II. Đánh giá tác động của nguồn vốn FDI đến nền kinh tế Việt Nam
2. Tác động tiêu cực:
FDI – có thể dẫn đến tình trạng nền kinh tế lệ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài.
Mục tiêu của các doanh nghiệp có vốn FDI là lợi nhuận chứ không nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp có vốn FDI có thể đến và ra khỏi Việt Nam nếu họ khơng có lợi nhuận. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nền kinh tế lệ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngồi.
Do đó chúng ta cần có định hướng sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI, tận dụng nguồn vốn này để tạo hiệu ứng lan tỏa giúp nâng cao công nghệ, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao và cải thiện khả năng cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam.
FDI – nếu khơng có định hướng thu hút và sử dụng hiệu quả, sẽ dẫn đến tình trang nền kinh tế phát triển khơng bền vững.
Trừ FDI vào khai thác dầu khí, phần lớn vốn FDI tập trung vào lĩnh vực bất động sản và công nghiệp nặng (thép). Trong khi đó, đầu tư vào thép gây ảnh hưởng nặng nề cho môi trường, tiêu hao nhiều điện năng, là một trong những nút thắt cổ chai vào Việt Nam. Thực tế có hiện tượng một số nước lớn có ý đồ và đang tiến hành nhiều dự án khai thác tài nguyên, di dời sang nước ta các ngành công nghiệp không thân thiện với môi trường và phát thải nhiều khí các - bon. Nếu khơng đủ cảnh giác thì “lợi bất cập hại”, gây hậu quả nghiêm trọng trong tương lai.
Cịn đầu tư vào bất động sản thì có thể góp phần tạo ra bong bóng - có thể liên tưởng đến diễn biến trước cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997 cũng được đặc trưng bởi các dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại các nước sau đó lâm vào khủng khoảng. Đó là chưa kể nhiều dự án bất động sản được các nhà đầu tư nước ngồi tìm cách “bán lúa non” để thu lợi và chiếm dụng vốn của khách hàng trong nước nên lượng vốn thực tế mà họ mang lại không nhiều.
Thực tế, vốn FDI không đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng lao động, nâng cao trình độ cơng nghệ,…chỉ nhằm mục đích khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên giá rẻ, giá nhân công rẻ, giá điện rẻ,,,để tối đa hóa lợi nhuận và khi có ngoại tệ thì lại chuyển về nước cơng ty mẹ.
Mối quan ngại hàng đầu mà quan tâm đối với FDI vào Việt Nam hiện nay là cần chuyển từ số lượng sang chất lượng, tức là làm sao sàng lọc được các dự án FDI theo đúng định hướng phát triển nền kinh tế bền vững.
Việc gia tăng FDI đang có xu hướng làm trầm trọng hơn cán cân thương mại cụ thể là thâm hụt thương mại.
Thực tế đã cho thấy, việc tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu hướng tới mục tiêu tăng trưởng trong xuất khẩu, như khi Việt Nam có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp FDI xuất khẩu sản phẩm (trên 80%) từ Việt Nam. Thế nhưng thực chất, kết quả xuất, nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI trong mấy năm qua là nhập khẩu tăng nhanh và thường cao hơn kim ngạch xuất khẩu, dẫn đến tình trạng thâm hụt
cán cân thương mại. Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu của hội doanh nghiệp FDI trong các năm 2006- 2009 chiếm khoảng 36% so với kim ngạch nhập khẩu cả nước. Riêng năm 2009, thiết bị máy móc chiếm khoảng 6%, nguyên vật liệu chiếm khoảng 26% của cả nước và tương ứng chiếm khoảng 15 và 70%, so với kim ngạch nhập khẩu của khối FDI. Tốc độ tăng nhập khẩu của khối này trung bình khoảng 30%/năm.
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI