Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu LUAN VAN PL DIEU CHINH RUI RO TRONG THANH TOAN LC - LE PHUONG ANH (Trang 53)

2.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các biện pháp

2.2.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước là một cơ quan quản lý trực tiếp về mặt tài chính, tiền tệ, tín dụng, thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương. Hoạt động thanh toán của các ngân hàng thương mại cũng chịu sự chi phối tác động trực tiếp của ngân hàng nhà nước. Vì vậy, để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ

của mình, đặc biệt là vấn đề hạn chế rủi ro trong thanh tốn tín dụng chứng từ, Ngân hàng Nhà nước cần :

Tổ chức tốt thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tạo điều kiện cho thị trường ngoại hối Việt Nam ngày càng phát triển và ổn định

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường trao đổi, cung cấp ngoại tệ nhằm giải quyết mối quan hệ về ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau. Qua thị trường này, nhà nước có thể điều hành tỷ giá một cách linh hoạt và chính xác. Theo đó hướng tới ổn định thị trường tiền tệ Việt Nam nhằm giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Để đạt được mục tiêu đó, Ngân hàng Nhà nước có thể thực hiện các biện pháp như sau: đa dạng hoá các loại ngoại tệ, các phương tiện thanh toán quốc tế được mua bán trên thị trường, đa dạng hoá các hình thức giao dịch như: mua bán giao ngay, mua bán kỳ hạn, mua bánn quyền chọn,... Tỷ giá thích hợp sẽ khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, góp phần mở rộng sản xuất trong nước. Các giải pháp này cũng chính là biện pháp thúc đẩy phát triển thanh tốn quốc tế nói chung và hạn chế rủi ro tỷ giá trong thanh tốn tín dụng chứng từ nói riêng.

Hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng trong toàn bộ hệ thống

Để thích ứng với xu hướng phát triển khơng ngừng của các ngân hàng thế giới là gắn các sản phẩm với cơng nghệ tin học hiện đại thì Ngành ngân hàng của nước ta mà đi đầu là ngân hàng Nhà nước cần phải có kế hoạch hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng theo hướng hội nhập vào cộng đồng thế giới. Vì vậy, Nhà nước cần mở rộng ứng dụng công nghệ khoa học tiên tiến trong mọi lĩnh vực hoạt động ngân hàng theo hướng hiện đại hoá, tự động hoá để đạt các mục tiêu cơ bản như: nâng cao năng lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực tiền tệ, thực thi điều hành hiệu quả chính sách tiền tệ, tỷ giá; tiếp tục xây dựng hệ thống quản lý ngân hàng theo hướng tập trung, phù hợp với xu thế hội tụ công nghệ áp dụng cho ngân hàng và tổ chức tín dụng.

Nghiên cứu ban hành các văn bản hướng dẫn thanh tốn tín dụng chứng từ

Ngân hàng Nhà nước cần có các văn bản pháp luật cụ thể hướng dẫn điều chỉnh hoạt động thanh tốn tín dụng chứng từ nói riêng và hoạt động thanh tốn quốc tế nói chung. Ở các nước thuộc hệ thống common law thì được phép áp dụng các tập quán pháp, án lệ trong giải quyết tranh chấp hay hạn chế rủi. Tuy nhiên, Việt Nam là một nước thuộc hệ thống civil law, không được áp dụng các tập quán pháp hay án lệ. Như vậy, với các rủi ro trong thực tiễn xảy ra, các biện pháp mà các chủ thể áp dụng để hạn chế thiệt hại và những bất cập vướng mắc trong q trình áp dụng thanh tốn tín dụng chứng từ hồn tồn có thể trở thành cơ sở để Ngân hàng Nhà nước làm căn cứ để ban hành các quyết định hướng dân một cách cụ thể cho hoạt động này và tham mưu cố vấn cho Chính phủ trong việc hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan, tránh sự xung đột giữa thông lệ quốc tế với các quy định trong nước về nghĩa vụ tái chính của ngân hàng trong nước và nước ngồi. Theo đó, tạo hành lang pháp lý cho các phương pháp hạn chế rủi ro cho các bên tham gia thanh toán, đồng thời phân định trách nhiệm nghĩa vụ của các bên trong tranh chấp phát sinh.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin Ngân hàng:

Xây dựng các trung tâm thơng tin đặc biệt là thơng tin và phịng ngừa rủi ro là một vấn đề quan trọng. Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm nhằm hướng dẫn hoạt động phịng chống rủi ro trong thanh tốn tín dụng một cách hiệu quả và mang tính chất hệ thống, cộng đồng hơn. Công khai các thông tin về rủi ro cho các ngân hàng, doanh nghiệp nhằm phổ biến kiến thức nhận biết rủi ro, nâng cao ý thức phòng ngừa một cách rộng rãi và hiệu quả hơn.

