ gia đình DNNN DN có vốn ĐTNN

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng tín dụng theo loại hình kinh tế

(Nguồn: NHNN, UBGSTCQG)

Trong thời gian qua, tỷ trọng tín dụng đối với loại hình kinh tế DNNN giảm từ 35.1% năm 2007 xuống còn 18% năm 2012 và 20.2% năm 2013. Trong khi đó loại hình DN khác tăng từ 36.6% năm 2007 lên đến 42.5% năm 2013. Mặc dù giảm về tỷ trọng song chất lượng tín dụng đối với loại hình DNNN cịn thấp. Theo NHNN, năm 2012 các DNNN,tập đoàn kinh tế Nhà nước sử dụng vốn tín dụng chiếm tới 70% tổng số nợ xấu. Ngồi ra theo phân tích của các chuyên gia kinh tế cho rằng nợ xấu của DNNN có thể lên tới 200.000 tỷ đồng. Trong đó đặc biệt lưu ý các tập đoàn kinh tế Nhà nước chiếm tới 53% tổng số nợ xấu (Trung tâm thông tin tư liệu, 2013).

Tác động của việc kinh tế thế giới hồi phục chậm và kinh tế trong nước tăng trưởng chậm lại làm cho DN gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, hàng tồn kho tăng cao, giảm khả năng trả nợ ngân hàng. Khu vực DNNN có nợ xấu nhiều là do khu vực này được hưởng những ưu đãi về tín dụng nên có xu hướng sử dụng địn bẩy tài chính nhiều hơn các DN khu vực khác. Bên cạnh đó một số NHTM thường coi các DNNN là đối tượng có sự trợ giúp của Nhà nước, nên việc thẩm định dự án, hồ sơ vay vốn thiếu chặt chẽ, cho vay với hạn mức tín dụng cao. Trong khi đó, các DNNN biết mình có lợi thế khi

400,000 18 16 350,000 14 300,000 12 250,000 10 200,000 8 150,000 6 100,000 4 50,000 2 0 0

Dư nợ cho vay BĐS (Tỷ đồng) Tỷ lệ nợ xấu BĐS (%)

đi vay vốn, nên họ sử dụng đồng vốn thiếu hiệu quả. Hơn nữa tình trạng sở hữu chéo, đầu tư ngoài ngành của các DNNN diễn ra phổ biến đã dẫn tới các khoản vay, đầu tư lòng vòng, bất chấp quy định gây nên hậu quả nghiêm trọng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu như hiện nay. Việc xử lý nợ xấu tại khu vực kinh tế này rất khó giải quyết vì dư nợ vay phần lớn là khơng có tài sản đảm bảo và nếu có tài sản đảm bảo thì cũng rất khó bán hoặc cổ phần hóa nhà nước theo giá thị trường trong giai đoạn kinh tế suy thoái chưa phục hồi chậm như hiện nay.

2.3.1.3. Nợ xấu lĩnh vực bất động sản:

Cho vay BĐS tồn tại một nghịch lý, đó là dùng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn. Các khoản cho vay BĐS phải có thời gian dài, nhưng nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn (Theo CIEM là 80% - 90%). Chỉ cần một sự biến động trong nguồn vốn huy động hoặc nguồn thu dùng để trả nợ yếu đi thì sẽ tác động mạnh đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Ở Việt Nam trong thời gian qua, các ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản đều thuộc nhóm cho vay BĐS chiếm tỷ trọng cao trong dư nợ như SCB, TinNghiaBank, FicomBank, Trusbank, TienphongBank, WesternBank buộc NHNN phải can thiệp.

Giai đoạn 2007 – 2009 là giai đoạn hoạt động sôi nổi của thị trường BĐS nhờ những gói hỗ trợ lãi suất kích cầu của Chính Phủ, giá BĐS tăng cao. Dẫn đến hệ quả là các ngân hàng đẩy mạnh cho vay BĐS. Dư nợ cho vay BĐS từ 123,191 tỷ đồng năm 2007 (tỷ lệ nợ xấu bất động sản chỉ là 0.83%) tăng lên đến 184,282 tỷ đồng năm 2009 (tỷ lệ nợ xấu bất động sản là 1.80%)

