Lỗi hỗn hợp là trường hợp trong một CTTP có hai loại lỗi cố ý và vơ ý đối với các tình tiết khách quan khác nhau.
Về phương diện khoa học cho thấy điều kiện của hỗn hợp lỗi là trong một CTTP phải có ít nhất 2 hậu quả tương ứng với 2 hình thức lỗi cố ý và vơ ý.
Trong BLHS 2015, hỗn hợp lỗi có thể tồn tại trong CTTP tăng nặng và tồn tại trong rất nhiều CTTP cơ bản.
Ví dụ: CTTP cơ bản của tội trộm cắp tài sản tại Khoản 1, Điều 173 BLHS 2015 là trường hợp hỗn hợp lỗi, nếu tài sản trộm cắp dưới 2.000.000 đồng mà gây hậu quả nghiêm trọng. Trong CTTP cơ bản này, hậu quả tài sản bị chiếm đoạt trị giá dưới 2.000.000 đồng là lỗi cố ý, còn hậu quả nghiêm trọng khác là lỗi vơ ý.
3.2.2. Động cơ, mục đích của tội phạm
3.2.2.1. Động cơ phạm tội
Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội.
Cần phân biệt động cơ xử sự và động cơ phạm tội, chỉ trong một số trường hợp phạm tội vơ ý thì mới có động cơ sự xử cịn phần lớn đều là động cơ phạm tội, động cơ phạm tội cũng có thể thay đổi mức độ nguy hiểm của hành vi.
3.2.2.2. Mục đích phạm tội
Mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội.
Người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội đều hướng đến mục đích nhất định, thường là lỗi cố ý trực tiếp vì mong muốn gây ra tội phạm và đạt được mục đích. Một số trường hợp có mục đích nhưng đó chỉ là mục đích của hành vi vì người phạm tội hồn tồn khơng mong muốn thực hiện tội phạm hoặc họ không biết hành vi của mình có thể trở thành tội phạm hoặc biết nhưng khơng có mong muốn trở thành tội phạm.
Cũng cần phân biệt mục đích của tội phạm và hậu quả của tội phạm. Hậu quả là kết quả thực tế khi người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội để đạt được mục đích. Mục đích phạm tội là đặt ra trước còn hậu quả là kết quả của hành vi. Tất cả các trường hợp cố ý trực tiếp đều có mục đích phạm tội dù hậu quả đó xảy ra hay khơng.