1.4.1.Điều kiện về thị trường
- Nhu cầu thị trường linh phụ kiện
Qui mô thị trường này phải đủ lớn và ổn định để lôi kéo các doanh nghiệp công nghiệp tham gia vào lĩnh vực cung ứng. Ở Việt Nam, hiện nay dung lượng thị trường một số ngành đã đủ lớn để tập trung phát triển ngành cung ứng linh kiện và phụ tùng, đặc biệt là ngành Điện tử.
- Khả năng liên kết
Đặc điểm của các thị trường các nước đang phát triển là sự chênh lệch về khả năng công nghệ và quản lý giữa các doanh nghiệp hạ nguồn và các doanh nghiệp nhỏ, sự hạn chế về thông tin, pháp luật và các rào cản đến từ văn hóa và tập quán kinh doanh sẽ là những trở ngại cho việc thiết lập các quan hệ liên kết công nghiệp lâu dài. Nếu việc liên kết không được bảo đảm bền vững lâu dài giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ nhằm đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm CNHT thì khả năng lơi kéo các doanh nghiệp nhỏ tham gia vào lĩnh vực CNHT sẽ rất khó khăn. Mặt khác, sự chênh lệch khá lớn cũng hạn chế việc lựa chọn đối tác, tìm nhà cung ứng của các doanh nghiệp lớn. Ở đây các cơ quan Chính phủ phải đóng vai trị cực kì quan trọng, là cầu nối giữa các doanh nghiệp CNHT và khách hàng.
- Điều kiện về lợi thế so sánh
Điều kiện cuối cùng trong các điều kiện thị trường là việc tạo dựng các động cơ để các doanh nghiệp chế tạo và lắp ráp thực hiện các chiến lược nội địa hoá và mua ngồi. Động cơ cơ bản nhất để các cơng ty nước ngoài lựa chọn chiến lược là lợi thế so sánh mà chiến lược sử dụng nội địa hố và th ngồi mang lại, bao gồm lợi thế về chi phí như các khoản thuế và lợi thế về cơng nghệ và tính chủ động của qui trình sản xuất.
1.4.2. Điều kiện hạ tầng nền cơng nghiệp
Các hoạt động CNHT được hình thành trên cơ sở phát triển chung của các ngành cơ bản này, như ngành vật liệu và các công nghệ công nghiệp cơ bản.
Sự cân đối khu vực thượng nguồn bao gồm các ngành cung ứng và sản xuất nguyên vật liệu chủ chốt (sắt, thép, nhựa, hóa chất, cao su....) và nhu cầu hạ nguồn bao gồm các ngành công nghiệp chế biến, lắp ráp và chế tạo (điện tử, ô tô, xe máy, ...) sẽ là điều kiện cần thiết để phát triển khu vực trung gian-công nghiệp hỗ trợ. Trong lợi thế so sánh về qui mô kinh tế, việc phải nhập khẩu phần lớn các vật liệu cơ bản đã làm các sản phẩm CNHT Việt Nam giảm tính cạnh tranh.
Các cơng nghệ cơ bản công nghiệp như công nghệ đúc, hàn, ép, xử lý bề mặt, xử lý nhiệt và chế tạo khn mẫu quyết định việc hình thành cơng nghiệp hỗ trợ. Sự sẵn sàng về nguồn lực, công nghệ, nhân lực và vốn trong khu vực này đảm bảo công nghiệp hỗ trợ phát triển bền vững.
1.4.3. Điều kiện về nguồn nhân lực
Khi vấn đề dung lượng về thị trường đã được giải quyết, thị trường có nhu cầu thì nhân tố quan trọng nhất cho sự phát triển CNHT là nguồn lao động có kỹ năng cao do hàm lượng cơng nghệ trong sản phẩm CNHT. Chất lượng nguồn nhân lực quan trọng hơn nhiều so với máy móc. Cơng nhân có trình độ cao vận hành máy móc cũ thậm chí cịn hiệu quả hơn cơng nhân có trình độ thấp vận hành máy móc mới.
1.4.4. Khả năng cơng nghệ sản xuất
Phần lớn sản phẩm cơng nghiệp hỗ trợ đều có hàm lượng cơng nghệ khá, vì vậy, CNHT địi hỏi phải có sự đầu tư chiều sâu về thiết bị, máy móc và cơng nghệ sản xuất. Các doanh nghiệp lắp ráp luôn đặt ra những yêu cầu khắt khe, nghiêm ngặt về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các loại linh, phụ kiện. Vì thế nếu các doanh nghiệp không áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại trong sản xuất thì sẽ khơng đáp ứng được yêu cầu của nhà lắp ráp. Sản phẩm CNHT thường xuyên thay đổi theo yêu cầu của các Tập đồn lắp ráp, vì vậy cơng nghệ và thiết kế của các doanh nghiệp CNHT cũng phải thay đổi để phù hợp với nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên đây là vấn đề nan giải đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ,loại hình chủ yếu sản xuất sản phẩm CNHT.
