Phân tích nhân tố khám phá

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến sự thay đổi chi phí đầu tư của các dự án đầu tư công ở tỉnh bến tre (Trang 35)

I. MÔ HÌNH HỒI QUY ĐA BIẾN

1. Phân tích nhân tố khám phá

Phương pháp nghiên cứu của đề tài thực hiện theo phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) để xác định mối quan hệ giữa các nhân tố có tác động đến sự thay đổi chi phí dự án đầu tư công. Cụ thể như sau:

- Bước 1: Kiểm định chất lượng thang đo

Sử dụng hệ số tin cậy Cronbach Alpha để đánh giá chất lượng của thang đo. Thang đo được đánh giá chất lượng tốt khi hệ số Cronbach Alpha của tổng thể lớn hơn 0.6 và có mối tương quan biến tổng (item-total correlation) lớn hơn 0.3 (Nunnally và Burstein, 1994), (được trích bởi Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007).

- Bước 2: Phân tích nhân tố khám phá EFA

Để mơ hình EFA đảm bảo tin cậy, ta phải thực hiện các kiểm định chính sau:

+ Kiểm định tính thích hợp của EFA: Sử dụng thước đo KMO (Kaiser – Meyer – Olkin measure) để đánh giá sự thích hợp của mơ hình EFA đối với ứng dụng vào dữ liệu thực tế nghiên cứu. Khi trị số KMO thỏa mãn điều kiện: 0,5 < KMO < 1 thì phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế.

+ Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện: Sử dụng kiểm định Bartlet để đánh giá các biến quan sát có tương quan với nhau trong một thang đo (nhân tố). Khi mức ý nghĩa của kiểm định Bartlet nhỏ hơn 0,05 là các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện.

+ Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố: Sử dụng phương sai trích (% cumulative variance) để đánh giá mức độ giải thích

của các biến quan sát đối với nhân tố. Trị số phương sai trích nhất thiết phải lớn hơn 50%.

- Bước 3: Phân tích hồi quy đa biến (xem phần mơ hình hồi quy)

Để mơ hình hồi quy đảm bảo khả năng tin cậy và hiệu quả, ta cần thực hiện các kiểm định sau:

+ Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy: Mục tiêu của kiểm định này nhằm xem xét biến độc lập tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc hay không (xét từng biến độc lập). Khi mức ý nghĩa của hệ số hồi quy từng phần có độ tin cậy ít nhất 95% (Sig. <0,05) ta kết luận tương quan có ý nghĩa thống kê giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.

+ Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình: Mục tiêu của kiểm định này nhằm xem xét có mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc hay khơng. Mơ hình được xem là không phù hợp khi tất cả các hệ số hồi quy đều bằng khơng và mơ hình được xem là phù hợp nếu có ít nhất mộ hệ số hồi quy khác không.

Giả thuyết: Ho: Các hệ số hồi quy điều bằng khơng. H1: Có ít nhất một hệ số hồi quy khác không

Sử dụng phân tích phương sai (Analysis of variance, ANOVA) để kiểm định. Nếu mức ý nghĩa đảm bảo có độ tin cậy ít nhất 95% (Sig. <0,05) thì ta chấp nhận giả thuyết H1 và mơ hình được xem là phù hợp.

+ Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến: Do tác giả đã phân tích nhân tố khám phá ở bước 2 nên các biến độc lập của mơ hình hồi quy sẽ khơng có hiện tượng đa cộng tuyến. Do đó, khơng cần phải thực hiện kiểm định này.

+ Kiểm định hiện tượng phương sai phần dư thay đổi: Phương sai của phần dư thay đổi là hiện tượng các giá trị phần dư có phân phối không giống nhau và giá trị phương sai không như nhau. Bỏ qua hiện tượng này sẽ làm cho ước lượng OLS của các hệ số hồi quy không hiệu quả, các kiểm định giả thuyết khơng cịn giá trị và các dự báo khơng cịn hiệu quả .Để kiểm tra hiện tượng này, ta sử dụng

kiểm định Spearman, nếu mức ý nghĩa (Sig.) của các hệ số tương quan hạng Spearman đảm bảo lớn hơn 0,05 thì ta kết luận phương sai phần dư không đổi.

