PHẦN CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn tập môn bộ máy NHÀ nước (Trang 56 - 59)

Câu 1: Theo quy định của Pháp luật hiện hành, ứng cử viên trong cuộc bầu cử ĐBQH có quyền tổ chức vận động tranh cử.

Trả lời: Đúng.

Vì theo quy định của PL hiện hành thì các ứng cử viên có quyền vận động tranh cử, và vận động tranh cử này được thực hiện thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với cử tri hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng theo nguyên tắc, cơng khai, dân chủ và bình đẳng nhưng hoạt động này phải kết thúc trước khi bắt đầu cuộc bỏ phiếu 24 giờ. Việc vận động tranh cử này là tạo điều kiện cho ứng cử viên tiếp xúc với cử tri để báo cáo với cử tri dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu...... việc vận động tranh cử này phải theo luật định, các ứng viên đều bình đẳng như nhau, không giới thiệu ai là người tự ứng cử, ai là người được tổ chức giới thiệu,…

Câu 2: Theo quy định của Pháp luật hiện hành thành viên của CP bao

gồm TTCP, các phó TTCP, Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan thuộc CP. Trả lời: Sai.

Vì Theo quy định của k1 điều 95 Hiến pháp 2013 thì thành viên của CP bao

gồm TTCP, các phó TTCP, Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan bộ.

Câu 3: Theo quy định của PL hiện hành thì CP chịu trách nhiệm trước

Qh, UBTVQH và CTN. Trả lời: Sai.

Vì theo quy định tại điều 94 HP 2013 thì CP chỉ chịu trách nhiệm trước QH mà

thơi, cịn đối với UBTVQH và CTN thì CP sẽ báo cáo công tác chứ không phải chịu trách nhiệm trước UBTVQH, CTN.

Câu 4: Theo quy định của PL hiện hành thì TTCP có quyền đình chỉ thi

hành và bãi bỏ các văn bản trái PL của HĐND cấp Tỉnh. Trả lời: Sai.

Vì theo quy định tại k4 điều 98 HP 2013 và k8 điều 20 Luật tổ chức Cp thì

TTCP chỉ có quyền đình chỉ thi hành văn bản trái PL của HĐND cấp tỉnh mà thơi, cịn bãi bỏ thì CP phải đề nghị UBTVQH bãi bỏ chứ khơng được tự mình bãi bỏ.

Câu 5: Theo quy định của PL hiện hành thì QH bầu ra CP.

Trả lời: Sai.

vì theo quy định của PL hiện hành thì QH thành lập ra CP chứ không phải bầu

ra CP.

Câu 6: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chỉ có Chính Phủ mới

có quyền trình dự án luật trước Quốc Hội. Trả lời: Sai.

Vì theo quy định tại điều 84 Hp 2013 thì các chủ thể như: Chủ tịch nước,

UBTVQH, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của QH, Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC, kiểm tốn nhà nước……… cũng c9ó quyền trình dự án luật trước QH.

Câu 7: Theo quy định của pháp luật hiện hành, CTN chỉ có quyền tham

dự các phiên họp của CP khi xét thấy cần thiết. Trả lời: Sai.

Vì theo quy định tại điều 90 HP 2013 thì chủ tịch nước có quyền tham dự các

phiên họp của CP, có nghĩa bất cứ lúc nào CP họp CTN cũng có quyền tham dự chứ khơng phải xét thấy cần thiết mới tham dự, đây là quyền của CTN.

Câu 8: Theo quy định của Pl hiện hành thì CTN phải cơng bố tất cả các

pháp lệnh của UBTVQH chậm nhất 10 ngày kể từ ngày các Pháp lệnh này được thông qua.

Trả lời: Sai.

Vì theo quy định tại khoản 1 điều 88 HP 2013 thì nếu CTN khơng tán thành với Pháp lệnh đó thì CTN có quyền đề nghị UBTVQH xem xét trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày pháp lệnh thông qua.

Câu 9: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì tất cả các thành viên của CP đều phải là Đại biểu QH.

Trả lời: Sai.

Vì theo quy định của PL hiện hành thì chỉ Thủ tướng Chính Phủ mới bắt buộc

là Đại biểu quốc hội, cịn các thành viên khác như Phó Thủ tướng Chính Phủ ……. Thì khơng bắt buộc là Đại biểu quốc hội.

Câu 10: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì CTN có quyền miễn

nhiệm, cách chức Thẩm phán TANDTC theo đề nghị của CATANDTC. Trả lời: Sai.

Vì theo k3 điều 88 HP 2013 thì CTN có quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách

chức Thẩm phán TANDTC nhưng căn cứ vào nghị quyết của QH.

Câu 11: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì VKS có hai chức

năng, đó là thực hành quyền cơng tố và kiểm sát chung. Trả lời: Sai.

Vì theo quy định của PL hiện hành thì VKS có 2 chức năng đó là thực hành

quyền cơng tố và kiểm sát hoạt động tư pháp chứ không phải là kiểm sát chung nữa.

Câu 12: Theo HP 2013 TAND và VKSND đều có nhiệm vụ bảo vệ cơng lý.

Trả lời: Sai.

Vì theo quy định tại k3 điều 102 HP 2013 thì TAND mới có nhiệm vụ bảo vệ

cơng lý….cịn VKSND có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người,…. Theo k3 điều 107 HP 2013.

Câu 13: Các bản HP của Việt Nam đều quy định độ tuổi của ứng cử viên

cho chức vụ CTN và bắt buộc phải là ĐBQH. Trả lời: Sai.

Vì khơng phải bản Hiến pháp nào của Việt Nam cũng quy định như vậy. Cụ thể ở hiến pháp 1946 là quy định độ tuổi của CTN là 35 tuổi trở lên (điều 62 HP 1946) không bắt buộc là ĐBQH chỉ cần là công dân Việt Nam, hiến pháp năm 1992 chỉ bắt buộc là ĐBQH chứ không quy định độ tuổi (Điều 102 HP 92), HP 2013 cũng chỉ quy định CTN bắt buộc là ĐBQH chứ cũng không quy định độ tuổi (điều 87 HP 2013). Vì vậy khơng phải bản hiến pháp nào của Việt Nam cũng quy định độ tuổi của ứng cử

viên cho chức vụ CTN và cũng đều bắt buộc ứng cử viên này phải là Đại biểu quốc hội.

Câu 14: Các bản hiến pháp của Việt Nam đều quy định việc thành lập hệ

thống Viện Kiểm Sát nhân dân. Trả lời: Sai.

Vì Việt Nam có 5 bản HP (HP 1946, HP 1959, HP 1980, HP 1992, HP 2013),

tuy nhiên không phải bản HP nào cũng quy định về việc thành lập hệ thống Viện Kiểm Sát nhân dân. Vì HP năm 1946 khơng quy định về việc thành lập hệ thống Viện Kiểm Sát nhân dân. HP 1946 chỉ quy định cơ quan tư pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hịa gồm có: Tịa án tối cao, Các tòa án phúc thẩm, các tòa án đệ nhị và tịa án sơ thẩm, khơng có Viện Kiểm Sát nhân dân (điều 63 HP 1946).

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn tập môn bộ máy NHÀ nước (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w