Lý thuyết chi phí đại diệ n( Agency Theory)

Một phần của tài liệu Đánh giá yếu tố tác động đến việc trình bày báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 38)

29 2.6 Lý thuy ết nền

2.6.1. Lý thuyết chi phí đại diệ n( Agency Theory)

Jensen & Meckling (1976) đã định nghĩa lý thuyết đại diện là chỉ mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm (nhà đầu tư, chủ sở hữu..) và bên được ủy nhiệm ( nhà quản lý), trong đó bên

được ủy nhiệm sẽ đại diện cho bên ủy nhiệm quản lý DN, thực hiện các công việc được ủy nhiệm.

Một nghiên cứu khác của Fama & Jensen (1983) kết luận rằng trong một cơng ty có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và kiểm sốt, nói cách khác là người sở hữu thực sự của công ty không tham gia vào việc quản lý cơng ty. Nhà quản lý có nhiều thơng tin hơn về tình hình cơng ty và họ sẽ dùng quyền quản lý để trục lợi cho bản thân họ. Chi phí đại diện xảy ra giữa các chủ thể: HĐQT – giám đốc, tổng giám đốc – giám đốc chi nhánh, người thuê lao động – người lao động. Hai bên đều mong muốn tối đa hóa lợi ích của mình, trong khi cổ đơng mong muốn tối đa hóa lợi ích của mình thơng qua tăng giá trị doanh nghiệp, còn đối với nhà quản lý thì mong muốn tối đa hóa thu nhập. Gây ra xung đột lợi ích, kèm theo thơng tin bất cân xứng, làm nảy sinh những nguy cơ khiến cho hiệu quả hoạt động của DN không đạt mức tối ưu, gây thiệt hại cho các NĐT. Nhà quản lý là người trực tiếp điều hành hoạt động của DN nên chủ động trong việc nắm bắt thông tin của DN và có thể thực hiện những hành động và quyết định nhằm tối đa hóa lợi ích của mình nhưng lại làm tổn hại đến lợi ích của NĐT. Trong khi đó NĐT, cổ đơng khơng trực tiếp quản lý DN nên ít có cơ hội tiếp cận thông tin trực tiếp từ DN để ra quyết định, bị động trong thu thập thơng tin của DN. Nhà quản lý có thể khai khống doanh thu, khai thiếu chi phí làm tăng lợi nhuận ảo DN để hồn thành chỉ tiêu lợi nhuận cổ đơng đề ra, như vậy sẽ làm thơng tin trình bày trên BCBP khơng cịn trung thực chính xác và đáng tin cậy. Những tổn thất gây ra trong trường hợp này được gọi là chi phí đại diện. Và mâu thuẫn lợi ích giữa người ủy nhiệm và người được ủy nhiệm bất cân xứng thông tin tạo ra chi phí đại diện.

Jensen & Meckiling (1976) chia chi phí đại diện làm ba loại gồm: + Chi phí giám sát

+ Chi phí liên kết + Các chi phí khác

Chi phí đại diện sẽ được giảm thiểu bằng cách bên ủy nhiệm sẽ chủ động khuyết khích bằng vật chất và chi phí vật chất cho người được ủy nhiệm để khuyến khích và tạo ra động lực cho người được ủy nhiệm hành động vì mục tiêu chung của DN., công bố nhiều thông tin tự nguyện hơn. Bằng việc trả lương và thưởng theo hiệu quả công việc, theo kết quả hoạt động kinh doanh của DN bằng các hình thức như: thưởng bằng cổ phiều, giáo dục ý thức tự trọng nghề nghiệp, các danh hiệu thi đua, cơ hội thăng tiến. Thiết kế hệ thống kiểm soát trong nội bộ DN để hoạt động hiệu quả hơn.

Chi phí đại diện sẽ giảm khi DN cơng bố thơng tin BCBP nhiều hơn thì sẽ làm giảm bất cân xứng thông tin giữa cổ đơng và nhà quản lý. Liên quan đến chi phí đại diện thì những nhân tố liên quan tới mức độ phân tán quyền sở hữu. Khi DNNY có chi phí đại diện càng cao sẽ làm cho CLTTKT thấp do hiện tượng bất cân xứng thông tin làm cho các thông tin được DNNY công bố ra khơng cịn đáng tin cậy nữa, do nhà quản lý vì lợi ích của mình có thể điều khiển thông tin DN theo lợi ích cá nhân. Tóm lại từ lý thuyết đại diện tác giả sẽ nghiên cứu các nhân tố: Mức độ phân tán quyền sở hữu, địn bẫy tài chính là nhân tố tác động đến trình bày thơng tin BCBP thơng qua lý thuyết chi phí đại diện.