2. Định nghĩa các biến số

- Biến sự thay đổi chi phí đầu tư (Y): Đây là biến phụ thuộc, sự thay đổi chi phí đầu tư là sự thay đổi chi phí đầu tư thực tế so với chi phí kế hoạch ban đầu của dự án. Mức độ thay đổi của chi phí đầu tư được tính như sau:

Y = (Y2-Y1)/Y1 * 100

Trong đó : Y1 là chi phí kế hoạch ban đầu, Y2 là chi phí đầu tư thực tế + Y > 0: Chi phí đầu tư thực tế lớn hơn chi phí kế hoạch ban đầu. + Y < 0: Chi phí đầu tư thực tế nhỏ hơn chi phí kế hoạch ban đầu. + Y = 0: Chi phí đầu tư thực tế bằng với chi phí kế hoạch ban đầu.

- Biến yếu tố chính sách (CS): biến này là biến thể hiện sự biến động hay sự ổn định của của chế độ chính sách, biến này bao gồm 03 yếu tố : chính sách về xây dựng, chính sách thuế, chính sách lương – tuyển dụng lao động. Hệ số hồi quy dự kiến là âm, thể hiện sự ổn định của chính sách càng cao thì sự thay đổi chi phí đầu tư sẽ càng thấp.

- Biến yếu tố kinh tế (KT): biến này là biến thể hiện sự biến động hay sự ổn định của môi trường kinh tế, biến này bao gồm 04 yếu tố: lạm phát, giá cả vật liệu, lãi suất, nguồn cung ứng vật tư. Hệ số hồi quy dự kiến là âm, thể hiện sự ổn định của môi trường kinh tế càng cao thì sự điều chỉnh chi phí xây dựng sẽ càng thấp.

- Biến yếu tố năng lực các bên có liên quan (NL): Biến này thể hiện năng lực của các bên tham gia vào quá trình xây dựng, biến này bao gồm 07 yếu tố: Nhân sự của chủ đầu tư, tài chính của chủ đầu tư, nhân sự của đơn vị tư vấn thiết kế, nhân sự của cơ quan thẩm định, nhân sự của nhà thầu, tài chính của nhà thầu, máy móc thiết bị của nhà thầu. Hệ số hồi quy dự kiến là âm, thể hiện năng lực của các bên tham gia càng cao thì sự điều chỉnh chi phí xây dựng sẽ càng giảm.

- Biến yếu tố đặc trưng dự án (ĐTDA): bao gồm 05 yếu tố là cơng trình giao thơng, cơng trình thủy lợi, cơng trình hạ tầng kỹ thuật, cơng trình dân dụng, và cơng trình khác. Biến này là biến định tính nhận giá trị 0 hoặc 1.

- Nhóm yếu tố về gian lận và thất thoát (GLTT): biến này là biến thể hiện mức độ gian lận và thất thoát trong xây dựng, biến này bao gồm 04 yếu tố: tham nhũng, trộm cắp, thất thoát, sự cấu kết gian lận giữa các bên. Hệ số hồi quy dự kiến là dương, thể hiện mức độ thất thốt càng cao thì sự điều chỉnh chi phí xây dựng sẽ càng cao.

- Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên (ĐKTN): biến này thể hiện điều kiện tự nhiên khi thực hiện dự án, biến này bao gồm 03 yếu tố: thời tiết, địa chất và thiên tai. Hệ số hồi quy dự kiến là âm, thể hiện mức độ ổn định của điều kiện tự nhiện càng cao thì sự điều chỉnh chi phí đầu tư sẽ càng giảm.

