KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của yếu tố thuộc về quản trị công ty đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 55)

Kết quả phân tích thống kê mô tả các biến định lượng được trình bày trong bảng 4.1 như sau:

Bảng 4.1 Kết quả phân tich thống kê mơ tả cho các biến định lượng của mơ hình

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

TIME 98 26,00 103,00 75,2755 13,40625 BIND 98 ,00 1,00 ,6018 ,20703 ACEXP 98 ,00 1,00 ,5575 ,25641 CDL 98 ,00 ,97 ,5192 ,22806 Valid N (listwise) 98

Nguồn: Báo cáo phân tích dữ liệu từ phần mềm SPSS Kết quả phân tích thống kê mơ tả của bảng 4.1 cho thấy:

Số ngày từ khi kết thúc năm tài chính cho đến ngày kí báo cáo kiểm tốn của các cơng ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Tp. HCM trong mẫu nghiên cứu giao động từ 26 ngày đến 103 ngày, thời hạn phát hành báo cáo kiểm tốn trung bình là 75 ngày. Độ lệch chuẩn phản ánh mức chênh lệch bình quân giữa thời hạn phát hành báo cáo kiểm tốn của các cơng ty niêm yết trong mẫu nghiên cứu xấp xỉ 13 ngày. Như vậy, có thể thấy được rằng một số cơng ty niêm yết chưa cơng bố báo cáo tài chính năm đã kiểm tốn kịp thời, và có sự khác biệt đáng kể về thời hạn phát hành báo cáo tài chính đã kiểm tốn giữa các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Tp. HCM.

Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị không điều hành của các công ty niêm yết giao động từ 0% đến 100%, tỷ lệ bình quân là 60,18%. Độ lệch chuẩn phản ánh mức chênh lệch bình quân của tỷ lệ thành viên HĐQT không điều hành của các công ty niêm yết trong mẫu nghiên cứu xấp xỉ 20,7%. Như vậy, cịn một số cơng ty chưa thực hiện đúng quy định về cơ cấu của thành viên HĐQT không điều hành và

có sự khác biệt lớn giữa cơ cấu thành viên HĐQT không điều hành của các công ty niêm yết.

Tỷ lệ thành viên ban kiểm sốt có trình độ chun mơn về kế tốn, kiểm tốn của các công ty niêm yết trong mẫu nghiên cứu giao động từ 0% đến 100%, tỷ lệ bình quân là 55,75% và độ lệch chuẩn xấp xỉ 26,64% cho thấy mức chênh lệch về tỷ lệ thành viên ban kiểm sốt có trình độ chun mơn về kế tốn, kiểm tốn giữa các công ty lớn.

Tỷ lệ cổ phần nắm giữ bởi cổ đông lớn của các công ty niêm yết trong mẫu nghiên cứu giao động ở mức 0% đến 97%, tỷ lệ bình quân là 51,92% và độ lệch chuẩn xấp xỉ 22,81% phản ánh mức chênh lệch bình qn giữ tỷ lệ cở phần nắm giữ bởi cổ đông lớn của các công ty niêm yết cho thấy sự khác biệt lớn giữa mức độ phân tán quyền sở hữu cổ phần của các công ty niêm yết.

Kết quả thống kê của các biến định danh, đại diện cho các nhân tố thuộc về quản trị công ty được tổng hợp trong bảng 4.2 như sau:

Bảng 4.2 Kết quả phân tich thống kê mô tả cho các biến định danh của mơ hình

Kí hiệu biến Giá trị Tần suất Tỷ lệ

DUAL 0 74 76% 1 24 24% TBKS 0 57 42% 1 41 58% AUDIT 0 29 70% 1 69 30%

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo dữ liệu nghiên cứu.

Theo kết quả thống kê trong bảng 4.2, trong số 98 công ty niêm yết thuộc mẫu nghiên cứu thì có 74 cơng ty khơng có sự kiêm nhiệm đồng thời hai vị trí CEO và chủ tịch HĐQT (chiếm tỷ lệ 76%); 24 công ty cho phép kiêm nhiệm cả 2 vị trí này (chiếm tỷ lệ 24%). Số lượng cơng ty niêm yết có Trưởng ban kiểm sốt là người có trình độ chun mơn, kinh nghiệm về kế tốn kiểm tốn là 57 cơng ty (chiếm tỷ lệ

Unstandardized CoefficientsStandardized Coefficients

Beta Collinearity Statstcs

Model B Std. Error t Sig. Tolerance VIF

58%), 41 cơng ty có trưởng ban kiểm sốt là người khơng có trình độ chun mơn, kinh nghiệm về kế tốn, kiểm tốn. Chỉ có 29 cơng ty niêm yết (chiếm tỷ lệ 30%) trong mẫu nghiên cứu có thành lập ban kiểm tốn nội bộ, cịn lại 69 cơng ty niêm yết không thành lập bộ phận này.