2.6.2. Lý thuyết dấu hiệu ( Signaling theory)

Lý thuyết tín hiệu mơ tả hành vì khi hai bên ( cá nhân hoặc tổ chức) có thể truy cập thơng tin khác nhau. Thơng thường, một bên là người gửi tín hiệu sẽ tìm cách gửi các thơng tin ( tín hiệu) và bên nhận thông tin sẽ phải chọn cách nào để giải thích những thơng tin đó. Lý thuyết dấu hiệu về cơ bản có liên quan đến việc làm giảm thơng tin bất cân xứng giữa hai bên.

Giả định thơng tin khơng bằng nhau và khơng có sẵn cho các bên liên quan cùng một lúc. Thơng tin bất cân xứng có thể dẫn đến lựa chọn bất lợi cho NĐT với kết quả đạt được là một giá trị thấp cho một chính sách đầu tư. Vì vậy, các cơng ty CBTT ra thị trường một cách tự nguyện và đưa các tín hiệu đến NĐT. CBTT là một trong những công cụ mà các công ty dùng để tạo ra sự khác biệt về chất lượng hoạt động của công

ty này so với công ty khác. Thơng tin tài chính được sử dụng như là một cơng cụ truyền tín hiệu đến thị trường hiệu quả.

Kết quả tài chính của cơng ty là dấu hiệu được gửi đi cho các nhà NĐT để xem xét và quyết định đầu tư. Dấu hiệu này là nền tảng cho chính sách truyền thơng của công ty. Chất lượng các thông tin được công bố hay chất lượng BCTC là tín hiệu tạo niềm tin cho NĐT, để thuyết phục các NĐT rằng các thông tin được công bố là đáng tin cậy và minh bạch. Các DN bằng các hoạt động như kiểm tốn BCTC bởi cơng ty kiểm toán, thuê chuyên gia để giám định thơng tin, tránh sai sót gian lận trong thơng tin kế tốn.. để tạo độ tin cậy cho BCTC, các thơng tin mà DN cơng bố và đó là tín hiệu để thuyết phục NĐT về cơng bố thơng tin BCBP. Như vậy DN có quy mơ lớn và khả năng sinh lời cao thì mức độ trình bày thơng tin BCBP sẽ cao hơn DN khác. Do đó, theo lý thuyết dấu hiệu, DN có quy mơ lớn muốn thu hút vốn đầu tư để thực hiện dự án, sẽ cung cấp tín hiệu là CLTTKT trên BCTC cao, được kiểm tốn bởi cơng ty danh tiếng để có thể tăng niềm tin cho NĐT nhằm thu hút vốn đầu tư.

2.6.3. Lý thuyết chi phí sở hữu ( Proprietary cost theory)

Lý thuyết chi phí sở hữu được coi là một trong những hạn chế quan trọng nhất trong công bố công tin (CBTT). Những bất lợi trong cạnh tranh sẽ ảnh hưởng đến quyết định cung cấp thông tin riêng tư của DN. Các DN nhỏ rất nhạy cảm trong CBTT, nều CBTT quá nhiều sẽ gây bất lợi và làm tổn hại đến lợi thế cạnh tranh của DN vừa và nhỏ trên thị trường (Singhvi & Desai,1971, Ginner 1995), qua đó cho thấy rằng mức độ cơng bố thơng tin tăng thì chi phí sở hữu càng tăng, khi đó nhà quản lý có xu hướng sẽ cơng bố thơng tin khơng đáng tin cậy.

Lý thuyết chi phí sở hữu xem xét lợi ích và chi phí của việc công bố thông tin hay khơng cơng bố thơng tin. Những chi phí này khơng chỉ bao gồm chi phí cho việc chuẩn bị và công bố các thông tin kế tốn, mà cịn bao gồm chi phí liên quan khác như: Thông tin của công ty bị các đối thủ cạnh tranh nắm bắt gây bất lợi trong kinh doanh… Do đó, cơng bố thơng tin báo cáo bộ phận có thể ít do DN cố tình che giấu thơng tin,

khơng cơng bố thơng tin chính xác đáng tin cậy do áp lực bị cạnh tranh và chi phí cao hơn so với lợi ích của cơng bố thơng tin. Lý thuyết chi phí sở hữu ảnh hưởng đến các yếu tố mức độ phân tán quyền sở hữu của các cổ đơng thiểu số.