Bảng 3.1: Thang đo các biến số

STT BIẾN SỐ KÝ HIỆU

1 Nhóm yếu tố chính sách CS

1.1 Chính sách xây dựng CS1

1.2 Chính sách thuế CS2

1.3 Chính sách lương – tuyển dụng lao động. CS3

2 NHÓM YẾU TỐ KINH TẾ KT

2.1 Lạm phát KT1

2.2 Giá cả vật liệu KT2

2.3 Lãi suất KT3

2.4 Nguồn cung ứng vật tư KT4

3 Nhóm yếu tố năng lực các bên có liên quan NL

3.1 Nhân sự của chủ đầu tư NL1

3.2 Tài chính của chủ đầu tư NL2

3.3 Nhân sự của đơn vị tư vấn thiết kế NL3

3.5 Nhân sự của nhà thầu NL5

3.6 Tài chính của nhà thầu NL6

3.7 Máy móc thiết bị của nhà thầu NL7

4 Nhóm yếu tố về gian lận và thất thoát GLTT

4.1 Tham nhũng GLTT1

4.2 Trộm cắp GLTT2

4.3 Thất thoát GLTT3

4.4 Sự cấu kết gian lận giữa các bên GLTT4

5 Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên ĐKTN

5.1 Thời tiết ĐKTN1

5.2 Địa chất ĐKTN2

5.3 Thiên tai ĐKTN3

6 Nhóm yếu tố đặc trưng dự án ĐTDA

6.1 cơng trình dân dụng ĐTDA1

6.2 cơng trình giao thơng ĐTDA2

6.3 cơng trình thủy lợi ĐTDA3

6.4 cơng trình hạ tầng kỹ thuật ĐTDA4

6.5 Cơng trình khác ĐTDA5

3. Phương pháp chọn mẫu

Mẫu là tập hợp hay một nhóm các yếu tố được rút ra từ một tổng thể gồm tất cả các yếu tố đã biết hoặc chưa biết để từ đó có thể chọn ra một mẫu.

Đề tài nghiên nghiên cứu chọn mẫu theo cách đơn giản, số lượng mẫu sẽ gấp 5 lần số biến. Mơ hình nghiên cứu dự kiến có 21 biến, như vậy kích thước mẫu tối thiểu phải là 21 x 5 = 105 mẫu. Trong nghiên cứu này tác giả chọn 120 mẫu, tác giả chọn mẫu theo phương pháp thuận tiên.

Trong số các dự án có sự thay đổi chi phí đầu tư của tỉnh Bến Tre, để thuận tiện cho việc thu thập thông tin nên tác giả lựa chọn đa số các dự án có chủ đầu

tư là cơ quan cấp tỉnh, ngoài ra tác giả cũng chọn một số dự án có chủ đầu tư là Ủy ban nhân của một số huyện của tỉnh Bến Tre, hầu hết các dự án khảo sát là các dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Các dự án được lựa chọn tác giả khơng phân theo nhóm dự án (Nhóm A, B, C) và thời gian thi cơng bởi vì đa số các dự án nhóm A, B, C và thời gian thi công đúng tiến độ hay trễ tiến độ đều có sự thay đổi chi phí đầu tư.

4. Thang đo

Trong đề tài có sử dụng một số biến định tính để mơ tả nghiên cứu như : Chức vụ, thời gian thi cơng, loại hình dự án và đo bằng thang đo chỉ định.

Biến phụ thuộc là biến sự thay đổi chi phí đầu tư. Đối với biến độc lập là các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi chi phí đầu tư của các dự án đầu tư cơng, nghiên cứu dùng thang đo Liker (1÷5) để đo lường cảm nhận của đối tượng được khảo sát về thực trạng các thuộc tính trong hồn cảnh thực hiện xây dựng cơng trình của các yếu tố thành phần trong 5 nhóm yếu tố được giải thuyết gây ra sự thay đổi chi phí đầu tư.

5. Cách lấy dữ liệu

Nguồn cung cấp dữ liệu cho nghiên cứu bao gồm các nguồn thứ cấp và nguồn sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp được tham khảo từ Tổng cục thống kê, Cục thống kê tỉnh Bến Tre, Bộ Xây dựng, Internet…v.v sẽ cung cấp các chỉ số về lạm phát, giá vật tư qua các thời kỳ, tỷ lệ thất thoát trong xây dựng. Dữ liệu thứ cấp cũng được tham khảo một phần từ các nghiên cứu trước đây có liên quan đến chi phí đầu tư.

Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phiếu khảo sát, điều tra thu thập thông tin. Phiếu khảo sát, điều tra thu thập thông tin được gửi trực tiếp hoặc gián đến các đối tượng đã tham gia vào quá trình triển khai thực hiện dự án như: Chủ đầu tư, Trưởng/Phó ban quản lý dự án, Chỉ huy trưởng, giám sát, chủ nhiệm thiết kế….v.v. Các đối tượng được khảo sát điền một số thông tin vào phiếu khảo sát và trả lời một số câu hỏi bằng cách đánh dấu x vào ơ kết quả mà mình lựa chọn.

Dữ liệu được thu thập trong phạm vi của tỉnh Bến Tre đối với các dự án đã thực hiện trong giai đoạn 2006 – 2013.

6. Mô tả phiếu khảo sát, điều tra thu thập thông tin

Phiếu khảo sát, điều tra thu thập thơng tin gồm có 3 phần. Phần 1 là thơng tin cá nhân của các đối tượng được khảo sát. Phần 2 là các thông tin khái quát về dự án. Phần 3 là thông tin về những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi chi phí đầu tư, dữ liệu được thu thập thơng qua cảm nhận của người được phỏng vấn về thực trạng các yếu tố trong hoàn cảnh thực hiện dự án theo thang đo Liker ( 1÷5). Phiếu khảo sát, điều tra thu thập thông tin sử dụng trong nghiên cứu thể hiện ở Phụ lục 01 của luận văn.