4.2 Phân tich hôi quy.

4.2.1Phân tich kết quả các kiểm định. (i) Kiểm định hệ số hôi quy:

Bảng 4.3 Hệ số hôi quy

Coefficientsa 1 (Constant) 117,262 33,512 3,499 ,001 BIND -13,280 6,191 -,205 -2,145 ,035 ,874 1,144 DUAL ,732 2,919 ,024 ,251 ,802 ,902 1,108 ACEXP 8,822 5,330 ,169 1,655 ,102 ,769 1,301 TBKS -6,798 2,858 -,251 -2,379 ,020 ,715 1,398 AUDIT 3,493 2,817 ,120 1,240 ,218 ,860 1,163 CDL -,640 5,897 -,011 -,108 ,914 ,794 1,260 QMO -1,219 1,224 -,113 -,995 ,322 ,619 1,616 ROA -20,480 15,375 -,139 -1,332 ,186 ,736 1,358 BCTC 9,485 2,973 ,345 3,191 ,002 ,684 1,461 CTY 1,999 2,963 ,073 ,675 ,502 ,676 1,479 YKKT -8,408 3,817 -,207 -2,203 ,030 ,908 1,101

Nguồn: Báo cáo phân tích dữ liệu từ phần mềm SPSS Trong bảng 4.3 Hệ số hồi quy, cột mức ý nghĩa (Sig) cho thấy:

Các biến độc lập BIND, TBKS và biến kiểm sốt BCTC, YKKT có mức ý nghĩa (sig) nhỏ hơn 0,05. Do đó, các biến này tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc TIME với độ tin cậy lớn hơn 95%. Cụ thể:

Biến BIND có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa -13,280, quan hệ ngược chiều với biến TIME chứng tỏ khi tỷ lệ thành viên không điều hành trong HĐQT tăng 1%

thì thời hạn hồn thành báo cáo kiểm tốn của cơng ty niêm yết sẽ giảm xấp xỉ 13 ngày.

Biến TBKS có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa -6,798, quan hệ ngược chiều với biến TIME chứng tỏ khi trưởng BKS cơng ty niêm yết có trình độ chun mơn về kế tốn, kiểm tốn thì thời hạn hồn thành báo cáo kiểm tốn của cơng ty niêm yết sẽ giảm xấp xỉ 7 ngày.

Biến BCTC có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là +9,485, quan hệ cùng chiều với biến TIME chứng tỏ đối với loại báo cáo tài chính hợp nhất thì thời hạn hồn thành báo cáo kiểm tốn của cơng ty niêm yết sẽ tăng xấp xỉ 9 ngày.

Biến YKKT có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là -8,408, quan hệ ngược chiều với biến TIME chứng tỏ báo cáo tài chính có ý kiến kiểm tốn là chấp nhận tồn phần thì thời hạn hồn thành báo cáo kiểm tốn của cơng ty niêm yết sẽ giảm xấp xỉ 8 ngày.

Các biến độc lập DUAL, ACEXP, AUDIT, CDL và biến kiểm soát QMO, ROA, CTY có mức ý nghĩa (sig) lớn hơn 0,05 cho thấy các biến này tương quan khơng có ý nghĩa với biến phụ thuộc TIME.

Change Statstcs Std. Error of the Estmate

11,80280Square ChangeR ,313 R

RSquare Adjusted R Square,225 ChangeF 3,559

Sig. F Change

,000 Durbin- Watson1,977 Model

1 ,559a ,313 df111 df286

(ii)Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình:

Về mức độ giải thích của mơ hình:

Bảng 4.4 Tóm tắt mơ hình

Model Summaryb

Nguồn: Báo cáo phân tích dữ liệu từ phần mềm SPSS

Trong bảng 4.4 Tóm tắt mơ hình, chỉ số R2 hiệu chỉnh là 0,225. Như vậy các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu đề xuất giải thích được 22,5% thay đởi của thời hạn hồn thành báo cáo kiểm tốn độc lập, đại diện cho tính kịp thời của báo cáo tài chính. Điều này chứng tỏ còn nhiều nhân tố khác ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính. Tuy mức độ giải thích của mơ hình tương đối thấp, nhưng cao hơn so với các nghiên cứu Al Daoud et al. (2014), Mohamad- Nor (2010), Abdulla (2006) và xấp xỉ với nghiên cứu của Ika và Ghazali (2012).