2.7. Các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, tác giả đề xuất các giả thuyết nghiên cứu cho đề tài như sau:

2.7.1. Mức độ trình bày báo cáo bộ phận

Biến phụ thuộc – mức độ trình bày báo cáo bộ phận (SDS – Segment Disclosure score) Các thông tin bộ phận thường được sử dụng để đánh giá rủi ro, dự đoán khả năng sinh lời từ đầu tư và thơng qua đó dự đốn giá cổ phiếu. Do vậy số lượng các thơng tin được trình bày trong báo cáo bộ phận càng tăng thì tính hữu ích của báo cáo bộ phận cho các nhà đầu tư càng tăng. Người viết đo lường mức độ trình bày báo cáo bộ phận dựa vào số điểm đạt được của báo cáo bộ phận. Theo VAS 28, các chỉ tiêu chính cần trình bày trên báo cáo bộ phận gồm: doanh thu, lãi/lỗ, tài sản, nợ phải trả bộ phận, tổng chi phí khấu hao TSCĐ và phân bổ chí phí trả trước dài hạn của bộ phận trong niên độ đã được tính trong chi phí để tính kết quả bộ phận, tổng chi phí đã phát sinh trong niên độ để mua tài sản cố định. Mỗi chỉ tiêu được trình bày sẽ được tính một điểm, SDS là tổng số điểm mà báo cáo bộ phận đó đạt được. Khi có sự khác biệt về số lượng chỉ tiêu giữa các bộ phận khác nhau trong một cơng ty thì số bình qn của các chỉ tiêu báo cáo sẽ được sử dụng để đo lường chất lượng thông tin của tất cả các bộ phận.

2.7.2. Quy mơ cơng ty

Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy có sự liên quan giữa quy mơ cơng ty với mức độ trình bày báo cáo bộ phận. Các cơng ty lớn thường có xu hướng trình bày nhiều các thơng tin trên báo cáo bộ phận hơn các cơng ty nhỏ. Có thể có 3 nguyên nhân dẫn đến mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô công ty và mức độ trình bày BCBP. Thứ nhất, các cơng ty lớn bị ảnh hưởng của nhiều quy định pháp lý và can thiệp của chính phủ hơn các cơng ty nhỏ. Thứ hai, chi phí thu thập thơng tin sẽ thấp hơn đối với các

cơng ty nhỏ vì các cơng ty này có hệ thống báo cáo nội bộ chi tiết và đầy đủ hơn. Thứ ba, các công ty nhỏ thường dấu bớt các thơng tin nhạy cảm vì nếu trình bày tồn bộ các thơng tin thì có thể làm ảnh hưởng xấu để khả năng cạnh tranh của họ. Chi phí phát sinh do sự tách biệt người quản lý và chủ sở hữu (lý thuyết đại diện – agency cost) sẽ lớn hơn ở các cơng ty lớn do đó họ có động lực làm giảm các chi phí này. Một cách để làm giảm các chi phí này là trình bày các thơng tin kế toán nhiều hơn. Dựa trên các lập luận này giả thiết đầu tiên sẽ được thiết lập:

H1: Có mối quan hệ dương giữa Quy mơ cơng ty và Mức độ trình bày BCBP

2.7.3. Địn bẩy tài chính

Một số các nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên hệ giữa mức độ trình bày BCBP và địn bẫy tài chính của cơng ty như Alfaraih, M. M., & Alanezi, F. S. (2011), Lucchese, M. (2012) và Prencipe(2004). Các cơng ty có địn bẩy tài chính cao thường sẽ trình bày nhiều thơng tin hơn để đáp ứng yêu cầu thông tin của chủ nợ. Trong các nghiên cứu, lý thuyết người đại diện thường được sử dụng để giải thích cho động lực khiến các nhà quản lý của các cơng ty có tỷ số nợ cao trình bày nhiều thuyết minh hơn và các công ty với tỷ lệ nợ cao là các cơng ty có chi phí người đại diện sẽ cao hơn so với các cơng ty có tỷ lệ nợ thấp do đó mà các nhà quản lý sẽ phải nỗ lực làm giảm chi phí này xuống. Với càng nhiều thơng tin cung cấp cho chủ nợ, họ sẽ đáp ứng được những đòi hỏi về thơng tin của họ để đảm bảo có thể duy trì các khoản nợ trong dài hạn và ít bị chủ nợ áp dụng các điều kiện ngặt nghèo đối với các khoản vay. Dựa trên lập luận, giả thiết được đưa ra là:

H2: Có mối quan hệ dương giữa Địn bẩy tài chính và Mức độ trình bày BCBP

2.7.4. Phân tán quyền sở hữu

Quyền sở hữu của công ty càng phổ biến trong các nhà đầu tư trên thị trường thì khoản cách giữa người sở hữu và người quản lý, điều hành công ty càng lớn, dẫn đến tình trạng thơng tin bất cân xứng giữa hai đối tượng này càng cao. Việc báo cáo thông tin bộ phận, cũng giống như tất cả thơng tin kế tốn tài chính khác,được nhận định là một

biện pháp để giảm thiểu sự bất câu xứng thông tin. Việc tồn tại mối quan hệ giữa quyền sở hữu phân tán và việc cung cấp thông tin bộ phận đã được chứng thực trong các nghiên cứu trước đây của McKinnon, J. L., & Dalimunthe, L. (1993) và Wan- Hussin, W. N. (2009). Vì vậy, giả thuyết được đặt ra là:

H3: Có mối quan hệ dương giữa Phân tán quyền sở hữu và Mức độ trình bày BCBP

2.7.5. Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời được xem là một chỉ tiêu biểu thị cho chất lượng của khoản đầu tư. Do đó, nhà đầu tư ln muốn có càng nhiều thơng tin chi tiết về hoạt động của công ty nhằm giảm thiểu rủi ro từ thị trường, từ đó tăng khả năng sinh lời. Mặt khác, việc cung cấp nhiều thông tin chi tiết sẽ đặt cơng ty vào tình thế bất lợi cạnh tranh cao hơn. Như vậy, có một mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và việc cung cấp thông tin bộ phận. Các nghiên cứu trước Kelly, G. J. (1994), Prencipe, A. (2004) đã cho thấy có mối quan hệ tỷ không thuận chiều giữa khả năng sinh lời và mức độ trình bày bộ BCBP của cơng ty, giả thuyết có thể đặt ra là:

H4: Có mối quan hệ âm giữa Khả năng sinh lời và Mức độ trình bày BCBP

2.7.6. Cơng ty kiểm tốn

Theo quy định về công bố thơng tin trên TTCK của Bộ tài chính, các cơng ty niêm yết phải công bố thông tin về BCTC đã được kiểm tốn bởi các cơng ty kiểm toán được chấp thuận. Quy định này nhằm tăng tính trung thực và chính xác của số liệu BCTC, đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng thông tin. Nghiên cứu Prather-Kinsey, J., & Meek, G. K. (2004) đã chỉ ra mối quan hệ thuận chiều giữa các cơng ty được kiểm tốn bởi BIG 4 và mức độ trình bày báo cáo bộ phận. Do đó, tác giả nhận định việc lập BCBP của cơng ty niêm yết có sự tác động bởi cơng ty kiểm toán. Trong phần khảo sát, tác giả phân loại các cơng ty kiểm tốn thành hai nhóm: các cơng ty Big4( bao gồm EY, Deloitte, KPMG, và Pricewaterhouse Coopers) và các cơng ty khơng thuộc nhóm Big4 ( gọi tắt là non-Big4).

H5: Có mối quan hệ dương giữa các cơng ty được kiểm tốn bởi BIG 4và Mức độ trình bày BCBP

2.7.7. Mức độ tăng trưởng

Trong nghiên cứu về chi phí sở hữu và yếu tố ảnh hưởng mức độ công bố báo cáo bộ phận tại các công ty niêm yết Italia, Prencipe, A. (2004) đã phát hiện khi thị trường tăng trưởng tốt thì chúng ta sẽ quan sát lợi nhuận làm gia tăng các đối thủ mới làm cho chi phí giải quyết chúng tăng lên. Do đó, việc cơng bố nhiều các thơng tin bộ phận sẽ gây thiệt hại cho công ty trong việc cạnh tranh thị trường.

Giả thuyết H6: Có mối quan hệ âm giữa Sự tăng trưởng và Mức độ trình bày BCBP.

2.7.8. Rủi ro thị trường

Tác giả xác định nhân tố rủi ro thị trường được đo bằng hệ số beta có thể là một yếu tố quyết định mức độ công bố thông tin bộ phận. Các nghiên cứu trước Dhaliwal (1997), Lucchese, M., & Di Carlo, F. (2012) chỉ ra rằng sự phụ thuộc của từng loại thị trường trong các hoạt động của các công ty ( rủi ro cao hoặc rủi ro thấp), có thể làm gia tăng và giảm bớt mức độ công bố thông tin đến các cổ đơng. Do đó, chúng ta có thể đưa ra giả thuyết là:

QUY MƠ CƠNG TY

ĐỊN BẨY TÀI CHÍNH

H1 (+) H2 (+) PHÂN TÁN QUYỀN SỞ HỮU

H3 (+) KHẢ NĂNG SINH LỜI H4 (-)

H5 (+) CƠNG TY KIỂM TỐN H6 (-) H7 (+) MỨC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG RỦI RO THỊ TRƯỜNG

Qua đó, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu như sau:

MỨC ĐỘ TRÌNH BÀY BÁO CÁO

BỘ PHẬN

Số lượng chỉ tiêu trình bày báo cáo bộ phận

Một phần của tài liệu Đánh giá yếu tố tác động đến việc trình bày báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w