Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Một phần của tài liệu LUAN VAN PL DIEU CHINH RUI RO TRONG THANH TOAN LC - LE PHUONG ANH (Trang 52 - 53)

2.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các biện pháp

2.2.1 Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Xây dựng văn bản pháp luật riêng điều chỉnh hoạt động thanh tốn tín dụng chứng từ.

Như những nhận định ở trên, cho đến nay lĩnh vực thanh tốn bằng L/C vẫn chưa có một văn bản riêng nào điều chỉnh. Các văn bản hiện hành có giá trị pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh tốn tín dụng chứng từ đều quy định chưa cụ thể. Chính vì vậy, việc xây dựng văn bản pháp luật mới phù hợp với thực tiễn hoạt động phương tín dụng chứng từ tại Việt Nam cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế là định hướng cơ bản để hoàn thiện pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này. Việc xây dựng văn bản mới có thể theo hướng ban hành: Quy chế

thanh tốn tín dụng chứng từ. Đây là bước đầu tiên để hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động thanh tốn này. Quy chế thanh tốn tín dụng chứng từ là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực thanh toán bằng L/C. Nội dung của quy chế này có thể bao gồm các vấn đề như sau:

- Những quy định chung: các điều khoản về các định nghĩa, khái niệm L/C, đối tượng hoạt động thanh tốn, điều khoản giải thích từ ngữ,… - Những quy định về điều kiện thực hiện nghiệp vụ thanh toán bằng L/C - Những quy định về thủ tục thực hiện giao dịch thanh tốn tín dụng chứng

từ

- Những quy định về các biện pháp đảm bảo

- Những quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia - Những quy định về vi phạm và biện pháp xử lý vi phạm

Ngoài ra, việc xây dựng Quy chế thanh tốn tín dụng chứng từ phải đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam như: Luật các Tổ chức tín dụng, Luật thương mại, Luật các cơng cụ chuyển nhượng, Luật hải quan, Pháp lệnh ngoại hối,… Đồng thời phải phù hợp với thông lệ và tập quán uốc tế như: UCP, ISBP,…

Xây dựng hệ thống thông tin pháp luật và thị trường kinh tế của các quốc gia khác.

Một trong những nguyên nhân phát sinh rủi ro cho các chủ thể tham gia là sự biến động chính trị, kinh tế hay pháp luật của các nước đối tác. Chính vì vậy, việc thu thập thơng tin về sự thay đổi của thị trường, pháp lý của các quốc gia đó có một vai trị hết sức quan trọng. Thông qua hệ thống mạng Internet, phương tiện thông tin đại chúng và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở các nước đối tác tiến hành thu thập các thơng tin về kinh tế, chính trị và pháp luật xây dụng thành trung tâm thông tin. Các trung tâm thông tin này phải được công bố công khai để các ngân hàng các doanh nghiệp có hoạt động liên quan nắm rõ tình hình và triển khai các biện pháp hạn chể rủi ro trong thanh tốn tín dụng chứng từ.

Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động thanh tốn tín dụng chứng từ nói riêng và hoạt động thanh tốn quốc tế nói chung.

Nhà nước cần tiếp tục đưa ra các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế, củng cố và phát triển hệ thống tài chính, thị trường chứng khốn và hệ thống ngân hàng. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động thanh tốn tín dụng chứng từ, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro trong q trình hoạt động thanh tốn tín dụng chứng từ của ngân hàng thương mại. Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm.

Một phần của tài liệu LUAN VAN PL DIEU CHINH RUI RO TRONG THANH TOAN LC - LE PHUONG ANH (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)