Về mức độ phu hợp của mơ hình:

Bảng 4.5 Phân tich phương sai

ANOVAa

Model

Sum of

Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 5453,233 11 495,748 3,559 ,000b

Residual 11980,328 86 139,306

Total 17433,561 97

Nguồn: Báo cáo phân tích dữ liệu từ phần mềm SPSS

Trong bảng 4.5 Phân tích phương sai, mức ý nghĩa của mơ hình (sig) nhỏ hơn 0,01 cho thấy mơ hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế, hay các biến độc lập và biến kiểm sốt có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc với mức độ tin cậy 99%.

(iii) Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến của các biến độc lập:

Trong mơ hình hồi quy đa biến, giả thiết các biến độc lập khơng có tương quan hồn tồn với nhau được đưa ra. Do đó, khi ước lượng mơ hình hồi quy đa biến, phải kiểm tra giả thiết này thông qua kiểm tra hệ số phóng đại phương sai (VIF). Theo lý thuyết, khi VIF < 10 thì khơng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (Đinh Phi Hổ, 2014); tuy nhiên, trong thực tế nghiên cứu chỉ số VIF cần phải không vượt quá 2 để chắc chắn hiện tượng đa cộng tuyến khơng xảy ra (Nguyễn Đình Thọ, 2014)

Trong bảng 4.3, độ phóng đại phương sai (VIF) đều nhỏ hơn 2. Như vậy, các biến độc lập khơng có tương quan hồn tồn với nhau hay mơ hình hồi quy đa biến khơng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

(iv)Kiểm định hiện tượng tự tương quan:

Trong bảng 4.4, trị số d của mơ hình là 1,977

Mơ hình nghiên cứu có 6 biến độc lập và 5 biến kiểm sốt; quy mơ mẫu là 98, tra bảng thống kê Durbin – Watson với mức ý nghĩa 5% có dL = 1,439 và dU = 1,923.

Vì dU < d < 4 – dL cho nên có thể kết luận khơng có hiện tượng tự tương quan trong phần dư.

(v) Kiểm định phương sai của phần dư thay đổi:

Bảng 4.6 Kết quả kiểm định Spearman Correlations

Standardized

Residual BIND TBKS BCTC YKKT Spearman's rho Standardized Residual Correlation Coefficient 1,000 -,022 -,024 ,011 ,068 Sig. (2-tailed) . ,831 ,816 ,916 ,504 N 98 98 98 98 98 BIND Correlation Coefficient -,022 1,000 -,008 ,101 ,069 Sig. (2-tailed) ,831 . ,934 ,324 ,497 N 98 98 98 98 98 TBKS Correlation Coefficient -,024 -,008 1,000 -,148 -,001 Sig. (2-tailed) ,816 ,934 . ,145 ,990 N 98 98 98 98 98 BCTC Correlation Coefficient ,011 ,101 -,148 1,000 ,030 Sig. (2-tailed) ,916 ,324 ,145 . ,768 N 98 98 98 98 98 YKKT Correlation Coefficient ,068 ,069 -,001 ,030 1,000 Sig. (2-tailed) ,504 ,497 ,990 ,768 . N 98 98 98 98 98

Nguồn: Báo cáo phân tích dữ liệu từ phần mềm SPSS

Theo kết quả kiểm định Spearman trong bảng 4.6, các biến độc lập BIND, TBKS và biến kiểm sốt BCTC, YKKT đều có mức ý nghĩa (sig) lớn hơn 0,05. Như vậy, kiểm định Spearman cho biết phương sai có phần dư khơng thay đởi, tức là các giá trị phần dư có phân phối giống nhau và giá trị phương sai như nhau.

Như vậy, có thể kết luận ước lượng OLS của các hệ số hồi quy hiệu quả, các kiểm định giả thuyết có giá trị và các dự báo hiệu quả.

Tóm lại, qua phân tích kết quả các kiểm định cho thấy mơ hình đề xuất có biến BIND, TBKS, BCTC và YKKT tác động đến tính kịp thời của báo cáo tài chính với độ tin cậy là 95%. Phương trình ước lượng mức độ ảnh hưởng như sau:

TIME = 117,262 – 13,28BIND – 6,798TBKS + 9,485BCTC -8,408YKKY 4.2.2Thảo luận kết quả hôi quy

4.2.2.1 Thảo luận về kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Theo bảng 4.3, căn cứ trên hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa cho thấy kết quả phân tích của mơ hình ủng hộ giả thuyết H1 và giả thuyết H3b ; bác bỏ giả thuyết H2, H3a, H4, H5 ở mức ý nghĩa 5%. Cụ thể:

Giả thuyết H1 dự báo mối tương quan thuận giữa sự độc lập của HĐQT và tính kịp thời của báo cáo tài chính các cơng ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khốn Tp. HCM. Kết quả phân tích hồi quy củng cố giả thuyết này ở mức ý nghĩa 5%, tức là HĐQT của các cơng ty niêm yết có tỷ lệ thành viên khơng điều hành càng lớn thì cơng ty niêm yết càng kịp thời cơng bố báo cáo tài chính. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Afif (2009) và Abdulla (2006) nhưng ngược với kết quả nghiên cứu của Tauringana eti al. (2008) và Mohamad-Nor et al. (2010).

Giả thuyết H2 dự báo mối tương quan nghịch giữa sự kiêm nhiệm vị trí CEO và chủ tịch HĐQT và tính kịp thời của báo cáo tài chính các cơng ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khốn Tp. HCM. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy mối tương quan thuận, tuy nhiên khơng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%; tức là sự kiêm nhiệm vị trí CEO và chủ tịch HĐQT khơng ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Tp. HCM. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Mohamad – Nor et al. (2010), Sultana et al. (2014) và Arbernathy et al. (2014) nhưng ngược với kết quả nghiên cứu của Afif (2009).

Giả thuyết H3a dự báo mối tương quan thuận giữa tỷ lệ thành viên BKS có trình độ chun mơn về kế tốn, kiểm tốn và tính kịp thời của báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khốn Tp. HCM. Kết quả phân tích hồi

quy cho thấy mối tương quan nghịch, tuy nhiên khơng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%; tức là tỷ lệ thành viên BKS có trình độ chun mơn về kế tốn, kiểm tốn khơng ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Mohamad – Nor et al. (2010), ngược với kết quả nghiên cứu của Sultana et al. (2014) và Abernathy et al. (2014).

Giả thuyết H3b dự báo mối tương quan thuận giữa trình độ chun mơn về kế tốn, kiểm tốn của trưởng BKS và tính kịp thời của báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khốn Tp. HCM. Kết quả phân tích hồi quy khẳng định giả thuyết này đúng ở mức ý nghĩa 5%; tức là trình độ chun mơn về kế tốn, kiểm tốn của trưởng BKS ảnh hưởng tích cực đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Tp. HCM. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Abernathy et al. (2014).

Giả thuyết H4 dự báo mối tương quan thuận giữa sự hiện diện của ban kiểm sốt nội bộ, ban kiểm tốn nội bộ và tính kịp thời của báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khốn Tp. HCM. Kết quả phân tích hồi quy bác bỏ giả thuyết này ở mức ý nghĩa 5%; tức là sự hiện diện của ban kiểm soát nội bộ, ban kiểm tốn nội khơng ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khốn Tp. HCM. Kết quả này ngược với nghiên cứu của Afif (2009) và nghiên cứu của Wan-Hussin và Bamahros (2013).

Giả thuyết H5 dự báo mối tương quan giữa cơ cấu cở đơng tập trung và tính kịp thời của báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khốn Tp. HCM. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy mối tương quan thuận nhưng khơng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%; tức là mức độ phân tán của cơ cấu cổ đông không ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Tp. HCM. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của

Leventis et al. (2005) và Afif (2009) nhưng ngược với nghiên cứu của Bamber et al. (1993).

Ngồi ra, kết quả phân tích hồi quy cung cho thấy ảnh hưởng của hai nhân tố đóng vai trị biến kiểm sốt trong mơ hình nghiên cứu là loại báo cáo tài chính và loại ý kiến kiểm tốn đến tính kịp thời của báo cáo tài chính các cơng ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Tp. HCM. Cụ thể, loại báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất có thời hạn cơng bố dài hơn và báo cáo kiểm tốn có ý kiến kiểm tốn chấp nhận tồn phần có thời hạn cơng bố ngắn hơn các loại báo cáo khác.

4.2.2.2Thảo luận về vị trí ảnh hương của các biến độc lập có ý nghĩa thống kê

Theo bảng 4.3, giá trị tuyệt đối hệ số hồi quy chuẩn hóa của các biến độc lập có ý nghĩa thống kê như sau: Biến BIND: 0,205 và biến TBKS 0,251. Như vậy, trình độ chun mơn về kế toán, kiểm toán của trưởng ban kiểm sốt có mức độ ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính lớn hơn nhân tố sự độc lập của HĐQT.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của yếu tố thuộc về quản trị công ty đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w