Đánh giá tình hình giải ngân của các dự án đầu tư FDI

Một phần của tài liệu Thực trạng huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam trong thời gian gần đây (Trang 35 - 37)

II. Thực trạng thu hút FDI ở Việt Nam trong thời gian qua

2. Đánh giá tình hình giải ngân của các dự án đầu tư FDI

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngồi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn đang tiếp tục đạt được những chỉ số khá tốt. Giải ngân vốn FDI nửa đầu năm 2010 tiếp tục tăng 5,9% so với cùng kỳ 2009, đạt 5,4 tỷ USD. So với dự kiến giải ngân từ đầu năm thì tiến độ giải ngân này là phù hợp.

Trong năm 2010 - năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010, FDI ở Việt Nam đạt được những kết quả đáng khích lệ. Việc giải ngân các dự án FDI đạt được mục tiêu đề ra:

Năm 2010, ước tính các dự án FDI đã giải ngân được 11 tỉ USD, tăng 10% so với năm 2009, trong đó, giải ngân của các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) ước đạt 8 tỉ USD. Vốn FDI chiếm 25,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010, cao hơn năm 2009 (chiếm 25,5%). Đạt được kết quả này, một phần, do sự nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành ở Trung ương cũng như chính quyền các địa phương trong việc chỉ đạo điều hành quyết liệt và kịp thời, cũng như việc tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các nhà ĐTNN giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc thúc đẩy triển khai thực hiện các dự án ĐTNN. Trong điều kiện cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế tồn cầu

chưa được phục hồi thì kết quả giải ngân nguồn vốn FDI nêu trên là một thành công lớn đối với Việt Nam.

Dựa trên báo cáo của các địa phương và số liệu thu thập được tới thời điểm hiện tại, Cục Đầu tư nước ngồi đã có báo cáo sơ bộ tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tháng 11/2011.

Trong 11 tháng đầu năm 2011, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi đã giải ngân được 10,05 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2010.

Tính đến ngày 20/11/2011 cả nước có 919 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 9,91 tỷ USD, bằng 84% so với cùng kỳ năm 2010. Tính đến cùng thời điểm, có 324 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm gần 2,78 tỷ USD, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2010.

Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 11 tháng đầu năm 2011, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 12,69 tỷ USD, bằng 84% so với cùng kỳ 2010.

Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 382 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 6,24 tỷ USD, chiếm 49,1% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 11 tháng.

Hồng Kông dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,09 tỷ USD, chiếm 24,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Nhật Bản đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,12 tỷ USD, chiếm 16,7 % tổng vốn đầu tư.

Hải Dương là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với 2,56 tỷ USD vốn đăng ký mới ,TPHCM đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,15 tỷ USD, Hà Nội đứng thứ 3 với 1,095 tỷ USD.

Xét theo vùng thì Đồng bằng sơng Hồng là vùng thu hút được nhiều vốn ĐTNN nhất với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt trên 5,33 tỷ, chiếm 42% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước. Đứng thứ 2 là vùng Đông Nam Bộ với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 5,2 tỷ USD, chiếm

41% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tây Nguyên là vùng thu hút được ít FDI nhất, chỉ chiếm 0,1% tổng vốn đăng ký.

Một số dự án lớn được cấp phép trong 11 tháng đầu năm 2011 là Công ty TNHH Điện lực Jaks Hải Dương (nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương) với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,26 tỷ USD; dự án Công ty TNHH sản xuất First Solar Việt nam, thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo do Singapore đầu tư tại Tp.HCM với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD; dự án Công ty TNHH lốp xe Việt Luân với tổng vốn đầu tư 400 triệu USD đầu tư vào lĩnh vực sản xuất lốp xe do Trung Quốc đầu tư; dự án Cơng ty TNHH Kính chun biệt NSG do Pilkington Group Ltd (PGL) – Vương Quốc Anh liên doanh với Việt Nam, tổng vốn đầu tư 323,01 triệu USD với mục tiêu sản xuất và tiêu thụ thuỷ tinh tại Bà Rịa- Vũng Tàu…

Cũng trong 11 tháng qua, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt kim ngạch xuất khẩu (kể cả dầu khí) ước khoảng 49,35 tỷ USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2010 và chiếm 56,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; nếu không kể dầu thơ thì đạt 42,63 tỷ USD.

Nhập khẩu của khu vực FDI tính đến tháng 11 năm 2011 đạt khoảng 43,49 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2010 và chiếm 45,27% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Tính chung 11 tháng, khu vực FDI xuất siêu 5,8 tỷ USD nếu tính cả dầu thơ, nhưng loại trừ nhân tố này thì nhập siêu 862 triệu USD.

Một phần của tài liệu Thực trạng huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam trong thời gian gần đây (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)