Phổ cập kiến thức về pháp luật tín dụng chứng từ và nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ thanh toán quốc tế.

Sau khi hồn thiện hệ thơng pháp luật tín dụng chứng thì cấn phải có một cơ chế đảm bảo những quy phạm pháp luật đó được hiểu đúng và được áp dụng chuẩn trong thực tiễn. Ở Việt Nam hiện nay, khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng, các doanh nghiệp thường có xu hướng ỷ lại vào ngân hàng trong việc tìm hiểu luật pháp quốc tế về tín dụng chứng từ. Điều này đã dẫn đến nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp. Như những tình huống đã đưa ra, một số doanh nghiệp

xuất khẩu khi nhận được thông báo L/C từ ngân hàng thông báo do không kiểm tra kỹ nội dung L/C nên kết quả là nội dung L/C có thể khơng thống nhất với hợp đồng mua bán, hoặc L/C chưa được kiểm tra tính xác thực mà doanh nghiệp đã chuẩn bị giao hàng. Các doanh nghiệp nhập khẩu nhiều khi lại cho rằng dùng L/C là đảm bảo nhận hàng theo đúng hợp đồng. Nhìn chung kiến thức và kinh nghiệm sử dụng phương thức tín dụng chứng từ cịn non yếu. Bên cạnh đó, cũng chưa ai dám khẳng định rằng ngân hàng thương mại Việt Nam đã trang bị đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm về phương thức thanh toán bằng L/C. Thực tiễn các rủi ro xảy ra trong thời gian gần đây một trong các nguyên nhân chính là ngân hàng chưa nắm rõ được các quy định cũng như kiến thức về phương thức thanh toán này.

Với thực trạng như vậy, một việc cần phải làm ngay là phổ cập kiến thức liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ cho các doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại. Việc này có thể được thực hiện bởi các cơ sở giáo dục đào tạo của Bộ Thương mại, Trường Đại học luật Hà Nội, Trường Đại học Ngoại thương, Phịng Thương mại Cơng nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Học viện ngân hàng,… Các kiến thức cần phổ cập có thể bao gồm:

- Luật pháp Việt Nam về lĩnh vực thanh toán quốc tế, đặc biệt là pháp luật về phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ như: Luật thương mại, luật các Tổ chức tín dụng, các văn bản dưới luật,…

- Các tập quán và thông lệ quốc tế

- Luật pháp của một số quốc gia khác trong lĩnh vực thanh tốn tín dụng chứng từ là đối tác của Việt Nam như: Mỹ, Anh, Úc,…

Ngồi ra, cũng cần lưu ý, ngơn ngữ trong hợp đồng, L/C, các chứng từ và văn bản trong thương mại quốc tế phần lớn đều bằng tiếng anh nên việc học tập tiếng anh là không thể thiếu và phải lồng ghép vào các nội dung nghiên cứu.

Hơn nữa phải thương xuyên cập nhật các thông tin quốc tế liên quan đến lĩnh vực thanh tốn quốc tế để nhanh chóng đưa ra các biện pháp hạn chể rủi ro kịp thời khi tình hình chính trị và kinh tế thay đổi.

Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát và đánh giá an toàn đối với hệ thống ngân hàng thương mại.

Phối hợp với các Bộ, ngành hồn thiện các quy trình, quy định cho hoạt động TTQT. Xây dựng các phương pháp kiểm tra, giám sát hoạt động TTQT của ngân hàng thương mại theo luật pháp nước ta và các chuẩn mực quốc tế.

2.2.3 Giải pháp cho các chủ thể tham gia thanh tốn tín dụng chứng từ

Quan điểm chủ đạo cần có trong hành động của các bên là giữ đạo đức kinh doanh và giữ uy tín đơng thời ngăn ngừa tối đa những rủi ro có thể xảy ra. Do đó, các biện pháp chung đối với các bên để hạn chế rủi ro khi tham gia vào phương thức tín dụng chứng từ là:

- Tìm hiểu kỹ về độ tin cậy của đối tác.