Sang năm 2010, Chính phủ ra Nghị định số 71/2010/NĐ-CP được coi là điểm nóng của thị trường BĐS. NĐ quy định chi tiết và cụ thể hơn các hình thức huy động vốn BĐS, đây được xem là một bước tháo gỡ nút thắt những khó khăn về vốn cho DN BĐS. Cùng với Thông tư 13/2010/TT-NHNN nâng hệ số rủi ro của các khoản vay BĐS lên tới 250% (trước đây là 100%), hệ số an toàn vốn của ngân hàng tăng lên 9% sẽ dẫn đến việc vay vốn mua nhà khó khăn hơn. Tuy nhiên, nhìn theo chiều hướng tích cực, thơng tư 13 sẽ giúp cho hệ thống ngân hàng đảm bảo được an toàn vốn và ổn định hơn trong trường hợp có biến động khơng tích cực từ kinh tế vĩ mơ. Điều này làm cho các ngân hàng có sự thận trọng hơn trong việc cho vay BĐS. Cụ thể năm 2010 dự nợ cho vay BĐS là 235,264 tỷ đồng tăng 27.67% năm 2009, tỷ lệ nợ xấu vào khoảng 4.25% cho thấy thị trường BĐS bắt đầu chững lại và có dấu hiệu suy giảm, các món nợ BĐS có rủi ro tăng cao hơn, tuy nhiên chưa đáng báo động.

Năm 2011 - 2012, dư nợ cho vay BĐS là 348,000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu BĐS là 14.14% tăng một cách đột biến so với năm 2010. Nguyên nhân là do các ngân hàng đã mở rộng cửa cho vay lĩnh vực BĐS. Đến khi Nhà nước có chính sách xiết chặt tiền tệ, hạn chế cho vay vào thị trường BĐS. Tăng trưởng tín dụng khống chế dưới 20% và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất trong tổng dư nợ tối là là 22% đến 30/2/2011 và tỷ trọng này tối đa là 16% đến 31/12/2011. Cộng với thị trường BĐS đóng băng, giá BĐS giảm mạnh, nguồn trả nợ chủ yếu của khách hàng vay vốn đều là từ tiền bán nhà, bán đất, cho thuê nhà đều bị giảm giá trị, những khoản nợ đến hạn thanh tốn sẽ có nguy cơ thành nợ quá hạn. Hơn nữa, cho vay BĐS, tài sản đảm bảo chủ yếu là BĐS và khi thị trường đóng băng, làm cho tính thanh khoản của các TSĐB này trở nên kém đi và giảm giá trị. Những ngân hàng đánh giá TSĐB cao lên để cho vay thì sẽ gặp trở lại lớn khi trong việc thu hồi nợ khi giá trị TSĐB bị giảm, nguy cơ trở thành nợ xấu từ các khoản

vay được thể chấp từ BĐS trong giai đoạn này là rất cao. Năm 2012, nợ xấu BĐS tiếp tục tăng lên, dư nợ BĐS giảm xuống chỉ còn 228,606 tỷ đồng thế nhưng tỷ lệ nợ xấu là 15.5%. Thị trường BĐS của nước ta vốn dĩ có sự phát triển tự phát, thiếu sự quản lý chặt chẽ, thiếu quy hoạch, không căn cứ vào kế hoạch và nhu cầu của thị trường. Đầu tư BĐS theo phong trào; nhiều doanh nghiệp có ít, hoặc thậm chí khơng có kinh nghiệm, yếu về năng lực tài chính, khơng phải là ngành nghề kinh doanh chính cũng tham gia kinh doanh BĐS. Lực lượng các nhà đầu cơ nhỏ lẻ tăng mạnh làm cho giá nhà đất không phản ánh đúng thực trạng. . Nợ xấu BĐS tại Việt Nam bắt đầu từ việc thị trường này phát triển quá nóng, trong khi các chủ đầu tư khơng đủ tiềm lực tài chính, dựa quá nhiều vào nguồn vốn vay ngân hàng. Khi thị trường BĐS chững lại, thanh khoản chậm và giảm giá mạnh, khả năng nợ BĐS trở thành nợ xấu rất cao. Do tác động khủng hoảng tài chính cùng với chính sách hạn chế tín dụng cho các lĩnh vực phi sản xuất, các dòng vốn chảy vào lĩnh vực bất

Một phần của tài liệu Phân tích yếu tố tác động nợ xấu của ngân hàng thương mại VN (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w