Khái niệm lỗi cố ý & các dạng lỗi cố ý.

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập môn luật hình sự phần chung (Trang 25 - 27)

a) Khái niệm:

Lỗi cố ý là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó, mong muốn hậu quả xảy ra hoặc không mong muốn nhưng phó mặc cho hậu quả xảy ra.

b) Các dạng lỗi cố ý:

Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

– Căn cứ vào thời điểm hình thành sự cố ý có thể phân biệt hai loại cố ý. Cố ý có dự mưu và cố ý đột xuất.

+ Cố ý có dự mưu là trường hợp người phạm tội đã có sự suy nghĩ, cân nhắc kĩ càng trước khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Tiêu chí Cố ý trực tiếp Cố ý gián tiếp Căn cứ

pháp lý Khoản 1 Điều 10 BLHS 2015 Khoản 2 Điều 10 BLHS 2015 Khái

niệm

Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy

Người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hộI nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của

hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốnhậu quả xảy ra;

hành vi đó có thể xẩy ra, tuy khơng mong muốnnhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra

Về mặt lý trí

Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội

Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội

Về mặt ý chí Sự lựa chọn hành vi phạm tội là sự lựa chọn duy nhất, chủ thể lựa chọn hành vi phạm tội vì chủ thể mong muốn hành vi đó

Người phạm tội không mong muốnhậu quả xảy ra, tức hậu quả xảy ra khơng phù hợp với mục đích phạm tội.

Tuy nhiên để thực hiện mục đích này, người phạm tội để mặc hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra Ngun nhân gây ra hậu quả Có sự cố ý Có sự cố ý Trách nhiệm hình sự

Cao nhất Cao hơn

Ví dụ

C và D xảy ra mâu thuẩn, C dùng dao đâm D với ý muốn giết D. Rõ ràng C ý thức được việc mình làm là nguy hiểm và mong muốn hậu quả chết người người xảy ra.

B giăng lưới điện để chống trộm đột nhập nhưng khơng có cảnh báo an tồn dẫn đến chết người. Dù B không mong muốn hậu quả chết người xảy ra nhưng có ý thức bỏ mặc hậu quả xảy ra nên đây là lỗi cố ý gián tiếp

+ Cố ý đột xuất là trường hợp người phạm tội vừa có ý định phạm tội đã thực hiện ngay ý định đó, chưa có sự cân nhắc kĩ.

– Cách 2: Căn cứ vào mức độ cụ thể của sự hình dung về hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, có thể phân biệt cố ý xác định và cố ý không xác định.

+ Cố ý xác định là trường hợp người phạm tội hình dung được một cách rõ ràng và cụ thể hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của họ gây ra.

+ Cố ý không xác định là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa hình dung được một cách cụ thể hậu quả đó.

Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó, tuy khơng mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập môn luật hình sự phần chung (Trang 25 - 27)