Đây có thể là tìm hiểu độ tin cậy của người mua, người bán, ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, và các ngân hàng khác,… Các bên cần tìm hiểu về uy tín trong kinh doanh, tình hình tài chính,… của bên đối tác. Ngân hàng phát hành phải tìm hiểu về người yêu cầu mở L/C để dánh giá rủi ro khơng hồn trả của người mua, tìm hiểu người bán để đánh giá khả năng thực hiện hợp đồng, độ thiện chí và trung thực trong quan hệ hợp tác bn bán. Người mua phải tìm hiểu về ngân hàng phát hành và người xuất khẩu đê đánh giá năng lực và kinh nghiệm kinh doanh dịch vụ L/C. Người bán phải tìm hiểu ngân hàng phát hành để đánh giá về khả năng thực hiện cam kết trả tiền. Việc tìm hiểu này có thể được thực hiện qua các ngân hàng, cac công ty vận tải giao nhận, các công ty tư vấn, tổ chức thương vụ các đại sứ qn, phịng thương mại cơng nghiệp các nước có đối tác,… Việc tìm hiểu ban đầu này là rất cần thiết và có hiệu quả lớn trong ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra như hành vi lừa đảo,… bởi một điều đã được minh chứng qua thực tiễn là một đối tác có uy tín và sẽ thực hiện đúng luật.

- Phát hiện tính bất thường của hợp đồng.

Các bên nên thận trọng khi hai bên ký kết hợp đồng ở một số vấn đề như: lãi cao bất thường, không thực tế, rủi ro thấp hoặc hầu như khơng có; giao dịch q phức tạp; cố tình đưa tên các tổ chức có uy tín mà khơng liên quan vào hợp

đồng như IMF, FED, World bank,… Tuy nhiên các yếu tố bất thường là rất đa dạng ve khó hệ thống hóa. Vì vậy, các bên phải liên tục học hỏi và tìm hiểu kinh nghiệm để phát hiện các điểm bất thường trong hợp đồng nhằm tránh các rủi ro có thể xảy ra do sai sót khi kiểm tra không kỹ nội dung của hợp đồng.

- Đảm bảo cho hợp đồng và L/C có nội dung đầy đủ, chặt chẽ về khía cạnh kỹ thuật và pháp lý.

Hợp đồng có nội dung đầy đủ, chặt chẽ về khía cạnh pháp lý cũng như kỹ thuật là yêu cầu quan trọng đối với giao dịch mua bán ngoại thương. Trong giao dịch thanh tốn tín dụng chứng từ nên them các yêu cầu đối với L/C theo như tinh thần của UCP, bao gồm đủ các mục cần thiết, nội dung các mục theo quy định UCP và phải trích dẫn đầy đủ rõ ràng áp dụng theo UCP nào.

KẾT LUẬN

Phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ là một hình thức thanh tốn phổ biến, an toàn và hiệu quả trong quan hệ ngoại thương. Đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển và mở rộng hơn nữa để hội nhập cùng các nước trên thế giới. Cùng với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng thanh tốn tín dụng chứng từ thì gia trị thiệt hại xuất phát từ nguyên nhân rủi ro cũng tăng lên đáng kể. Trươc tình hình đó, việc hồn thiện pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro là một yêu cầu cấp thiết.

Khoá luận đã tập trung nghiên cứu các vấn đề về rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro trong pháp luật thanh tốn tín dụng chứng từ. Các vấn đề lý luận cơ bản về phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ, các loại rủi ro, nguyên

nhân phát sinh và các biện pháp hạn chế trong hoạt động thanh toán này. Các vấn đề pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong thanh tốn tín dụng chứng từ đã được khố luận tập trung tìm hiểu, phân tích và đánh giá những khó khăn bất cập trong thực tiễn áp dụng. Qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn đó, khố luận đã đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan nhà nước, ngân hàng nhà nước và các chủ thể tham gia thanh tốn tín dụng chứng từ về việc xây dựng hệ thông pháp luật và quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Do giới hạn về kiến thức, thời gian và kinh nghiệm, khố luận khơng thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp bổ sung của thầy cô giáo cho những vấn đề lý luận và thực tiễn để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu LUAN VAN PL DIEU CHINH RUI RO TRONG THANH TOAN LC - LE PHUONG ANH (Trang 53)