Các Tập đoàn lắp ráp thiết kế và chế tạo các sản phẩm ở hạ nguồn đặt ra những yêu cầu cho khu vực CNHT phải triển khai nghiên cứu và sản xuất những vật liệu, bộ phận hay chi tiết sản phẩm phù hợp.
Theo chiều ngược lại, việc áp dụng các thành tựu mới của khoa học và công nghệ vào chế tạo các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có tính dẫn dắt khu vực hạ nguồn nhờ tạo ra những bộ phận chi tiết hoặc vật liệu mới góp phần tạo ra sự thay đổi căn bản trong thiết kế và chế tạo sản phẩm ở khu vực hạ nguồn.
1.4.5. Nguồn lực tài chính
Đối với một ngành địi hỏi cơng nghệ và kỹ thuật cao như CNHT thì sự đầu tư nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng. Đầu tư vào lĩnh vực CNHT thời gian thu hồi vốn dài, có độ rủi ro nên khiến các nhà đầu tư e ngại khi đầu tư sản xuất các sản phẩm CNHT.. Điều này cho thấy, việc cân đối nguồn lực vốn của Nhà nước có vai trị hết sức quan trọng trong việc bảo đảm các ngành CNHT phát triển có hiệu quả, bền vững.
Hiện nay, năng lực của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vẫn cịn rất kém một phần cũng vì khơng có đủ tiềm lực tài chính. Các tổ chức tín dụng Việt nam chưa có đánh giá tín dụng tốt về CNHT cho các doanh nghiệp. Vì thế chính sách giúp huy động tối đa nguồn lực tài chính, bao gồm các nguồn lực trong và ngồi nước có thể coi là bước đi quyết định trong quá trình hình thành và phát triển CNHT.
1.4.6. Khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp
Đóng vai trị tích cực trong các mối liên kết khu vực và tồn cầu hiện nay chính là các Tập đồn đa quốc gia. Với tiềm lực mạnh về tài chính, cơng nghệ và đặc biệt thương hiệu mạnh, các tập đoàn này thiết lập mạng lưới sản xuất và phân phối rộng khắp trên thế giới với chiến lược và thương hiệu thống nhất tồn cầu. Mỗi chi nhánh trong mạng lưới đó sẽ được chun mơn hóa hợp lý nhằm khai thác tối đa lợi thế so sánh của mỗi quốc gia và chi phối thị trường theo khu vực. Theo đó, theo lợi thế so sánh, những bộ phận hay chi tiết nhất định được sản xuất ở 1 quốc gia để
cung cấp cho chi nhánh ở các quốc gia khác. Việc sản xuất như vậy tạo điều kiện cho các chi nhánh, bộ phận phát huy tối đa lợi thế so sánh của mình, bổ trợ cho nhau, tập trung nguồn lực để có thể tạo ra những sản phẩm có giá thành cạnh tranh, chất lượng đảm bảo.
Ngày nay, không một Tập đồn nào cịn thực hiện sản xuất khép kín theo mơ hình tích hợp dọc từ sử dụng nguyên liệu sơ chế để sản xuất các linh kiện, phụ tùng cho đến lắp ráp hồn chỉnh. Các cơng đoạn khác nhau trong qui trình sản xuất được thực hiện tại các chi nhánh khác nhau trong của doanh nghiệp hoặc mua từ các doanh nghiệp hỗ trợ khác ngoài mạng lưới. Do q trình tồn cầu hóa, một sản phẩm hồn chỉnh có xuất xứ từ 1 nước nhưng các chi tiết, phụ tùng của có thể xuất phát từ nhiều nước khác nhau. Q trình chun mơn hóa này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển, nhưng lại tùy thuộc vào khả năng hội nhập quốc tế.
Như vậy, để có thị trường, theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp khi sản xuất các loại linh kiện và phụ tùng không chỉ dựa vào nhu cầu của cá nhà lắp ráp nội địa mà cần phải chủ động tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu của các khách hàng nước ngồi, từ đó tham gia vào mạng lưới sản xuất của họ. [10]