- Nội dung phần 1:

+ Thâm niên công tác trong lĩnh vực xây dựng. + Trình độ học vấn. + Đơn vị cơng tác. + Chức vụ hiện tại. - Nội dung phần 2: + Chức vụ trong dự án. + Thơng tin về dự án. • Tên dự án.

• Địa điểm xây dựng. • Chi phí dự kiến ban đầu. • Chi phí thực tế .

• Tiến độ thực hiện dự án ban đầu. • Tiến độ thực tế của dự án.

+ Loại hình dự án •Cơng trình dân dụng •Cơng trình giao thơng •Cơng trình thủy lợi

•Cơng trình hạ tầng kỹ thuật •Cơng trình khác

- Nội dung phần 3: nội dung phần 3 sẽ tìm hiểu thơng tin về những yếu

tố ảnh hưởng đến sự thay đổi chi phí đầu tư, bao gồm các yếu tố được chú trọng để thu thập dữ liệu cho mơ hình nghiên cứu.

+ Nhóm yếu tố chính sách được ký hiệu là CS bao gồm 03 yếu tố CS1 đến CS3.

KT4.

+ Nhóm yếu tố kinh tế được ký hiệu là KT bao gồm 04 yếu tố KT1 đến

+ Nhóm yếu tố năng lực các bên liên quan được ký hiệu là NL bao gồm 07 yếu tố NL1 đến NL7.

+ Nhóm yếu tố về gian lận và thất thốt được ký hiệu là GLTT bao gồm 04 yếu tố GLTT1 đến GLTT4.

+ Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên được ký hiệu là ĐKTN bao gồm 03 yếu tố ĐKTN1 đến ĐKTN3.

+ Nhóm yếu tố đặc trưng dự án được ký hiệu là ĐTDA bao gồm 5 yếu tố ĐTDA đến ĐTDA5

Kết luận chương

Trong chương này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) để xác định mối quan hệ giữa các nhân tố có tác động đến sự thay đổi chi phí dự án đầu tư cơng.

Trước tiên sử dụng hệ số tin cậy Cronbach Alpha để loại các biến không phù hợp. Các biến bị loại bỏ nếu như có mối tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 và hệ số tin cậy Cronbach Alpha nhỏ hơn 0.6 . Sau đó sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, nếu tổng phương sai trích được lớn hơn 50% thì đạt u cầu.

Đồng thời, tác giả sử dụng mơ hình hồi quy đa biến để xác định các nhân tố ảnh hưởng đế sự thay đổi chi phí đầu tư của các dự án đầu tư cơng.

Ngồi ra, tác giả xác định cụ thể các biến số và cách thu thập số liệu để phân tích. Kết quả phân tích sẽ được thực hiện ở chương tiếp theo

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I. TỔNG QUAN VỀ TỈNH BẾN TRE

1. Vị trí địa lý

Bến Tre là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sơng Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 2.360 km2, được hợp thành bởi cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ thành. Tỉnh Bến Tre bao gồm có 08 huyện và 01 Thành phố, được giới hạn như sau:

- Điểm cực Nam nằm trên vĩ độ 9048’ Bắc, giáp tỉnh Trà Vinh. - Điểm cực Bắc nằm trên vĩ độ 10020’ Bắc, giáp tỉnh Tiền Giang. - Điểm cực Đông nằm trên kinh độ 106048’ Đông, giáp Biển Đông. - Điểm cực Tây nằm trên kinh độ 105057’ Đông, giáp tỉnh Vĩnh Long.

2. Khí hậu, thủy văn

Bến Tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Khí hậu, thủy văn có ảnh hưởng quan trọng đến việc đầu tư xây dựng, ảnh hưởng đến chi phí đầu tư. Chủ đầu tư phải tính tốn thận trọng từ khâu thiết kế dự án, lựa chọn vật liệu xây dựng đến lựa chọn biện pháp thi công phù hợp, nhất là các cơng trình thi cơng dưới nước.

3. Địa hình, địa chất

- Địa hình: Địa hình Bến Tre tương đối bằng phẳng, cao độ trung bình từ 1– 2m,

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến sự thay đổi chi phí đầu tư của các dự án đầu tư công ở tỉnh bến tre (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w