1.5.1 Khái niệm khu chế xuất, khu công nghiệp
Theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế thì:
- Khu cơng nghiệp (KCN) là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất cơng nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này.
- Khu chế xuất (KCX) là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp quy định tại Nghị định này. [20]
1.5.2 Vai trò KCX, KCN
KCX, KCN là cơng cụ của chính sách cơng nghiệp nhằm thúc đẩy CNH hướng về xuất khẩu, đồng thời cũng là địa bàn để thực hiện chiến lược CNH – HĐH trên phạm vi lãnh thổ nhất định. Qua nhiều năm xây dựng và phát triển, KCX, KCN đã trở thành nhân tố rất quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu CNH – HĐH.
Xây dựng các KCX, KCN nhằm mục đích phát triển sản xuất cơng nghiệp để xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu kỹ thuật hiện đại và công nghệ tiên tiến, học tập kinh nghiệm và hình thành thói quen, phương pháp quản lý sản xuất tiên tiến, sử dụng nguyên, nhiên vật liệu và lực lượng lao động tại chỗ, tạo việc làm mới và hỗ trợ giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của những vùng đất lạc hậu, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước.
KCX, KCN là công cụ xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo công ăn việc làm, tiếp thu chuyển giao kỹ thuật, tay nghề, thu hút đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh xuất khẩu.
1.5.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khu chế xuất, khu công nghiệp
1.5.3.1Mơi trường chính trị - xã hội và kinh tế
Sự ổn định về chính trị – xã hội và kinh tế quyết định sự thành cơng của KCX, KCN. Cần phải có một mơi trường pháp lý minh bạch, thơng thống, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và được hoàn thiện theo yêu cầu hội nhập. Sự thuận lợi, nhanh chóng trong thủ tục hành chính, sự ổn định của luật pháp, chính trị, ưu đãi thuế, tín dụng, hải quan….
1.5.3.2 Điều kiện tự nhiên – kết cấu hạ tầng
KCX, KCN phải được bố trí tại vị trí có khả năng xây dựng kết cấu hạ tầng thuận lơi và hiệu quả, có khả năng mở rộng diện tích khi phát triển và có thể liên kết thành các phân khu chức năng. Địa điểm gần các trung tâm kinh tế, các đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt, cảng sông, cảng biển, sân bay và hạ tầng hoàn chỉnh như nguồn cung ứng điện, nước, hệ thống xử lý nước thải, rác thải, hệ thống thông tin liên lạc…
1.5.3.3 Điều kiện đất đai
Khi xây dựng các KCX, KCN địi hỏi phải sử dụng một diện tích đất tương đối lớn tại khu vực không quá cách xa trung tâm đô thị lớn. Các khu vực này cũng là địa điểm giãn dân trong nội thành với nhu cầu về đất để xây dựng khu dân cư cũng tương đối lớn
1.5.3.4 Điều kiện cung cấp nguyên liệu và lao động
Để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và giảm chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh, các yếu tố đầu vào như nguyên liệu sản xuất, lao động được các nhà đầu tư cân nhắc rất kỹ khi quyết định đầu tư nhà máy vào một KCX, KCN. Liên quan đến lao động bao gồm số lượng, chất lượng, nơi ăn ở, phúc lợi khác đi kèm của địa phương.
1.5.3.5 Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng được xem như tiền đề để thu hút các nguồn vốn đầu tư khác. Doanh nghiệp chỉ bỏ vốn đầu tư vào các KCX, KCN khi đã có cơ sở hạ tầng hồn chỉnh. Do đó, vốn đầu tư cơ sở hạ tầng được xem là nguồn vốn “mở đường” mà các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng KCX, KCN phải bỏ ra ngay từ ban đầu. Giải quyết được mâu thuẫn khi chưa thu được tiền thuê đất mà phải bỏ vốn ra đầu tư sẽ khắc phục được tồn tại về tiến độ lấp đầy các khu KCX, KCN còn chậm. Các doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCX, KCN phải có tiềm lực tài chính tốt nhằm đảm bảo tiến độ đền bù giải tỏa, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi vào thuê lại đất đã xây dựng hồn chỉnh kết cấu hạ tầng có thể tiến hành xây dựng nhà máy, xí nghiệp nhanh chóng.
1.5.3.6 Phát triển khu dân cư đồng bộ
Quá trình phát triển các KCX, KCN gắn liền với việc xây dựng các khu dân cư và các cơng trình phúc lợi để giải quyết đời sống ăn ở cho công nhân sản xuất trong KCX, KCN. Ngoài ý nghĩa kinh tế, việc phát triển các khu dân cư xung quanh KCX, KCN còn nhằm ổn định về mặt xã hội và an ninh trật tự.[1]
1.6 Lý thuyết cụm cơng nghiệp trong nghiên cứu chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam